Trung Quốc - 40 năm dự án tái tạo rừng và những bài học thiết thực

_vphlinh_
15/9/2020 12:21Phản hồi: 66
Trung Quốc - 40 năm dự án tái tạo rừng và những bài học thiết thực
"Great Green Wall", hay có thể gọi là "Vạn Lý Trường Thành Xanh" của Trung Quốc, là một trong số ít các chiến dịch thuộc dự án "Billion-Tree Project" nhằm tái tạo rừng và hệ thống thảm thực vật đã đạt được những kết quả khá khả quan. Tuy vậy, không ít những thất bại và kinh nghiệm xương máu dần được đúc kết hẳn sẽ khiến chúng ta không khỏi suy ngẫm...

cay1.jpg Góc nhìn từ trên cao tại khu vực sa mạc đang được "xanh hóa"

Hằng năm, cứ vào mùa xuân, tất cả người dân Trung Quốc thuộc đủ mọi tầng lớp, từ các quan chức chính phủ, cho đến các nhà sư phạm, công nhân viên chức cùng với các học sinh, sinh viên… đều sẽ trải qua những chuyến dã ngoại và tham gia các hoạt động “trồng rừng". Các ngôi sao điện ảnh nổi tiếng sẽ lần lượt xuất hiện với tư cách “đại sứ trồng rừng”. Giới truyền thông thì nhiệt liệt tuyên dương các gương mặt tiêu biểu trong việc thực hiện công tác trồng rừng. Đây chính là một trong những chiến dịch “gây rừng” đã từng được chính phủ Trung Quốc sử dụng nhằm thực hiện các dự án tái tạo mảng xanh tại quốc gia này.

Dự án Rừng phòng hộ ba khu vực phía Bắc được triển khai từ năm 1978 với mục đích bảo vệ các khu vực lãnh thổ ở phía bắc-tây bắc-tây nam, cũng chính là ba khu vực hằng năm đều chịu ảnh hưởng của các trận bão cát từ Sa mạc Gobi quét qua. Mục tiêu đề ra là cho đến trước năm 2050, toàn quốc thực hiện trồng mới khoảng 35 triệu hecta cây xanh - tạo thành khu rừng có diện tích tương đương lãnh thổ nước Đức - trải dài qua khắp vùng lãnh thổ phía bắc.

cay0.jpeg Một phần quang cảnh thuộc dự án rừng phòng hộ chống bão cát

Trong suốt 4 thập niên tiếp theo kể từ khi dự án được chính thức tiến hành, việc trồng cây đã trở thành một trong những giải pháp được cả giới tư nhân và nhà nước ưa chuộng với hy vọng có thể phòng chống hiện tượng biến đổi khí hậu. Kể từ đây, các dự án “phủ xanh Trung Quốc” bởi các cánh rừng bạt ngàn trải dài khắp lãnh thổ dần được hình thành và định hình chi tiết, với những kết quả ban đầu khá khả quan, góp phần quan trọng để vạch ra hướng đi tiếp theo cho các dự án tương tự.



“Dục tốc bất đạt” và hậu quả kèm theo…


khutrongrung.jpg Một "khu công trường trồng rừng" tại phía bắc Trung Quốc, 2007

Mặc dù kế hoạch trông rừng quy mô lớn này được đề ra với quãng thời gian để hoàn thành là 72 năm, chính quyền các địa phương lại muốn mau chóng có thể thu hoạch kết quả. Để đáp ứng “tham vọng” này, loại cây họ chọn để trồng phần lớn là các cây gỗ dương, loại cây mau phát triển và có thể chịu được khí hậu lạnh, khô. Chính yếu tố này cùng với những yếu kém trong việc triển khai quy hoạch, sự đòi hỏi phi thực tế của chính quyền địa phương, cũng như việc thiếu hụt các kiến thức liên quan đến trồng rừng, chăm rừng… đã khiến công tác thực hiện dự án diễn ra không mấy suôn sẻ, các bất cập, khó khăn dần xuất hiện và ngày càng dày đặc hơn.

