[WOW] Bị hút vào động cơ phản lực đang hoạt động, người đàn ông này vẫn may mắn thoát chết!

bk9sw
21/8/2020 13:0Phản hồi: 114
[WOW] Bị hút vào động cơ phản lực đang hoạt động, người đàn ông này vẫn may mắn thoát chết!
Mỗi lần lên cầu thang để boarding, mình thường có cảm giác rợn rợn nhẹ khi nhìn vào động cơ máy bay - một thứ gì đó to lớn, sâu và nguy hiểm. Liệu một người lỡ bị hút vào động cơ thì có cơ may sống sót không hay chiếc động cơ khổng lồ sẽ trở thành … "cối xay thịt". Đã có ít nhất 2 vụ tai nạn như vậy, một vụ của Continental Airlines ở sân bay El Paso năm 2010, một vụ của Air India năm 2015, cả 2 đều là nhân viên mặt đất và đều thiệt mạng. Tuy nhiên, vẫn có một vụ mà người bị hút may mắn sống sót.

IAE V2500.jpg
Động cơ IAE V2500 dùng trên dòng Airbus A320ceo.
Khi bị hút vào động cơ phản lực đang hoạt động, chẳng hạn như máy bay đang chuẩn bị cất cánh thì bạn chắc chắn sẽ chết! Động cơ có các cánh quạt lớn bằng titanium quay để hút không khí nạp vào các máy nén và không khí nén hòa với nhiên liệu sẽ được đốt cháy bên trong buồng đốt từ đó tạo ra khí nóng và lực đẩy. Những cánh quạt này quay ở tốc độ từ 1000 đến 20.000 rpm và nếu bạn bị hút vào, lớp cánh quạt lớn đầu tiên sẽ cắt nhỏ cơ thể của bạn trong nháy mắt và dĩ nhiên bạn sẽ chết ngay lặp tức.

Tiếp sau cánh quạt lớn là máy nén với nhiều cánh quạt nhỏ hơn quay đồng trục, chức năng là để nén không khí lên áp suất cao hơn. Các mảnh cơ thể của bạn cứ thế được băm nhỏ dần và nhỏ dần.

Và rồi thịt vụn hay những mảnh sinh học thì đúng hơn của bạn được đẩy vào buồng đốt nơi nhiên liệu được trộn với khí nén tốc độ cao, được làm chậm lại bởi bộ khuếch để tối ưu tỉ lệ trộn lẫn. Lúc này thì động cơ sẽ rung lên do có vật lạ chui vào nhưng quá trình này diễn ra rất nhanh nên động cơ sẽ không tắt ngay. Các phần cơ thể bạn sẽ đi qua phần cuối cùng đó là các lưỡi quay của turbine.



Thử nghiệm bird strike với động cơ.

Turbine có chức năng khiến trục động cơ luôn quay để quay các tầng cánh quạt đồng trục nhờ năng lượng của dòng khí nóng xả ra từ buồng đốt. Cuối cùng thì những gì còn lại của cơ thể bạn sẽ được giải phóng ra từ họng xả ở cuối động cơ. Do các cánh quạt động cơ phản lực hoạt động ở rpm lớn và không được thiết kế để chịu va chạm vật lý nên dù là bạn hay chim hay bất cứ thứ gì lọt vào thì các cánh quạt đều có thể bị hư hại, gãy vỡ, dẫn đến hỏng động cơ.


Spiral_Engine.gif

Thực tế những vụ tai nạn kiểu bị hút vào động cơ rất hy hữu bởi khi máy bay phản lực đang ở yên trên mặt đất, anh em có thể thấy động cơ nó vẫn quay chậm chậm nhưng là do gió và không đủ sức để hút thứ gì vào bên trong. Mình từng có thắc mắc này và một người bạn làm bảo trì động cơ nói rằng vòng bi (bạc đạn) của động cơ phản lực siêu mượt, cánh quạt lớn của turbofan chỉ cần lực nhỏ hay có gió là nó quay. Để giúp các nhân viên mặt đất biết được trạng thái quay của động cơ, người ta đã sơn một dấu giống chữ G ngược lên cánh quạt:

USS Dwight D. Eisenhower (CVN-69).jpg
Tuy nhiên, chuyện lại rất khác trên một môi trường bận rộn như tàu sân bay và vụ tai nạn cũng như thoát chết thần kỳ của anh chàng được nhắc đến xảy ra trên USS Dwight D. Eisenhower (CVN-69) vào ngày 20 tháng 2 năm 1991 trong cuộc chiến vùng vịnh (Gulf War).


