Citibank và bài học về giao diện UI phần mềm trị giá 500 triệu USD

P.W
18/2/2021 20:31Phản hồi: 130
Citibank và bài học về giao diện UI phần mềm trị giá 500 triệu USD
Vừa rồi ngân hàng Citibank bên Mỹ “chuyển nhầm” 900 triệu USD. Họ đòi được 400 triệu USD, nhưng những người khác tuyên bố không trả, để rồi thẩm phán tòa án tuyên bố Citibank không được đòi số tiền đã chuyển nhầm ấy. Cái chuyện thật như đùa ấy không chỉ có nguồn cơn từ sự bất cẩn của nhân viên ngân hàng, mà đó thực sự là bài học về giao diện người dùng mà Citibank phải trả với giá nửa tỷ USD. Phần mềm rối rắm, giao diện khó hiểu âu cũng là thứ góp phần gây ra sự bất cẩn nói trên.

Đọc thêm: Citibank mất 500 triệu USD do chuyển nhầm cho khách hàng

Nhắc lại câu chuyện, Citibank là đại diện của nhãn hàng mỹ phẩm Revlon, đơn vị vốn đang nợ những nhà cung cấp dịch vụ tín dụng hàng trăm triệu USD. Ngày 11/8/2020, Citibank đáng lẽ ra chỉ phải gửi 7,8 triệu USD tiền lãi khoản vay cho những bên tín dụng. Nhưng cùng lúc, Revlon cũng đang tái cơ cấu các khoản nợ, trả tiền cho một vài bên, và gói những khoản nợ còn lại thành một gói vay mới. Điều này, kết hợp với giao diện rối rắm của phần mềm tên là Flexcube, đã khiến Citibank lỡ tay trả nhầm toàn bộ khoản nợ chính, số tiền đáng lẽ ra phải đến năm 2023 mới phải trả đầy đủ.

[​IMG]

Hơn ai hết, có lẽ thẩm phán Jesse Furman đã mô tả hoàn hảo nhất toàn bộ sự việc này:


“Trên Flexcube, cách dễ nhất (hoặc cũng có thể là cách duy nhất) để triển khai một giao dịch trả tiền lãi, đó là nhập dữ liệu vào hệ thống để trả toàn bộ khoản nợ, qua đó kích hoạt luôn tính năng trả tiền lãi cho tất cả những bên cho vay, nhưng khoản nợ chính sẽ được chuyển về một tài khoản “wash account”, một tài khoản nội bộ của Citibank, để chắc chắn rằng khoản tiền đó không rời khỏi ngân hàng, mà chỉ trả lãi. Trong trường hợp này, giao dịch được triển khai để trả một phần khoản nợ cộng lãi cho phía Angelo Gordon tính đến ngày 11/08/2020.”

Chí ít đó là những gì đáng lẽ phải xảy ra. Quá trình giao dịch, nhập dữ liệu thông tin vào phần mềm Flexcube được một đối tác ở Ấn Độ của Citibank tên là Arokia Raj thực hiện. Giao diện phần mềm khi thực hiện giao dịch trông như thế này:

Tinhte_Citibank1.png

Raj tưởng rằng chỉ cần tick ô bên cạnh trường “PRINCIPAL” và nhập số tài khoản wash account của Citibank vào đó là xong, khoản nợ gốc sẽ không rời khỏi nhà băng, chỉ có khoản lãi và một phần khoản nợ trả theo hạn sẽ đến tay các đơn vị tín dụng. Nhưng không. Nếu muốn tiền nợ gốc ở nguyên trong tài khoản, Raj phải nhập cả số tài khoản của Citibank vào hai trường “FRONT” và “FUND” như trong hình, nhưng anh đã không làm như vậy.

Quy trình của Citibank đòi hỏi ba người xác nhận một giao dịch lớn như vậy. Thứ nhất là Raj, thứ hai là một đồng nghiệp của anh ở Ấn Độ, và người thứ ba là một nhân sự cấp cao của Citibank tại Delaware, Vincent Fratta. Lỗi không chỉ thuộc về Raj, khi cả ba người đều “tưởng” rằng chỉ cần nhập số tài khoản của Citibank vào trường “PRINCIPAL” và ấn dấu tick là xong. Thậm chí khi xác nhận giao dịch, Fratta còn viết rõ: “Trông ổn rồi, phiền các anh tiếp tục. Khoản nợ chính sẽ về tài khoản wash.”

Tiếc thay điều đó không xảy ra. Sáng hôm sau khi kiểm tra theo thói quen nghề nghiệp, Raj nhận ra số liệu khác rất xa so với số liệu giao dịch hôm trước. Citibank đã lỡ tay gửi 900 triệu USD thay vì 7,8 triệu. Khi ấy, ngân hàng Mỹ cố gắng xin lại khoản tiền đã gửi nhầm. