Dmitry Rogozin - người đứng đầu Roscosmos - cơ quan vũ trụ của Nga, đưa ra tuyên bố trên ngay sau khi các nhà nghiên cứu báo cáo tìm thấy bằng chứng về khả năng tồn tại sự sống ẩn chứa trong tầng mây của Sao Kim.
Các nhà khoa học đã phát hiện ra dấu hiệu của phân tử phốtphin - một chất hóa học được biết chủ yếu hình thành từ vật sống (hoặc bằng những cách bí ẩn khác mà khoa học chưa khám phá ra). Tuy vậy, Sao Kim không phải là nơi mà sự sống có thể tồn tại (đủ lâu) bởi nhiệt độ và áp suất nơi đây có khả năng thiêu cháy mọi vật thể; có lẽ sự sống đã tồn tại theo một cách khác.
Giới khoa học từ lâu đã nghi ngờ về khả năng tầng mây axit phủ trên bề mặt Sao Kim có thể đã che giấu “sự sống” trên hành tinh này. Không như bề mặt có nhiệt độ cao và thiếu dưỡng khí kia, tầng mây của Sao Kim là nơi tồn tại những điều kiện tương tự như ở Trái Đất, với mức nhiệt dao động khoảng 30 độ C cùng với mức áp suất giống như áp suất chúng ta cảm nhận được trên bề mặt Trái Đất.
Trong khoảng năm 1967 và 1984, Liên bang Xô Viết đã gửi một loạt tàu thăm dò ra ngoài vũ trụ để khám phá Sao Kim. Phần lớn các nhiệm vụ đều thất bại, chỉ một số ít tàu vũ trụ trong số tàu trên có thể gửi về Trái Đất nguồn dữ liệu quan trọng về Sao Kim. Venera 7 là thiết bị thăm dò đầu tiên đáp thành công lên bề mặt hành tinh (mặc dù sau đó nó cũng bị phá hủy ngay lập tức). Năm 1976, Venera 9 đã ghi lại loạt ảnh đầu tiên về hành tinh chứa đầy bụi khí này. Venera 15 và Venera 16 là hai thiết bị cuối cùng thực hiện nhiệm vụ trong chuỗi chiến dịch Venera, tập trung vào việc đo lường các tỷ lệ trên bề mặt Sao Kim.
Mặc dù những thành tựu trong hành trình khám phá Sao Kim mà Liên bang Nga mang lại cho thế giới là vô cùng giá trị, thế nhưng không có nghĩa là quốc gia này có thể sở hữu Sao Kim chỉ vì là quốc gia “đặt chân” đến đó đầu tiên - hay chính xác hơn là nhờ Hiệp ước Ngoài Vũ trụ - Outer Space Treaty được ký năm 1967, loại bỏ khả năng sở hữu bất kỳ hành tinh, mặt trăng hay kể cả một thiên thể nào trong hệ mặt trời và trong vũ trụ… của bất cứ quốc gia nào (trên Trái Đất).
Tất nhiên, Nga vẫn không có ý định từ bỏ công cuộc khám phá Sao Kim, nhưng Nga chắc chắn không cô hề cô đơn trên hành trình này, bởi vì NASA cũng đã triển khai hàng loạt các chiến dịch khám phá về “hàng xóm” gần nhà chúng ta nhất trong hệ mặt trời.
Theo Popularmechanics
Các nhà khoa học đã phát hiện ra dấu hiệu của phân tử phốtphin - một chất hóa học được biết chủ yếu hình thành từ vật sống (hoặc bằng những cách bí ẩn khác mà khoa học chưa khám phá ra). Tuy vậy, Sao Kim không phải là nơi mà sự sống có thể tồn tại (đủ lâu) bởi nhiệt độ và áp suất nơi đây có khả năng thiêu cháy mọi vật thể; có lẽ sự sống đã tồn tại theo một cách khác.

Giới khoa học từ lâu đã nghi ngờ về khả năng tầng mây axit phủ trên bề mặt Sao Kim có thể đã che giấu “sự sống” trên hành tinh này. Không như bề mặt có nhiệt độ cao và thiếu dưỡng khí kia, tầng mây của Sao Kim là nơi tồn tại những điều kiện tương tự như ở Trái Đất, với mức nhiệt dao động khoảng 30 độ C cùng với mức áp suất giống như áp suất chúng ta cảm nhận được trên bề mặt Trái Đất.
Trong khoảng năm 1967 và 1984, Liên bang Xô Viết đã gửi một loạt tàu thăm dò ra ngoài vũ trụ để khám phá Sao Kim. Phần lớn các nhiệm vụ đều thất bại, chỉ một số ít tàu vũ trụ trong số tàu trên có thể gửi về Trái Đất nguồn dữ liệu quan trọng về Sao Kim. Venera 7 là thiết bị thăm dò đầu tiên đáp thành công lên bề mặt hành tinh (mặc dù sau đó nó cũng bị phá hủy ngay lập tức). Năm 1976, Venera 9 đã ghi lại loạt ảnh đầu tiên về hành tinh chứa đầy bụi khí này. Venera 15 và Venera 16 là hai thiết bị cuối cùng thực hiện nhiệm vụ trong chuỗi chiến dịch Venera, tập trung vào việc đo lường các tỷ lệ trên bề mặt Sao Kim.
Mặc dù những thành tựu trong hành trình khám phá Sao Kim mà Liên bang Nga mang lại cho thế giới là vô cùng giá trị, thế nhưng không có nghĩa là quốc gia này có thể sở hữu Sao Kim chỉ vì là quốc gia “đặt chân” đến đó đầu tiên - hay chính xác hơn là nhờ Hiệp ước Ngoài Vũ trụ - Outer Space Treaty được ký năm 1967, loại bỏ khả năng sở hữu bất kỳ hành tinh, mặt trăng hay kể cả một thiên thể nào trong hệ mặt trời và trong vũ trụ… của bất cứ quốc gia nào (trên Trái Đất).
Tất nhiên, Nga vẫn không có ý định từ bỏ công cuộc khám phá Sao Kim, nhưng Nga chắc chắn không cô hề cô đơn trên hành trình này, bởi vì NASA cũng đã triển khai hàng loạt các chiến dịch khám phá về “hàng xóm” gần nhà chúng ta nhất trong hệ mặt trời.
Theo Popularmechanics