Đó là vào ban đêm, John Bridge - một thực tập sinh đang kiểm tra kết nối giữa máy phóng và một chiếc cường kích Grumman A-6 Intruder đã sẵn sàng để cất cánh, 2 động cơ phản lực của nó đang hoạt động. Sau khi hoàn tất, Bridge rời vị trí và tiến đến gần động cơ bên trái của chiếc A-6 Intruder. Chỉ trong chưa đến 1 giây, Bridge đã bị hút vào động cơ (0:38 trong clip)

Khi kéo cần throttle lên tối đa thì động cơ của chiếc A-6 Intruder có thể tạo ra lực đẩy đến 9300 lb (hơn 4200 kg). Thế nhưng điều may mắn là Bridge đã sống sót mà không bị nghiền nhỏ như kịch bản kinh dị ở trên. Có những yếu tố đã giúp cứu mạng anh ta:

Quảng cáo



1. Thiết kế của chiếc A-6 Intruder.

A-6 Intruder intake bảo tri.jpg
Chiếc A-6 Intruder có thiết kế hốc hút khí cho động cơ J-52 kéo dài ra giống như một cái phễu phía trước tầng cánh quạt đầu tiên của động cơ. Như hình trên, một nhân viên bảo trì chui vào họng hút khí cho động cơ phải của A-6 Intruder.

2. Mũ bảo hiểm và áo khoác:

Khi bị hút vào động cơ, mũ bảo hiểm, kính bảo hộ và áo khoác của Bridge bị hút vào trước khiến động cơ cảnh báo FOD (Foreign Object Damage - hỏng hóc do hút phải vật thể bên ngoài). Các nhà điều tra cho rằng chiếc mũ bảo hiểm bị nghiền nát và làm hỏng các cánh quạt khiến động cơ bị kẹt. Phi công trên buồng lái cũng đã kịp thời tắt động cơ khi phát hiện sự cố.

3. Tư thế của Bridge:

Quảng cáo


A-6 Intruder engine.jpg
Bridge bị hút vào với tư thế 2 tay duỗi ra trên đầu, vai của anh ta bị mắc kẹt do thiết kế hình phễu bên trong họng hút khí. Bản thân Bridge cũng đã nỗ lực thoát ra khỏi họng hút khí từ đó tránh khỏi cái chết chỉ còn cách vài phân.

john bridge.jpg
Mất tầm 3 phút thì những thủy thủ khác mới đưa được Bridge ra khỏi động cơ của chiếc A6-Intruder. Bridge bị gãy xương đòn, trên mặt có vài vết cắt và bị thủng màng nhĩ.

John Bridge.png
Đoạn video quay lại cảnh tượng John Bridge bị hút vào động cơ sau này được dùng làm video huấn luyện của Hải quân Hoa Kỳ về điều không nên làm khi ở trên boong đáp của tàu sân bay.

Còn chúng ta khi đi máy bay, nhất là khi được lên máy bay bằng xe thang thì tốt nhất anh em đừng bao giờ lại gần động cơ cho dù nó có không hoạt động đi chăng nữa. Những vụ việc người bị hút vào động cơ đều đến từ sai sót của con người và sự chủ quan trong quy trình. Mình không đưa thêm vào bài này vì nó quá thương tâm.

