Bảo mật lượng tử là gì? Vsmart Aris Pro dùng bảo mật lượng tử để làm gì

Duy Luân
12/9/2020 10:48Phản hồi: 190
Bảo mật lượng tử là gì? Vsmart Aris Pro dùng bảo mật lượng tử để làm gì
Khi xem video giới thiệu chiếc Vsmart Aris Pro, mình có thấy nói về bảo mật lượng tử nên khá tò mò, sẵn tiện liên hệ với Vin và mình có một số thông tin khá hay về công nghệ này để chia sẻ với anh em. Trong bài này bạn sẽ được biết vì sao thế giới bảo mật cần đến các số ngẫu nhiên, công nghệ bảo mật bằng lượng tử là gì, Vsmart dùng công nghệ này để làm gì và nó ảnh hưởng gì tới việc sử dụng máy của bạn.

Số ngẫu nhiên và sự quan trọng với tính bảo mật trong thế giới công nghệ


Trong thế giới công nghệ, có rất nhiều thứ được tạo nên, thậm chí vận hành dựa vào các chuỗi số + kí tự ngẫu nhiên. Ví dụ, mật khẩu của bạn khi được lưu trữ xuống cơ sở dữ liệu thì không được lưu dạng plain text (tức là lưu nguyên văn password), vì như vậy lỡ hacker xâm nhập được vào cơ sở dữ liệu thì bạn sẽ bị lộ mật khẩu ngay. Thay vào đó, nó được mã hóa trở thành một chuỗi ngẫu nhiên.

Mật khẩu trên smartphone của bạn cũng lưu trữ theo cách tương tự, tức là khi bạn chọn password hoặc mã PIN thì nó sẽ được mã hóa lại theo một số phương pháp nhất định, trong đó cách nào cũng sử dụng đến chuỗi kí tự ngẫu nhiên.

Điều quan trọng đó là “chìa khóa” để giải mã các dữ liệu quan trọng được tạo ra từ các kí tự ngẫu nhiên (chứ không thì bị đoán ra chìa khóa thì sao). Chìa khóa này bạn có thể hình dung nó giống như là một dạng “password” nhưng không phải dành cho bạn, mà chỉ dành cho hệ thống để đi làm vài thứ quan trọng liên quan đến mã hóa, giải mã. Bạn có thể tìm hiểu thêm về mã hóa trong bài này: Giải thích về mã hóa một cách đơn giản.

ma_hoa_key.png

Vấn đề ở đây đó là dù tên gọi có chữ “ngẫu nhiên” nhưng một số thuật toán được viết thủ công vẫn sẽ dùng một số quy tắc nhất định. Ví dụ, có thuật toán sẽ dùng 5 kí tự ngẫu nhiên + thời gian tạo ra khóa để ghép thành một chuỗi khóa. Như vậy thì về cơ bản thì người khác vẫn có thể đoán được quy tắc của mã khóa, tạo ra các mã giả rồi đem đi thử giải mã những dữ liệu quan trọng. Nếu có một máy tính đủ mạnh, hacker có thể thử qua rất nhiều tổ hợp ngẫu nhiên để mò ra chìa khóa đúng.

Máy tính hiện nay có thể mất thời gian để làm chuyện đó nên một số thử về lý thuyết thì làm được nhưng thực tế không khả thi. Tuy nhiên máy tính lượng tử với khả năng tính toán tốc độ cao trong tương lai sẽ làm chuyện “mò mẫm” này nhanh hơn nhiều. Ví dụ như máy tính lượng tử mà Google đang phát triển có thể giải bài toán mà máy tính bình thường cần tới hơn 10.000 năm để xử lý.

Đây cũng chỉ là một ví dụ rất rất cơ bản thôi, và hiện đã có rất nhiều nghiên cứu về việc dịch ngược lại các thuật toán tạo chuỗi ngẫu nhiên rồi, từ phức tạp cho đến đơn giản. Thế nên, gọi là ngẫu nhiên nhưng chúng vẫn có rủi ro bị đoán ra.

Các điện thoại hiện nay đang dùng cơ chế bảo mật như thế nào?


Ví dụ như Apple, Google, họ dùng các con chip riêng để xử lý việc mã hóa, tạo chuỗi ngẫu nhiên, cũng như chip riêng để lưu trữ thông tin cá nhân của người dùng.