Vào những năm 1990, một số lượng lớn các cây này đã chết dần do chịu ảnh hưởng của loại Bọ cánh cứng sừng dài châu Á (Asian longhorn Beetle), một loại bọ ưa thích những cây gỗ mềm, bao gồm cả các cây họ dương. Việc chỉ trồng duy nhất một giống cây đã tạo tiền đề cho sự xuất hiện của các loại động vật thiên địch cũng như các bệnh dịch khác. Chính quyền đã phải đốn bỏ hàng trăm cây bị hư hại, một phần số lượng gỗ đã được đóng thành các loại nội thất và được bày bán trên thị trường thương mại quốc tế. Kế hoạch trồng cây vẫn được thực hiện, các loại cây trồng đôi khi cũng được lựa chọn đa dạng hơn.

cay.jpg

Viễn cảnh tồi tệ hơn có thể xảy ra chính là, việc trồng các cây ngoại lai ở những vùng đất khô cằn - cũng chính là cách Trung Quốc đang áp dụng - sẽ khiến khả năng sống sót của cây bị suy giảm, đồng thời khiến tình trạng khan hiếm nước trở nên trầm trọng hơn và có thể phá hoại đến các hệ sinh thái trong khu vực và vùng lân cận.


Những dấu hiệu khả quan


trongcay_dothi.jpg Cây xanh được trồng ngay trên hệ thống trạm dừng tàu điện ngầm ở Trùng Khánh

Tỉ lệ rừng thực sự đã gia tăng từ 12% lên đến 22% kể từ năm 1978. Kế hoạch trồng thêm cây xanh và mở rộng các khoảng xanh đô thị ở Trung Quốc có lẽ lại thành công hơn nhiều. Từ năm 2004, có khoảng 170 thành phố đã khởi động chiến dịch “thành phố rừng” - “xanh hóa” các khu vực ngoài trời và nỗ lực cắt giảm sự ô nhiễm. Trung bình, mỗi thành phố đều xây dựng thêm khoảng 13.000 hecta công viên/cây xanh mỗi năm.

Quảng cáo



Điểm sáng điển hình nhất của kế hoạch này chính là tại Hùng An Tân Khu (Xiong'an New Area). Cách Bắc Kinh khoảng 130km về phía tây nam, Hùng An Tân Khu được chính Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình lựa chọn để thực hiện dự án Millennium Forest - dự án trồng rừng với hơn 100 giống cây đặc tuyển. Khoảng 3.400 hecta cây non sẽ được trồng vào mùa thu này ở Hùng An Tân Khu. Trung Quốc sẽ đẩy mạnh tiến trình trồng cây gây rừng nhằm hoàn thành kế hoạch phủ xanh 40% diện tích đất đô thị tại 7/10 thành phố vào cuối thập kỷ này.

hungantankhu.jpg Góc nhìn trên cao của khu vực Hùng An Tân Khu

duanmottrieucay.jpeg Một góc khu vực được dùng để triển khai dự án Millennium Forest


Kinh nghiệm và các kế hoạch tương lai


Nhiều bằng chứng cho thấy Trung Quốc đang dần rút ra được bài học từ các sai lầm trồng rừng trước đó. Giai đoạn hai của dự án giúp kiểm soát bão cát tại khu Bắc Kinh-Thiên Tân đang kêu gọi dành ra 85% đất chuyên dụng để trồng rừng nhằm tách biệt phần đất bị bạc màu, cho phép thảm thực vật được hồi phục và phát triển tự nhiên. Tuy vậy, vấn đề đặt ra chính là, liệu rằng cách làm này có khả thi hay không khi mà phần lớn lớp dinh dưỡng trên bề mặt đất đã biến mất.

kiemtracay.jpeg Nông dân đang kiểm tra quả nhục thục dung

Bên cạnh đó, chính phủ cũng kịp thời nhận thức được tầm quan trọng của cộng đồng dân cư (sống xung quanh các khu vực được chọn) trong quá trình thực hiện các dự án trồng rừng. Tổ chức Alashan - một tổ chức từ thiện hoạt động với mục đích chống lại hiện tượng sa mạc hóa, đã chuẩn bị một dự án tái tạo mảng xanh khi lên kế hoạch cho trồng khoảng 100 triệu cây Haloxyons - loại thực vật tuy nhỏ bé và trông khá mong manh, thế nhưng khả năng thích nghi tại môi trường sa mạc khắc nghiệt với nguồn dinh dưỡng nghèo nàn lại chính là lý do khiến nó được chọn để tiến hành gieo trồng ở vùng Alxa thuộc Nội Mông Cổ.