Tham khảo: The Points Guy; Military.com; We Are The Mighty; Mirror.uk; DailyMail
114 bình luận
Chia sẻ

Xu hướng

Quá kinh dị!!!
infogated
TÍCH CỰC
4 năm
@Congcu Bạn cứ hiểu đơn giản là cả 2 đều dùng cánh quạt, nhưng 1 cái ko lộ ra ngoài thôi
@Congcu Cái nào mà chả có cánh quạt.
nseri_n95
TÍCH CỰC
4 năm
@Congcu Bạn này nói đúng này. Bài viết lẫn lộn 2 loại động cơ khác nhau.
0907696xxx
ĐẠI BÀNG
4 năm
@Congcu Đều là động cơ phản lực ông ơi , chỉ khác nhau ở kích thước ,trên máy bay chở khách có đường kính lớn , bị hút thì sẽ ko có gì để nấu víu
Dốt thì ít cm thôi bạn ạ
Ghê quá. Cứ tưởng tượng ra một mớ thịt xay với cà chua và tàu hũ non.
@MaiVănÂn√ play đi b, kỹ xảo thôi, troll đc 1 số ae :d
@c0mmand0 Video fake thôi, không phải thật đâu. Chỉ có mỗi cái máy bay nổ là thật.
@legiondark Kkkk, nếu real thì youtube xoá lâu rồi 😁
@caffeinezzZ khỏi tưởng tượng 😁
2.jpg
engine3_121715061405.jpg
từng xem ở đâu đó cũng khá lâu rồi, 1 vụ người bị hút vào động cơ của máy bay dân dụng và ko đc may mắn như cha ở trên, tất cả những gì còn lại là... chổi và xẻng. Để tìm lại cái ảnh coi sao.
Đã thấy, mình gửi link, ae có thể tìm hiểu thêm: https://www.indiatoday.in/fyi/story/how-did-the-air-india-technician-get-sucked-into-the-aircraft-engine-277733-2015-12-17
17benthuy
TÍCH CỰC
4 năm
@meodihia_cool 1 động cơ tạo ra 1tr700 nghìn mã lực. Kinh hồn
athonl
TÍCH CỰC
4 năm
@meodihia_cool Trường hợp này phải lấy vòi xịt.
@dac Cần cái bay của bác thợ hồ xúc nhanh và gọn hơn. Vét vét vài cái là đầy xô nhuyễn hỗn hợp máu thịt xương lòng dồi
@hoangduong-lgc Bạn gì nói dùng vòi xịt là chuẩn nhất rồi
zeroitvn
ĐẠI BÀNG
4 năm
Kinh quá
làm 2 thanh chữ X cắt chéo động cơ, vẫn hút gió được mà lỡ chẳng may người không bị sao
@tyller end sức hút của nó mạnh đến nỗi hút cả 1 chiếc xe oto ở cách mấy met thì người mà hút phải rồi bay trúng thanh chắn thì chắc cũng gãy nát thành từng khúc thôi.
Sison
TÍCH CỰC
4 năm
@tyller end Đơn giản là thế giới tính chán rồi
@tyller end kĩ sư hàng không họ tính hết rồi, nếu khả thi thì đã có rồi, nhưng đến giờ vẫn ko có thì có nghĩa là ko khả thi
@tyller end nếu đơn giản vậy thì người ta đã trang bị rồi. không có có nghĩa là không thể lắp.
Biết là thoát chết mà ko dám xem luôn á :v
Mitunited12
ĐẠI BÀNG
4 năm
Trước đọc bài báo có bà người TQ khi lên xe thang lại còn chơi trò tung đồng xu vào động cơ máy bay để cầu may mắn mới ghê, e cũng đến ạ chị 😅
libieu
CAO CẤP
4 năm
@Mitunited12 Khoa học chứng minh , quăng phi công vào tuabin đảm bảo tai nạn khi bay sẽ không bao giờ xảy đến 😁
Bibusama
TÍCH CỰC
4 năm
Có lần thấy con chim bay vô. Bùm cái như vụ nổ luôn
Vmemory
CAO CẤP
4 năm
@Bibusama Máy bay bay với tốc độ 900km/h thì con chim hay quả cà chua gì cũng lao vào máy bay như quả đại pháo vậy. Trúng động cơ thì động cơ nổ, trúng kính ngay chỗ phi công thì phi công toi
@Bibusama ko nổ như phim đâu, chỉ cháy to và ko hoạt động do dị vật thôi. Xem sully để biết thêm ấy
@Bibusama Trực tiếp luôn hay sao bạn?
Quá may mắn!
lực hút quá mạnh, như đứng gần đường ray xe lửa vậy
Đọc mấy cái mô tả rồi tưởng tượng mà rợn hết cả người ạ, quả thực là quá may mắn
@_vphlinh_ Không sao đâu Linh
daskrene
ĐẠI BÀNG
4 năm
"Đã có ít nhất 2 vụ tai nạn như vậy, một vụ của Continental Airlines ở sân bay El Paso năm 2010, một vụ của Air India năm 2015, cả 2 đều là nhân viên mặt đất và đều thiệt mạng. Tuy nhiên, vẫn có người may mắn sống sót."