Trên iPhone, nó chính là Secure Enclave, một vi xử lý đa nhân được tích hợp vào trong chip Apple A-Series từ thời iPhone 5s tới nay. Secure Enclave hoạt động độc lập với phần còn lại của hệ thống, đảm bảo rằng dữ liệu mã hóa của vân tay, gương mặt được lưu trữ và truy cập một cách an toàn thay vì lưu trên bộ nhớ trong như cách truyền thống (vì các app hoặc can thiệp phần cứng để thể lấy được dữ liệu nhạy cảm này). Ngay cả khi kernel hệ điều hành đã bị chỉnh sửa, hay nói đơn giản là hệ điều hành bị malware xâm nhập, thì Secure Enclave vẫn sẽ đảm bảo được dữ liệu luôn an toàn.

Với các chip sử dụng nhân CPU ARM, một khu vực của SoC cũng được dùng để làm chuyện bảo mật tương tự như Secure Enclave trong chip Apple A. ARM gọi nó là TrustZone, nó cũng là một vài nhân xử lý đặc biệt có bộ nhớ riêng, có phần mềm nhúng riêng. Lưu ý rằng không phải chip nào dùng CPU ARM cũng sẽ có TrustZone, việc có triển khai nó hay không phụ thuộc vào nhà sản xuất chip và hãng làm điện thoại. Giấy phép sử dụng TrustZone được bán riêng, ai muốn xài thì mua thêm.

arm_trustzone.jpg

Quảng cáo



Trên các điện thoại Google Pixel, chip bảo mật nằm riêng hẳn ra, nó có tên là Titan Security (cụ thể, với chiếc Pixel mới thì nó dùng chip Titan M). Nó chạy một phần mềm nhúng riêng, độc lập khỏi Android và có khu vực lưu trữ dữ liệu nhạy cảm.

Nếu thích, mời bạn tham khảo bài này: Các chip bảo mật trên smartphone có tác dụng gì?

Khi mình hỏi Vsmart, họ nói rằng họ thấy thành phần bảo mật TrustZone của ARM ổn định rồi, thế nên họ dùng TrustZone cho các máy Vsmart để lưu trữ, xử lý dữ liệu liên quan tới thông tin cá nhân và các tính năng bảo mật trên điện thoại. Tuy nhiên, cơ chế tạo số ngẫu nhiên vẫn chưa làm hài lòng công ty nên họ nâng tính bảo mật cho Vsmart Aris Pro bằng cách dùng chip lượng tử để tạo ra chuỗi ngẫu nhiên thật sự.

Hiện nay Vsmart và Samsung là hai công ty đầu tiên trên thế giới đưa giải pháp lượng tử để tạo số ngẫu nhiên vào điện thoại di động. Sắp tới sẽ tiếp tục trang bị thêm cho các model mới trong tương lai.

Công nghệ bảo mật lượng tử trên Vsmart là gì, nó hoạt động ra sao?


Công nghệ bảo mật lượng tử của Aris Pro do Vsmart phối hợp với hãng Quantis của Thụy Sĩ để xây dựng nên. Vsmart nói với mình họ cũng là đối tác đầu tiên làm việc với Quantis để triển khai con chip “Quantum” nên họ có nhiều đóng góp, định hướng và tham gia quản lý ở phần cốt lõi ngay từ đầu.

Quảng cáo


Quantis nói nhiệm vụ của công ty họ như thế này: khai thác ánh sáng để phát triển các sản phẩm và công nghệ lượng tử hiện đại để dùng đảm bảo an toàn cho dữ liệu và sự an toàn của cộng đồng trong dài hạn. Họ có 2 nhánh chính: bảo mật bằng giải pháp lượng tử, và giải pháp đếm - ghi nhận photon có thể dùng trong các ngành khác như vật lý lượng tử, viễn thông, khoa học vật liệu, sinh học, quốc phòng, dầu khí… Công ty này đã hoạt động trong hơn 20 năm.