Quảng cáo



Alashan đã ngỏ ý “kêu gọi” hợp tác với cư dân ở khu vực đó trong việc chăm sóc thảm xanh này. Điều kiện đặt ra chính là, trong vòng ba năm, họ sẽ phải chăm sóc vườn cây này, và họ đương nhiên sẽ được trả công khi 65% giống cây có thể tồn tại. Hơn thế nữa, người dân cũng có thể kiếm thêm thu nhập bằng cách thu thập quả nhục thục dung (Herba Cistanche) để đem bán hoặc có thể tự sử dụng (đây là một trong số các vị thuốc đông y).

haloxyons.jpg Thảm xanh Haloxyons tại vùng hoang mạc Nội Mông Cổ

Tổ chức Alashan cũng đã cho người tìm hiểu trước các điều kiện liên quan tại khu Nội Mông Cổ. Dù vấp phải một số lời chỉ trích, nhưng nhóm người thực hiện khảo sát thông qua những kinh nghiệm tích lũy được sau một thời gian sinh sống tại đây cho biết, cư dân ở khu vực này vẫn muốn có thể trồng rừng lại, hoặc là một loại thực vật bất kỳ nào đó, còn hơn là để một vùng đất rộng lớn bị sa mạc hóa, trơ trọi nứt nẻ.

cay3.jpg cay2.jpg Từ đàn ông cho đến đàn bà, ai ai cũng ra sức gieo giống gây rừng

Chuyên gia ngành khoa học môi trường cũng nhận xét về việc trồng cây độc canh trên diện tích đất bạc màu vẫn tốt hơn việc để trống và lãng phí đất, nhưng nếu có thể trồng xen canh các loại cây chắc chắn sẽ tốt hơn nhiều, bởi quần thể sinh vật đa dạng sẽ giúp phát triển các chức năng của hệ sinh thái. Một nghiên cứu được thực hiện dựa trên điều kiện này đã chỉ ra: khả năng “giam giữ carbon" của khu vực chỉ có cây độc canh trung bình đạt khoảng 12 tấn carbon/hecta, trong khi đó với cùng một diện tích khu vực nhưng hệ sinh thái cây cối đa dạng có thể “giữ” đến 32 tấn carbon/hecta.

Sau tất cả những điều trên, Trung Quốc vẫn vô cùng tự hào với những nỗ lực nhằm phục hồi rừng mà họ thực hiện đã có thể được coi là thành công. Đây chính là một trong những cách thức “giải quyết vấn đề dựa trên môi trường tự nhiên”. Chính bởi những điều ấy, các “Vạn Lý Trường Thành xanh” đã dần trở thành chủ đề chính trong các cuộc thảo luận diễn ra vô cùng sôi nổi.

Những công trình trồng rừng dài hạn và đầy tốn kém của Trung Quốc đã phần nào giúp chúng ta hiểu rõ hơn về những khó khăn mà ta sẽ phải đối mặt khi muốn tái tạo và chăm sóc một khu rừng, nhấn mạnh rằng công việc này có tính chất vô cùng phức tạp và đòi hỏi sự tinh tế, tỉ mỉ vô cùng.

