Tìm hiểu về máy in phun Fine Art cơ bản

tuanlionsg
1/8/2020 4:35Phản hồi: 16
Tìm hiểu về máy in phun Fine Art cơ bản
Nếu bạn từng ghé thăm một triển lãm ảnh hay bảo tàng nghệ thuật, có lẽ bạn đã thấy những nghệ sĩ đương đại đang thể hiện tác phẩm ảnh của họ càng ngày càng nhiều và quy mô hơn. Với những cải tiến trong ngành in kỹ thuật số, càng ngày càng dễ tạo ra những bức hình khổ lớn trên nhiều chất liệu mặt phẳng, dễ hơn rất nhiều so với việc in ảnh trong phòng tối trước đây (kỹ thuật rọi/phóng ảnh). Điều này dẫn tới sự bùng nổ cho việc thể hiện các tác phẩm ảnh in cỡ lớn trong vô số hình thức khác nhau. Trong khuôn khổ bài này, từ Fine Art (“in ấn mỹ thuật”) được sử dụng để ám chỉ nhiếp ảnh được tạo ra bằng các công cụ phi truyền thống với khổ lớn.

Với máy in phổ thông, bạn vẫn có thể có được chất lượng in xuất sắc rồi, còn đây là nội dung muốn hướng bạn đến những chiếc máy in chuyên nghiệp trong phòng lab và các nghệ sĩ muốn đạt đến chất lượng hình ảnh cao nhất mà nó có thể tạo ra, với cách tiếp cận cơ bản cho người mới tìm hiểu mà thôi.


Trước khi đi vào đề tài này, chúng ta có thể hỏi: Liệu có thể dùng kết quả cuối cùng để giải thích cho quá trình thực hiện không? Chi phí in theo nhu cầu đang càng ngày càng cao, dù bạn làm theo cách nào đi nữa. Ví dụ, một bản in đơn 44 x 72" có thể có chi phí lên từ vài triệu đến chục triệu đồng tùy cấp độ chất liệu và chất lượng bản in, nếu bạn in nó trong lab chuyên nghiệp. Trong khi chi phí cho chiếc máy in có khả năng in bản rộng 44" là khoảng $3,000 (giá tham khảo trung bình thôi), chi phí này bao gồm cả mực, giấy, và chế độ bảo trì - chưa kể đến các phụ kiện liên quan và các vật tư kèm theo. Nếu bạn chỉ có ý định thực hiện vài bản in thôi, in tại lab hoặc tiệm in nào đó có lẽ sẽ hợp lý hơn nhiều. Tuy nhiên, nếu bạn có ý định tự in số lượng lớn, ở một mức nào đó, bạn sẽ tiết kiệm chi phí hơn nếu tự in tại nhà. Lý do mình viết điều này, là vừa rồi có cậu em đang muốn đầu tư thiết bị in để kinh doanh ngành ảnh, nhưng đắn đo quá nhiều không quyết định được.

0-1533737756_img_1042750.jpg

Bên cạnh chi phí, một yếu tố khác bạn cần xem xét là không gian. Chuyện tạo ra bản in lớn 60” tại nhà nghe có vẻ hoành tráng đấy, cho đến khi bạn (và những người sống cùng nhà) nhận ra rằng một chiếc máy in lớn chiếm mất không gian bằng với một chiếc sofa - trong khi bạn lại không thể ngồi lên đó để tận hưởng gì hết. Cách tốt nhất để in khổ lớn là có một phòng in chuyên biệt trong nhà, hoặc trong không gian của studio riêng. Nếu chưa sẵn sàng cho việc này, bạn cần xem xét lại, về lâu về dài có rất nhiều phiền toái, chưa kể an toàn môi trường sinh hoạt.

Rồi sao nữa? Tiếp đến là cái màn hình. Phả nói cái đầu tiên trong quy trình in đó là màn hình. Màn hình In-Plane Switching (IPS) có góc nhìn rộng và tái tạo màu sắc chân thực, nên IPS rất lý tưởng khi sử dụng trong việc in ấn. Dải màu sắc mà một chiếc máy có thể tái tạo, hay còn gọi là color gamut (gam màu), là yếu tố rất quan trọng. Hãy chắc chắn rằng gamut trên máy in của bạn có độ bao phủ cao cho không gian màu Adobe RGB, phù hợp với việc in ấn.