Trong con chip Quantum có một đèn LED và một cảm biến ảnh. Đèn LED này sẽ phát ra một số lượng photon ngẫu nhiên (gọi là nguồn tạo ra hỗn loạn - entropy source). Cảm biến ảnh ghi nhận và đếm lượng photon này, dựa vào đó tạo ra một chuỗi số ngẫu nhiên thô (raw random numbers). Chuỗi này tiếp tục đi qua một thuật toán tạo các bit dữ liệu ngẫu nhiên nữa theo chuẩn NIST 800-90A/B/C trước khi trả ra kết quả cuối cùng để thiết bị sử dụng (Gọi là Random Number Generator data - RNG data) .

Nói ngắn gọn, phương thức này cho phép máy tính lượng tử tính toán rất nhanh, nhanh gấp nhiều lần các chip transitor truyền thống, và tạo ra các chuỗi ngẫu nhiên thực thụ không thể đoán được, không thể giải mã ngược.

QRNG-core-technology.png

Cái quan trọng của các giải pháp bảo mật lượng tử nói chung và của Quantis nói riêng đó là tính “không thể dự đoán được” (Unpredictability). Thuật ngữ này nói về sự thật rằng ngay cả khi bạn biết về trạng thái trong quá khứ của một hệ sinh mã ngẫu nhiên, bạn vẫn không thể nào đoán được bất kì thứ gì liên quan tới chuỗi số ngẫu nhiên kế tiếp sắp được sinh ra. Đây chính là nền tảng cơ bản để tạo ra các “chìa khóa” mã hóa không ai, không máy móc nào có thể đoán được.

Xem thêm: Máy tính lượng tử là gì?

Dòng chip Quantum có 3 model:
  • Quantis QRNG IDQ250C2: dành cho smartphone, thiết bị IoT cỡ nhỏ do nó có kích thước bé, dùng ít điện => Mình đoán Vsmart Aris dùng con chip này
  • Quantis QRNG IDQ6MC1: dùng cho các thiết bị nhúng hoạt động trong môi trường khắc nghiệt, trong xe hơi
  • Quantis QRNG IDQ20MC1: có tốc độ cao nhất, phục vụ cho những ứng dụng phức tạp, đòi hỏi độ bảo mật cao với khả năng random không thể nào đoán được.

Khi tích hợp lên điện thoại Vsmart, thay vì sử dụng 100% dữ liệu cho chip tạo ra (tức là các chuỗi số ngẫu nhiên được tạo ra từ con chip lượng tử), Vsmart còn kết hợp thêm với một “kho số ngẫu nhiên tuyệt đối” (data pool) và thuật toán của Google để tăng cường tính bảo mật cho hệ thống.

Vsmart_data_pool.jpg

Không chỉ có firmware của Vsmart mới được dùng kho số ngẫu nhiên trên máy. Vsmart có mở API ra cho các ứng dụng bên thứ 3 nếu cần thì vẫn có thể dùng chung kho số ngẫu nhiên đó cho các tình huống của riêng mình trên máy Aris.

Tóm lại, Vsmart Aris Pro cố gắng tăng cường tính bảo mật cho dữ liệu của bạn, và cho chính bản thân cái máy


Họ làm điều này thông qua việc tạo ra chuỗi ngẫu nhiên thực sự bằng công nghệ lượng tử, bao gồm cả chip và thuật toán.

Với người dùng bình thường như chúng ta, lợi ích sẽ thể hiện trong việc tăng cường bảo mật cho các app ngân hàng, ví điện tử, cho các trang web mà bạn cần đăng nhập, cho các giao dịch online thực hiện trên điện thoại. Cơ bản là cái này Vsmart làm theo xu hướng “cashless” (hạn chế dùng tiền mặt).

Nhìn xa hơn, giả sử nếu Vsmart bán sản phẩm ra thế giới, họ sẽ cần chứng minh cho thế giới về tính năng bảo mật của điện thoại cũng như thể hiện được sự minh bạch trong việc thực hiện bảo mật. Lúc đó họ sẽ ít bị gọi là mối đe dọa về an ninh quốc gia nếu họ cố gắng minh bạch ngay từ đầu. Đây chỉ mới là bước đi đầu tiên, trong tương lai mình sẽ không ngạc nhiên nếu Vsmart tiếp tục đầu tư thêm về các công nghệ bảo mật không chỉ cho điện thoại mà cho mọi sản phẩm của mình. Họ biết được thế giới tech đang có những khó khăn gì, có những rào cản gì rồi tìm cách giải quyết nó.

