TTBC23

TTBC23


Từ chối làm theo luật là phản ứng tâm lý tự nhiên của con người

Didu
8/2/2021 13:10Phản hồi: 10
Từ chối làm theo luật là phản ứng tâm lý tự nhiên của con người
Các nhà khoa học cho biết họ tìm thấy sự liên hệ giữa những hành vi chống đối hay từ chối làm theo luật trong lịch sử phát triển của con người. Trong thời kỳ dịch bệnh, chúng ta thấy có những tranh luận về hành vi từ chối đeo khẩu trang tại nhiều quốc gia. Nó được liên hệ với việc không thắt dây an toàn khi lái xe những năm 1970 khi trang bị an toàn này mới ra đời.

"Sở dĩ, những quy định, luật lệ như vậy ảnh hưởng tới cơ thể và tâm lý con người nên rất dễ có những tranh luận về mặt cảm xúc", theo nhà tâm lý Hans-Peter Erb. Những luật lệ nhằm hạn chế, ngăn cấm một hành động nào đó thường dẫn tới phản ứng tự vệ, thứ được gọi là phản kháng tâm lý (reactance psychology). Các bậc cha mẹ cũng không xa lạ gì với hiện tượng tâm lý này.

5000960_tai_gia_-5.jpg
Nói về thói quen đeo khẩu trang nơi công cộng, các nước châu Á đã quen với trang bị này nên khi dịch bệnh bắt buộc phải đeo thì không mấy căng thẳng. Trái lại ở các nước châu Âu hay Mỹ, nó tạo nên những tranh luận và phản kháng rất gắt gao. Những người làm nhiệm vụ, sĩ quan cảnh sát dễ trở thành nạn nhân của những người chống đối không đeo khẩu trang nơi công cộng. Năm ngoái tại Pháp, một tài xế xe buýt đã bị tấn công đến chết khi nhắc hành khách đeo khẩu trang là quy định bắt buộc.

Quay lại lịch sử khi dây an toàn trong xe hơi là một trang bị mới mẻ. Nếu như ngày nay, thắt dây an toàn đã trở thành thói quen, đôi khi là văn minh thì những năm 1970, chỉ có khoảng 10% người dân sử dụng dây an toàn tại Đức. Khi trở thành yêu cầu bắt buộc trong lúc đi xe, cũng đã có những phản ứng khá tiêu cực và chống đối về loại trang bị này.

Theo Hans-Peter Erb, lý giải cho những phản ứng tiêu cực, ông cho rằng con người khi đó coi xe hơi là biểu tượng của sự tự do và rồi dây an toàn ra đời và sự tự do đó đã biến mất. Erb cũng cho rằng những luật lệ như vậy liên quan tới cơ thể và tâm lý nên nó dễ nhận được những phản ứng về mặt cảm xúc hơn là những loại luật về thuế...

4954160_cover_day_an_toan_tinhte.jpg
Những yêu cầu bắt buộc về đeo khẩu trang hay trước đó là seat belt thường dễ dẫn tới phản ứng tự vệ. "Có sự khác biệt to lớn giữa việc tự quyết định làm một thứ gì đó và bị ép buộc phải làm", Erb cho biết và ông so sánh nó với việc một ông bố ngăn cấm con gái của mình đến chơi ở club. Xét về tâm lý học, người ta gọi đó là phản kháng tâm lý. Con người thường có xu hướng lấy lại những gì mà họ bị ngăn cấm và không được tự quyết. Nhiều quốc gia đã áp dụng hình phạt cho những người không đeo khẩu trang, giống như luật lệ liên quan tới dây an toàn. Sợ bị phạt là một yếu tố mạnh mẽ giúp thay đổi hành vi của con người.

Tuy nhiên, Hans-Peter Erb tin rằng yêu cầu đeo khẩu trang nơi công cộng sẽ trở nên bình thường và phổ biến tại Đức, giống nhiều quốc gia châu Á. Ông liên hệ nó với việc cấm hút thuốc nơi công cộng, con người có xu hướng trở nên quen với những thay đổi đó. Hay như dây an toàn, nó trở thành thói quen mỗi khi ngồi lên xe.

Nguồn: BI
10 bình luận
Chia sẻ

Xu hướng

nmdhabl
ĐẠI BÀNG
3 years
Trong khoa học cũng phải hoài nghi cho đến khi tìm ra
Ai đó từng nói: "luật sinh ra để vi phạm" mà 😁
| Sent from CRAZYSEXYCOOL1981 using BlackBerry Athena |
Mit tơ Nat
ĐẠI BÀNG
3 years
Cấm đái bậy. Cấm đổ rác... 🤣
Thank bạn
Virus online mà bắt đeo ktr offline Ng ta phản kháng phải rồi. Nếu người chết như rạ xem có sợ ko?

Tây nó cũng khôn chứ có ngu đâu. Nó nhìn xung quanh người thân nó ko chết ắt nó phải suy luận ra con virus cùi bắp
Carl
CAO CẤP
3 years
@3bkshared Khôn quá chết nửa triệu mạng.
lalapro1391
ĐẠI BÀNG
3 years
Thông tin hữu ích nè.
Freedom muôn năm
"thứ được gọi là phản kháng tâm lý (reactance psychology)"

--> tâm-lý phản kháng

Chớ phải "phản kháng tâm-lý".
ở VN đến bây giờ ko đeo khẩu trang lên buýt thì tài có quyền mời xuống (Nhất là vinbus). Tuy nhiên các buýt khác cũng lỏng lẻo dần.

Nói chung bảo dân trí thấp thì lại tự ái, nhưng thực sự dân trí của VN ko cao, từ tham gia giao thông, tới các hành vi xếp hàng, tranh luận, phản biện, nghi vấn. 😁

Xu hướng

Bài mới









  • Chịu trách nhiệm nội dung: Trần Mạnh Hiệp
  • © 2023 Công ty Cổ phần MXH Tinh Tế
  • Địa chỉ: Số 70 Bà Huyện Thanh Quan, P. Võ Thị Sáu, Quận 3, TPHCM
  • Số điện thoại: 02822460095
  • MST: 0313255119
  • Giấy phép thiết lập MXH số 11/GP-BTTTT, Ký ngày: 08/01/2019