1-1532629278_1425544.jpg

Tiếp đến là việc cân màu màn hình, dù bạn có chọn màn hình nào đi nữa, bạn cũng cần đảm bảo rằng nó được hiệu chỉnh chính xác. Kể cả những loại màn hình tốt nhất cũng có thể có lỗi vì một vài lý do xảy đến trong thời gian sử dụng. Có rất nhiều thiết bị cân màu trên thị trường, từ đơn giản như mì ăn liền, cho đến những loại được thiết kế chuyên dụng cho việc cân màu màn hình. Trên Camera Tinhte mình từng cho các bài giới thiệu và hướng dẫn dùng các bảng màu datacolor để lấy mẫu màu chuẩn cho ảnh và thiết bị cân màu màn hình rồi.

Về chi phí mực in, cũng cần tính trước. Thường thì bạn thấy máy in phổ thông từ 4 đến 6 hộp mực, máy in khổ lớn dùng đến 12 hộp mực. Điều này đồng nghĩa với việc máy in sẽ cho bạn tái tạo màu sắc xác thực hơn, nhưng cũng đi kèm với việc “viêm màng túi” nhiều hơn! Khi bạn thực hiện bản in lớn, các hộp mực cũng sẽ có dung tích lớn hơn. Thường thì, các máy in phổ thông sẽ có dung tích mực vào khoảng 50-80mL, trong khi máy in khổ lớn có dung tích mực khoảng 220-350mL. Thử tính mà xem. Luôn nhớ kiểm tra trước xem tổng chi phí để bạn thay thế toàn bộ hộp mực cho một máy in trước khi bạn bỏ tiền mua chiếc máy đó. Và bạn cũng luôn cần có 1 hay 2 hộp mực dư phòng lúc cần sửa chữa nữa. Sẽ chẳng có gì vui khi bắt đầu một dự án mà lại chẳng thấy hình in của mình đâu, thay vào đó lại toàn là thay mực và sửa máy in.

2-1467130870_1259008.jpg
imagePROGRAF PRO-4000 44" máy in phun khổ lớn chuyên nghiệp của Canon - sử dụng 12 hộp mực


Về việc mực và giấy phù hợp. Ngoài việc cung cấp các màu ở tầm trung (Ví dụ như màu lục lam, lục lam nhạt, v.v), máy in khổ lớn còn có thêm tông màu xám giúp cho việc in đen trắng tốt hơn và giảm thiểu khả năng bị đổi màu. Bạn cũng sẽ để ý rằng có 2 màu đen: photo black (PBK) - đen ảnh và matte black (MBK) - đen nhám. Đen cho ảnh được thiết kế để in trên giấy bóng, nửa bóng, và giấy ánh nhũ, còn đen nhám thì chỉ chuyên in trên giấy nhám. Vậy nên việc chỉ định một loại giấy mà bạn sẽ in là rất quan trọng. Sử dụng mực PBK trên giấy nhám sẽ cho ra sản phẩm với màu bị phai. Mặt khác, mực MBK sẽ không bám được lên giấy bóng, và sẽ giấy bị lau đi, nên khi ra sản phẩm sẽ rất mờ, và còn có màu loang lỗ nữa.

2a-imageprograf_pro-2000_specification_intro.jpg

Quảng cáo



Chọn giấy in cho cá nhân. Đây cũng nên để ý rằng một số loại máy in cũ hơn chỉ có một kênh cho mực đen thôi, vậy nên bạn sẽ cần phải tráng sạch hệ thống máy và đổi hộp mực cho mỗi lần đổi loại giấy. Ngoài chuyện tốn thời gian, quá trình này cũng rất tốn mực. Đối với nhiếp ảnh gia mà chuyên dùng một loại giấy thì đây không phải là vấn đề lớn, nhưng nếu bạn dự tính sẽ in trên nhiều loại giấy khác nhau thì bạn nên tính toán cẩn thận. Giải pháp tốt nhất là bạn sẽ thống nhất loại hình in mà bạn muốn tạo ra trước, giảm thiểu số lần thay mực. Cũng may mắn là, đa phần những mẫu máy in mới đều có một ống riêng dành cho mực đen nhám, nên bạn sẽ không cần lo về vấn đề này nữa.