Cách đây ít hôm mình cũng có nói về công nghệ camera dưới màn hình của Vsmart Aris Pro, anh em nào chưa đọc thì nhớ tìm hiểu nhé.

Trong một cái điện thoại, để bạn nhét vào được những công nghệ thế này, không chỉ đơn giản là chuyện đi mua về ráp thành cái máy. Nó đòi hỏi chuyên môn, sự suy nghĩ vì sao cần sử dụng cái này cái kia, và mình thật sự đánh giá cao Vsmart ở phần này. Tính đến nay, họ là nhà sản xuất smartphone duy nhất chịu khó kết hợp cả năng lực của mình lẫn của các công ty nước ngoài để tạo ra những chiếc smartphone xài được, bán được, chứ không phải làm màu chỉ để khoe là “tao làm được” hay “tao có tiền”. Họ có đủ năng lực để giải bài toàn quốc tế hóa điện thoại theo cách riêng của Vingroup, của Vsmart, có đủ khả năng kết hợp được linh kiện từ nhiều quốc gia, để tạo ra một cái smartphone.

À nhân tiện, có tiền chưa chắc tuyển được người giỏi và lấy được năng lực của họ để làm ra sản phẩm đâu nhé 😁
190 bình luận
Chia sẻ

Xu hướng

Chờ tinh tế trên tay con pro, bảo mật vậy ngon quá , nhưng thường vòng đời của Android chỉ 2 năm là hết hổ trợ , trong khi Apple thì dài lâu .
Socola H2O
ĐẠI BÀNG
4 năm
@trungjuly @Tune Pi: Xaononkhongcogizui chungtakhongnenxaonon
@Mien Que 7plus giờ đọc báo hoặc chơi đồ họa thấp thôi b nhỷ. mấy bác cứ nâng bi nó quá
@Mr.Fly đọc báo là cơ bản của máy cùi bắp bác nhể 😁 :D
LMT85
CAO CẤP
4 năm
Phân tích thêm cái "nhiếp ảnh điện toán" của hãng nào đó nữa cho ae mở mang tầm nhìn Mod ơi 😁
@Trí QN Thôi, cái đó ở tầm khác rồi, mình không hiểu được
Khoa1991
TÍCH CỰC
4 năm
@Duy Luân Chắc vượt tầm hiểu biết của loài người, có khi phải mang vô châu quỳ giải thích,vì chỉ có những người thông thái trong ý mới hiểu nổi a nói gì.
catbui01
TÍCH CỰC
4 năm
@Trí QN Bác Vượng thuê gần hết các kỹ sư giỏi của Samsung, LG về Vinsmart ấy.
Mình rất mong được nhìn thấy bác ấy thành công.
Khoa1991
TÍCH CỰC
4 năm
Quảng nổ ko thích điều này.
"Năm 2018, SK Telecom đã đầu tư 65 triệu đô la Mỹ vào công ty con ID Quantique để đưa công ty này thành đơn vị hàng đầu thế giới về công nghệ lượng tử. SK Telecom cũng đồng thời hợp tác với Samsung để tạo ra Samsung Galaxy A71 5G, và Samsung cũng đã sử dụng chip lượng tử của ID Quantique cho chiếc S20 mới nhất của họ. Mới đây, Vsmart Aris 5G được giới thiệu vào đầu tháng 7 vừa qua, cũng tích hợp chip lượng tử mới nhất của ID Quantique."