Theo Bloomberg
66 bình luận
Chia sẻ

Xu hướng

VN mấy năm nay hô hào trông cây xanh các kiểu con đà điểu nhưng thực tế thống kê lại chán phèo.
@Siêu nhân gầy Trung quốc: Trồng thêm rừng, trồng thêm cây xanh đô thị thành phố giảm ô nhiểm

Việt nam: Chọn cây xà cừ gỗ tốt đốn sạch để xây cao tốc “trên không”, thành thị trơ trọ toàn xi măng và lòng đường

Người anh em ngu như bò
@hoanglogans 1 là đang ngồi trên ghế sextoy
2 là đang ngồi trên sextoy
GiT
TÍCH CỰC
4 năm
Ko biết khi nào hành tinh mới xanh trở lại...
@GiT sau khi con người chết hết
@hieu282828 Câu trả lời nghiệt ngã nhưng lại đúng. Tìm phương án khác đi bạn ơi.
QuangTKHD
ĐẠI BÀNG
4 năm
@tranbinh198074 Chỉ là vấn đề thời gian
Ồ sau khi có Tiền thì TQ bắt đầu chú trọng hơn vào môi trường
Không biết lều báo này có gián điệp của tàu cộng hay không, mới đọc comment của cha nội này bên bài "Microsoft nhúng data center xuống biển, vừa mát vừa bền vừa tiết kiệm điện". Thì rất nhanh đã có bài bưng bô "40 năm dự án tái tạo rừng và những bài học thiết thực" ở đây, ngay đây. Quá nhanh, quá nguy hiểm !
111111.PNG
@Đoàn Văn Địch Nảy cũng đọc được cmt của nó
shuchanglove
ĐẠI BÀNG
4 năm
@Đoàn Văn Địch T tính cmt nhắc đến cmt của ông này 😆 vc thặc
TonyWu
CAO CẤP
4 năm
@Đoàn Văn Địch 2 cái mục đích và quy mô khác xa nhau.
MS làm cho lợi mình, TQ làm cho nước nó.
@Đoàn Văn Địch hHic, tính ra là nhờ cmt này em mới biết tới có cmt đó luôn...
Nhiệt độ ngày càng nóng lên, mong là những dự án cây xanh tiếp tục được nhân rộng và phát triển.
Phải thế chứ, phá rừng nhiều quá rồi
Blackcataz
TÍCH CỰC
4 năm
khôn phết tq thì trồng cây nhưng thương lái sang mấy làng nghề của VN đặt làm đồ gỗ nhiệt tình 😆
@Blackcataz Khôn hay ngu là chỗ đó đó, nó đi khắp tg gom về, trong nước giảm khai thác rừng lại. Quá hay cho cái đầu tụi khựa
TonyWu
CAO CẤP
4 năm
@Blackcataz tiền vào túi ai?
@TonyWu Tùy thôi, đầu cơ thì chấp nhận mạo hiểm, lãi cao nhưng mất cũng lớn. Nhìn vụ cây si, gỗ sưa là hiểu liền. Tiền vào túi ai không quan trọng, quan trọng là phải mất tiền thì mới khôn ra được.
bachcudi
ĐẠI BÀNG
4 năm
@Blackcataz Trước xuất khẩu gỗ, dầu, than đá.. Giờ thì ngạo nghễ nhập ngược về lại, hỏi có khôn không :')
baduy90
TÍCH CỰC
4 năm
Trước tôi ở rừng, kiểm lâm bảo kê cho lâm tặc phá rừng. Thuê nhân công đi cắt ghỗ giá rất cao, cứ đêm đến là chở hàng đi cả đêm. VN rừng tuy vẫn xanh, nhưng toàn cây bụi và cỏ. Còn cây to chắc rừng Phòng hộ còn vàu cây.
Socola H2O
ĐẠI BÀNG
4 năm
@baduy90 Ghỗ là giá cao đúng rồi còn gì
baduy90
TÍCH CỰC
4 năm
@Socola H2O Trả mấy ae dân bản 1t/ngày đó. Tôi hỏi họ kiểm lâm vào làm gì thế, họ bảo vào đếm số lượng đã chặt được để làm giấy, tối chuyển xg bìa rừng cho lên xe oto.
dual1
CAO CẤP
4 năm
Mình đã coi 1 clip nói về công cuộc trồng rừng này ở tq, cảm thấy rất khâm phục nước bạn. Những người trồng rừng, nông dân có sự kiên nhẫn, bền bỉ to lớn vì kv này rất khắc nghiệt (bão tuyết, cát, ...) nên họ canh cứ cây nào chết là trồng lại liền, ban đầu số ít cây sống sót, số cây sống sót này chính là cải tạo điều kiện đất, giữ nước. Và cứ thế họ trồng thêm.
Cảm thấy quá giỏi
kushkushkush
ĐẠI BÀNG
4 năm
@dual1 phải công nhận cái đầu của bọn làm chính trị TQ gớm thiệt
dual1
CAO CẤP
4 năm
@kushkushkush Mình ko quan tâm khía cạnh đó, chỉ quan tâm họ đã cải tạo được khu vực hoang hoá, trồng rất nhièu rừng, cải tạo đaat, tạo độ ẩm cho đaat và những người thế hệ sau được thừa hưởng điều này.
Cũng có 1 cặp vợ chồng brazil nữa trồng được 20 triệu cây xanh, cũng rất giỏi.
@dual1 Có nhiều bài báo và clip nói về công cuộc này rồi, mình cũng rất khâm phục và ủng hộ.
Người Tàu rất giỏi về mọi mặc kể cả điếm thúi .
hackpeace
ĐẠI BÀNG
4 năm
@vo khanh tan điếm thúi phải học mấy a tây lông 😆)) bọn khựa này phải xếp hàng đệ tử
@hackpeace Ko cần phải đem Tây lông , Tây lá ra biện minh đâu cu . Nói Tàu điếm thúi cay cú hay sao mà phải đem Tây ra đỡ đạn thế 😃))))))
hackpeace
ĐẠI BÀNG
4 năm
@vo khanh tan Ah, ý mình là tây hay tàu đều điếm thui nhen, mà tàu phải học tây lông nhiều.