Ngoài ra, còn có một số yếu tố quan trọng khác mà bạn cần phải suy nghĩ khi chọn máy in cho sản phẩm mỹ thuật: khổ giấy tối đa, độ phân giải, tốc độ, và cổng kết nối. Đa phần các máy in khổ lớn đều có 2 cuộn giấy khác nhau cũng như khổ giấy cắt sẵn. Hãy kiểm tra kỹ kích cỡ lõi giấy phù hợp với máy in của bạn. Còn nếu bạn định in hình không có khung viền, hãy lưu ý cỡ tối đa mà máy có thể thực hiện được. Một vài mẫu máy in cũng cho phép bạn in trên những chất liệu dày hơn như bảng poster thông qua khung đi giấy riêng. Bạn cũng nên kiểm tra xem máy có miếng đỡ giấy riêng không, hoặc tìm cách để gắn phần đó cho đúng, nếu không sản phẩm in của bản sẽ bị hỏng trong lúc đang được hoàn thiện.

3-1458579630_img_605414.jpg
Máy SureColor P20000 phiên bản cơ bản 64" máy in phun khổ lớn của Epson, in bản rộng 64”, in poster thông qua một phần dẫn bảng poster riêng vào máy.


Độ phân giải tối đa cũng là một yếu tố cần xem xét khi chọn máy in. Tuy nhiên, đây là một yếu tố dễ bỏ qua khi chỉ nghĩ đến in khổ lớn, vì thường đa phần các mẫu máy đời mới sẽ có phân giải 2400 x 1200 dpi hoặc 2880 x 1440 dpi. Trong khi rõ ràng độ phân giải sau cao hơn cái trước, khi bạn nhìn bằng mắt thường, bạn không thể nhận thấy sự khác biệt đâu, kể cả bạn có ghé sát mắt vào bản in để soi. Một yếu tố khác cần xem xét là tốc độ in. In khổ lớn tốn rất nhiều thời gian. Có nhiều loại máy sẽ có nhiều chế độ cho tốc độ in khác nhau, tùy thuộc vào chất lượng hình muốn đạt được. Những mẫu mới đời cũ thường rất chậm, nhưng ở các đời sau, yếu tố tốc độ đã được cải thiện nhiều. Cuối cùng, đừng bao giờ xem thường yếu tố cổng liên kết. In khổ lớn đồng nghĩa với file hình nặng. Một vài mẫu máy có cổng ổ cứng riêng để có thể lấy hình in trực tiếp mà không cần kết nối với máy tinh. Cũng có máy có thêm cổng kết nối Ethernet để in qua kết nối mạng.

4-1533737756_img_1042748.jpg
DesignJet Z9+ của HP có bộ nhớ trong 500GB cũng như có cổng kết nối Ethernet và cổng USB.

Quảng cáo


Bạn đã chọn xong máy rồi, đã đến lúc nghĩ về phương tiện. Máy in khổ lớn cho phép in trên nhiều phương tiện khác nhau. Cách tốt nhất để biết loại giấy nào phù hợp với tác phẩm của bạn là dùng gói dùng thử. Việc này sẽ giúp bạn tiết kiệm hơn rất nhiều so với việc mua nguyên cả cuộn giấy về để thử và thấy lỗi. Nếu bạn tính bán các tác phẩm của mình hoặc muốn giữ các tác phẩm trong thời gian lâu hơn, hãy chọn giấy có độ bền cao.

5-1561037722_1483484.jpg
Datacolor SpyderX Studio cho phép bạn tự thiết kế profile ICC cho riêng mình.