Chú thích thêm không nhiều ông chém gió tưởng là không ai biết
@thienvk Bài dài lê thê chốt câu này nhanh gọn lẹ
@thienvk Thế cuối cùng thay vì viết dài dòng và ko biết mình nói gì thì bác nên ngồi im đi.
@denmilu Em ngồi im ở đây từ chiều qua tới giờ
@thienvk SK có cổ phần của vin nữa.
Khoa1991
TÍCH CỰC
4 năm
Hóng bài so sánh bảo mật của vsmart với bò phơne
@Khoa1991 Vin bảo mật''Lượng tử" V/S Bphone bảo mật" nguyên tử" . Cái này cực kỳ khó luôn ý
Congcu
CAO CẤP
4 năm
Mình thích cách làm của họ, rất khiêm tốn, rất thực tế.
Mật khẩu lưu dạng mã hoá ngẫu nhiên ?
Rồi sao so sánh ?
@Duong_Act mời thanh niên đọc thêm về Cryptography, Cyber Security rồi quay lại hỏi nhé 😃 chứ giải thích ở đây chắc dài mấy trang =))
@Duong_Act Bạn cứ hiểu qua thì nó là khóa để mở lấy khóa để mở đc dữ liệu còn cụ thể hơn bạn phải tự tìm hiểu chứ giải thích đc trong 1 comment thì quá khó
@Duong_Act Mình có nói câu nào là lưu ngẫu nhiên đâu.

Ngẫu nhiên ở khúc tạo ra khoá để mã hoá thôi
hachoa59
ĐẠI BÀNG
4 năm
@Duong_Act cái này đọc về Cryptography sẽ hiểu hơn bro nhé 😁
Nokia 603 mình dùng cách đây 7-8 năm cũng có mục "mã hóa dữ liệu" và nó hỏi muốn mã hóa không, mất thời gian mấy tiếng, mình sợ máy chạy chậm và thấy không cần thiết nên lại thôi, các máy thời nay thì không có. mình vẫn thường nghĩ là: giả sử mã hóa 1 đoạn văn bản thì chẳng hạn làm như sau: chữ A chuyển thành số 05, chữ B chuyển thành số 99, chữ C chuyển thành số 37.... tương tự với các ký tự khác, quan trọng là người nhận và người gửi cùng hiểu cách chuyển đổi đó. và cách chuyển đổi đó cũng có thể thay đổi theo thời gian, ví dụ ngày 19/09/2020 thì A->05 nhưng ngày 20/09/2020 thì A->21... còn cách mã hóa ảnh thì mình chưa hiểu lắm, chỉ biết rằng nếu mở file ảnh của một số ứng dụng nào đó mà không thông qua ứng dụng đó thì chỉ hiện ra chuỗi ký tự loằng ngoằng: "%@#$%^&*()_<>....."
@A to Z đổi kiểu này là các mã hoá cùi nhất mà giờ không ai dùng nữa rồi =))
mấy kiểu này máy nó mò ra được hết và rất nhanh

VD: Văn bản tiếng Việt nó sẽ thống kê được xác suất các kí tự trong văn bản, so sánh với xác suất trong bản mã hoá, rồi thử nhẹ cái là xong =))
@A to Z Thuật toán mã hóa mà đơn giản thế này thì máy nào chả dò đc còn gì gọi là bảo mật
Congcu
CAO CẤP
4 năm
@vanlinh2905 Kiểu này là mã hoá bằng tay, chứ thiết bị nào dùng nữa 😆
gaucon3503
TÍCH CỰC
4 năm
@A to Z Không phải máy thời nay không có, mà là nó thành mặc định luôn rồi. Toàn bộ dữ liệu quan trọng trong máy đều được mã hóa, không cần chạy mấy tiếng đâu
Bài viết hay.

Các thể loại an ninh dạng chip này rất ít ai để ý. Nói đâu xa, tầm 3 năm trước những laptop có chip an ninh TPM có giá khá cao, ko phải ai cũng biết cũng như có điều kiện sử dụng. Máy tính táo bom thì có T2.

Túm lại là điều kiện thiếu thốn (tiền, nhu cầu, nhận thức, ...), người ta chỉ biết mỗi cấu hình. Khi điều kiện tốt hơn, người ta sẽ quan tâm nhiều thứ hơn: chip an ninh, dac âm thanh, ...
@killed hôm trước mình giải thích chip lượng tử để sinh số ngẫu nhiên thực sự và bị các thánh trên Tinhte chửi =))
@vanlinh2905 Chửi lại đi bạn 😆
có kiến thức, có nhiệt huyết, cần cù bù khả năng. good.
nhưng chính tả sai ác quá. dể thương mà lại viết thành đẹp trai.
7 điểm. về chổ ngồi khoanh tay lại hối cải.
@Paulscholesvn0258 Đầu câu phải viết hoa, sau dấu chấm cũng phải viết hoa. Dễ thương chứ không phải dể thương
6 điểm, về chỗ úp mặt vào tường khoanh tay lại hối cải
Trước khi comment xin hỏi các mod là bài này có nằm trong gói PR Premium+ của tinhte cho phép mod xoá bài khi chê giá thành sản phẩm đắt, với lý do là post bài ko lịch sự ko?