Mình là người V hỉ, nói tiếng V lun. Yên tâm nha.

ah, lên mạng nc ko nên lôi cu dái ra nha, mất dại lắm =))
@hackpeace ??? nói chuyện méo ăn nhập là sao ? cu dái gì ở đây??? Tây có điếm thúi thì mackeno .người ta đang nói về Tàu tự nhiên lôi tây vào là sao ? đụng tới Tàu là nhảy lên 1 đống dậy đó. tánh kì nha .
NatvPa
TÍCH CỰC
4 năm
Người ta trồng rừng ở sa mạc và bắt đầu thu quả ngọt.
Chúng ta có khí hậu nóng ẩm mưa nhiều nhưng càng ngày càng ít cây.
Được cái mưa ở chỗ mình rất lạ, thay vì mưa chỉ có nước, mưa ở ta còn có cả gỗ thì phải, mấy lần mưa lớn là thấy gỗ trôi sông.
18K
CAO CẤP
4 năm
Nhắc đến rừng dạo này nghĩ ngay đến Hà Anh Tuấn và dự án Rừng Việt Nam.
Kết hợp với trồng là đi ăn cắp, ăn cướp
@Mongtonhatlang thích gào chính trị thì biến ra chỗ khác đi bạn, đây ko phải chỗ
Jos AT
TÍCH CỰC
4 năm
Cái này là mong cứu vãn tình thế quá
Thấy bình thường, cái gì cũng có giá của nó, khai thác sớm, tận thu thì hậu quả lãnh sớm, biết cân đối thì hậu quả đến muộn. Cứ như thiên đường hạ cây phá rừng có giấy phép chính thống thì chả ai dám nói gì.
VN chưa quan tâm vì còn đang bận phân lô bán nền rồi
Sa mạc hóa mới lo trồng rừng khác gì nước đổ lá môn
phá tgif dể trồng hơi khó

Xu hướng

Bài mới









  • Chịu trách nhiệm nội dung: Trần Mạnh Hiệp
  • © 2024 Công ty Cổ phần MXH Tinh Tế
  • Địa chỉ: Số 70 Bà Huyện Thanh Quan, P. Võ Thị Sáu, Quận 3, TPHCM
  • Số điện thoại: 02822460095
  • MST: 0313255119
  • Giấy phép thiết lập MXH số 11/GP-BTTTT, Ký ngày: 08/01/2019