Dù bạn có chọn loại giấy nào, thì cũng đừng quên download profile ICC tương thích từ nhà sản xuất. Nó sẽ giúp bạn ước tính xem sản phẩm in của bạn trông ra sao trên màn hình máy tính khi sử dụng các phần mềm chỉnh sửa như Adobe Photoshop. Và để có kiểm soát chính xác hơn nữa, bạn có thể tạo ra profile ICC riêng sử dụng Datacolor SpyderX Studio. Khi bạn xây dựng profile ICC riêng, nó sẽ giúp bạn dễ làm trên các phương tiện phi truyền thống hơn. Chỉ cần kiểm tra kỹ rằng chất liệu in sẽ ăn mực đang có sẵn trong máy và sẽ vừa với máy in.
16 bình luận
Chia sẻ

Xu hướng

Chà, coi bộ hoạ sĩ công nghệ thì nhiều mà hoạ ra giấy để sờ mới khó đây.
Thêm hiệu mimaki cũng chuyên in khổ lớn không biết có cùng level với 2 loại trên ko
@alibaba1978 E thấy mimaki cũng chạy epson dx5 unlock ( đầu trung quốc .....) nên nó cũng không chính ngạch lắm đâu. Máy khổ lớn hãng thì ngon rồi nhưng thân máy rất mắc cộng với mực chính hãng rất cao, mực cùi bắp e đang xài cho máy khổ lớn ở nhà có 380k /L thôi.
DannyB
ĐẠI BÀNG
4 năm
@alibaba1978 Có 3 hãng máy in sản xuất được máy chất lượng đủ cao để được phân cấp Fine Art là Canon, Epson và HP thôi ạ. Còn sản xuất mực thì có nhiều hãng hơn, nhưng hâu hết đều rất mắc tiền. Máy thì có thể đảm bảo việc in tinh xảo, mực thì có thể đảm bảo cho độ bền.
Mr Dulo
CAO CẤP
4 năm
Phức tạp phết
DannyB
ĐẠI BÀNG
4 năm
@Bui Duy Loc Chính vì sự phức tạp trong quản lý chất lượng đầu ra, cho nên số lượng các phòng in Fine Art trên thế giới rất ít (so sánh với in ấn thông thường). Nhưng cũng chính vì vậy nó mới thể hiện được sự cầu kỳ của nhiếp ảnh.
😔 in uống tốn kém thật
DannyB
ĐẠI BÀNG
4 năm
@narutoxboy nhiếp ảnh cũng giống như các môn nghệ thuật khác, tất cả đều rất tốn kém 😁
Con người thật sáng tạo.
ht12
ĐẠI BÀNG
4 năm
Không biết ở Sài Gòn thì có những chỗ nào in ảnh chất lượng cao như này nhỉ?
DannyB
ĐẠI BÀNG
4 năm
@ht12 Ở Việt Nam có 2 lab được cấp chứng nhận in chuẩn fine art quốc tế:
1. Http://www.VietnamGicleeLab.com (chủ là người Việt)
2. https://www.creativeimagessaigon.com/ (chủ là người Canada)
Mấy pro ơi, có cái nào in tem xe được không ? In trên decal ấy
milenio
ĐẠI BÀNG
4 năm
@hienkhatocodn Có nhiều lắm bạn epson, ricoh, konica... từ 7tr-30tr. Khổ A3 nhé
yan_kute_8x
ĐẠI BÀNG
4 năm
tốn mực
nhjmpro09
ĐẠI BÀNG
3 năm

Xu hướng

Bài mới









  • Chịu trách nhiệm nội dung: Trần Mạnh Hiệp
  • © 2024 Công ty Cổ phần MXH Tinh Tế
  • Địa chỉ: Số 70 Bà Huyện Thanh Quan, P. Võ Thị Sáu, Quận 3, TPHCM
  • Số điện thoại: 02822460095
  • MST: 0313255119
  • Giấy phép thiết lập MXH số 11/GP-BTTTT, Ký ngày: 08/01/2019