Chứ cái bài trc mới chỉ nói giá cao thôi mà bị xoá thẳng tay thì post hơi phí bài. Cái thói làm communication của Vin thì thành đặc sản rồi.
@Duy Luân À được rồi. Nãy cũng bấm mà chưa load được. Bình luận chợ búa vậy xoá là đúng rồi
mr.coccu
TÍCH CỰC
4 năm
@airwalker Ông rẻ rách quá đấy!
@airwalker Tui cũng định nói như ông, Tinhte nâng bi Vin quá. Cha Vượng này thủ đoạn thật vô biên.
@kimlong30a11 mod Duy Luân có giải thích trên kìa, thanh niên comment vô văn hoá lại quay lại chửi Tinhte ăn tiền Vin xoá comment =))

nói chung là rr, hỏi sao VN top 5 kém văn hoá trên không gian mạng cũng đáng lắm
capstanup
ĐẠI BÀNG
4 năm
Vsmart Aris Pro dùng bảo mật lượng tử để làm gì? để quảng cáo chứ làm gì ,nói về bảo mật ko bào giờ tin dc trình độ vn ,ngay cả bka là cty bảo mật làm dt khoe bảo mật cũng để chém gió bị phần mềm cùi qua mặt
@capstanup Đến dấu chấm, dấu phẩy còn không biết cách đặt cho đúng, bạn tưởng người khác cần bạn tin vào trình độ của họ à? Hiện tại tôi chưa mua smartphone của Vin, nhưng họ làm được (kể cả là hợp tác), tôi vẫn thấy mừng cho VN. Một mình bạn ngu dốt là đủ, xin đừng góp phần kéo công nghệ VN lùi lại nữa, kể cả là bằng vài cái cmt vô thưởng vô phạt của bạn!
@capstanup hình như hôm trước anh Mẽo mới report hacker VN truy cập CSDL của TQ để lấy trước dữ liệu về bệnh dịch thì phải =)) tất nhiên cũng chỉ là nghi ngờ, nhưng không có lửa làm sao có khói
nhân lực IT chất lượng cao ở VN cũng k phải dạng vừa đâu =))
htson16
TÍCH CỰC
4 năm
@capstanup đừng ngồi một chỗ mà phán chuyện thiên hạ . bạn biết người việt nam rất nhiều người làm trong các tập đoàn lớn như google hay microsoft không . họ cũng là chuyện gia bảo mật đấy. trong nhóm bảo mật của google không ít người việt nam làm trong đó đâu. bạn nói vsmart aris pro dùng bảo mật lương tử để làm gì chứng tỏ bạn là một thằng ngu. người việt nam mình từ trước đến nay rất ít người coi trong bảo mật trên điện thoại . nếu vsmart muốn tiến ra thế giới phải có bảo mật . đặc biệt thị trường nhật bản hay hàn quốc hoặc châu âu . bởi vì sao họ thanh toán bằng thẻ visa là chính hoặc internet banking chứ không dùng tiền mặt như ở việt nam . cho nên họ rất đề cao việc bảo mật
vietnam_xmen
ĐẠI BÀNG
4 năm
@capstanup Đồng ý với chủ thớt, Bkav, Vin toàn dùng từ ngữ "nổ" để PR, bán hàng.
Vẽ 😁 Dân nó dùng phone Tàu đầy ra. Quan trọng với dân ta là ngon bổ rẻ. Bảo mật bảo mẽo ko cần quá cao siêu....
htson16
TÍCH CỰC
4 năm
@Giàng A Lúa thế à lúc bị hack cho quả một tỉnh ra nhỉ .nên nhớ bây giờ mọi người thanh toán qua điện thoại hết rồi
@htson16 Nếu có phim "nóng" của chính mình trong đt hay giấy tờ quan trọng cần bảo mật thì mới sợ hack chứ dân mình hack face hay hack đt cũng chả sợ.