Tiếng Anh đọc lên thì ok, nhưng dịch từng chữ sang tiếng Việt vầy thì đọc là rối đó mod. Từ đầu tới cuối có 2 vụ, 2 người nhân viên mặt đất, đều thiệt mạng nhưng kết lại "vẫn có người may mắn sống sót". Là sao? Là sao? LÀ SAO?
viettan28
TÍCH CỰC
4 năm
@daskrene Mod tinh tế không hiểu được những thứ đó đâu. Nói mãi rồi mà từ mod đến admin cũng vẫn vậy mà.
Nói thật ,công nghệ đẩy bằng ống phản lực chạy bằng xăng A95 trên máy bay bây giờ là quá lỗi thời rồi. Bảo sao người ngoài hành tinh nó lấy đĩa bay lượn mấy vòng quanh trái đất chúng ta làm trò mà chúng ta ko hề hay biết.
@Vmemory Đúng rồi bác ạ. Jet A dùng cho hàng không dân sự, Jet B cho quân sự, Xăng Jet (xăng phản lực) có nhiệt độ đông đặc thấp hơn, đảm bảo cho động cơ máy bay hoạt động được ở môi trường khắc nghiệt lên tới -40 độ C. Đổ a95 vào thì máy bay cất cánh được chắc cũng rơi ngay
viettan28
TÍCH CỰC
4 năm
@Tống công minh Được rồi. Thánh giỏi nhất rồi. Chúng tôi xin quỳ!
tayeutl
TÍCH CỰC
4 năm
@Emranhieulam1990 Vãi l với xăng 95
Super.QA88
ĐẠI BÀNG
4 năm
@Emranhieulam1990 Đm sn 90 30 tuổi đầu rồi mà phát biểu như .. máy bay phản lực nó dùng xăng riêng chứ có phải máy bay cánh quạt chạy động cơ đót trong éo đâu mà a 95.
Namgmail
ĐẠI BÀNG
4 năm
Sao không chăng lưới trước phễu hút khí nhỉ
viettan28
TÍCH CỰC
4 năm
@Namgmail Nếu cái ý nghĩ đơn giản mà ng ta chưa làm thì 1. không an toàn 2.không hiệu quả kinh tế.
PerfectSun
TÍCH CỰC
4 năm
@Namgmail để lỡ bị hút thì sẽ đc cắt thành hình khối vuông trước khi được xay nhuyễn hả bác =))
BenGlo
CAO CẤP
4 năm
@Namgmail cái lướt như vậy không hiệu quả, dù có giúp cản vật lạ bị hút vô thì nhược điểm làm giảm luồng khí đi vào động cơ gây giảm lực đẩy và tiêu tốn nhiều nhiên liệu
legiondark
TÍCH CỰC
4 năm
@PerfectSun Cũng hợp lý, vậy xay sẽ dễ hơn, đỡ hỏng động cơ.
Chơi GTA V có phần bà kia bị hút vào động cơ phản lực 😆)
Cao số
SaiO
TÍCH CỰC
4 năm
Hên
Xem phim mất tích thì ng bị hút vào sau thịt nhìn như giò

Xu hướng

Bài mới









  • Chịu trách nhiệm nội dung: Trần Mạnh Hiệp
  • © 2024 Công ty Cổ phần MXH Tinh Tế
  • Địa chỉ: Số 70 Bà Huyện Thanh Quan, P. Võ Thị Sáu, Quận 3, TPHCM
  • Số điện thoại: 02822460095
  • MST: 0313255119
  • Giấy phép thiết lập MXH số 11/GP-BTTTT, Ký ngày: 08/01/2019