Bài viết sặc mùi dạy đời láo toét. Riêng về công nghệ bảo mật lượng tử này nọ, nói cho sang mồm. Đến khi toàn bộ dữ liệu bị lấy cắp chỉ bằng một video gửi qua WhatsApp là biết mùi ngay.
htson16
TÍCH CỰC
4 năm
@hackpeace thùng rỗng kêu to nhưng rất thích bình luận .bây giờ mới biết à ,từng lời nói của thằng này đã lòi ra cái sự ngu dốt rất thích thể hiện từ lâu rồi càng nói càng thấy ngu từ lâu rồi
@from team b with love về team B mà thu dẩm với nhau kkkkkk
@ufdb H toàn hack dữ liệu bằng app thứ 3 chứ ai thèm đánh ba con chip bảo mật này, social hacking thì bảo mật tiên tiến cỡ nào cũng chết chứ chả giảm được % nào đâu
raindal
TÍCH CỰC
4 năm
@hackpeace Biết sao không. Tại Vin là cty VN. Chứ là cty Mỹ xem, bạn ta sẽ ca tụng như thánh trên trời. 😌
Dương 1H
TÍCH CỰC
4 năm
Bài này chất lượng cần phát huy và nhân rộng😑
Socola H2O
ĐẠI BÀNG
4 năm
Mình xài máy này là ko bị lấy dữ liệu, theo dõi người dùng đúng ko anh
Mavinuio
TÍCH CỰC
4 năm
@Socola H2O Xài máy này thì khó dò đc mật khẩu, nói chung là bảo mật cao. Chứ dữ liệu hay theo dõi thì trừ khi không xài.
ufdb
CAO CẤP
4 năm
@Socola H2O cho Vin theo dõi cũng được bạn ạ, còn hơn là ngoại bang.
Socola H2O
ĐẠI BÀNG
4 năm
@Mavinuio Có máy nào dễ dò mật khẩu đâu anh? Nói như anh thì samsung, apple, bphone bảo mật kém à?
Mavinuio
TÍCH CỰC
4 năm
@Socola H2O Thì làm gì có máy nào dễ dò mật khẩu? Chỉ có khó dò hơn hay không thôi. Mà cho dù mình biết mình cũng không nói cho bạn làm gì.
@ufdb 😁😁😁
Tóm lại là trên thực tế bảo mật lượng tử có thể bị hack ko vậy anh em?
@nhtphuc Không gì là không thể b nhé. Ngay như cái máy bay UAV của mỹ bay vào IRAN nó còn hack để hạ cánh nguyên vẹn thì cái điện thoại vào triệu đã là gì đâu.
@nhtphuc hack thì hack đc nhưng thực tế thì tới khi trái đất nổ tung thêm 1 lần nữa chưa chắc j giải mã đc
[Zeus]
CAO CẤP
4 năm
@nhtphuc Theo kinh nghiệm xài Windows bao năm của mình thì mấy cái nào không hắc được họ sẽ tìm cách cờ rắc. Thay vì tốn 10.000 năm để dò mã, dịch ngược, tìm chìa khoá thì đập luôn ổ khoá. 😆
@nhtphuc Thực tế thì khó, nhưng còn phụ thuộc vào hack kiểu gì, ví dụ bắn con malware vô để nó listen vào bàn phím (và Android có lỗ hổng cho phép điều đó) thì lượng tự gì gì cũng bó tay
@nhtphuc Được bạn
Bạn thấy lỗi checkm8 trên các chip A từ iPhone x trở xuống không. Mấy con chip bảo mật này cũng vậy thôi. Tuy có bảo mật hơn nhưng không dính lỗi này thi cũng dính lỗi kia. Có chăng là có phát hiện ra lỗi hay không thôi.
Về cơ bản thì không gì là không thể bị hack.

Xu hướng

Bài mới









  • Chịu trách nhiệm nội dung: Trần Mạnh Hiệp
  • © 2024 Công ty Cổ phần MXH Tinh Tế
  • Địa chỉ: Số 70 Bà Huyện Thanh Quan, P. Võ Thị Sáu, Quận 3, TPHCM
  • Số điện thoại: 02822460095
  • MST: 0313255119
  • Giấy phép thiết lập MXH số 11/GP-BTTTT, Ký ngày: 08/01/2019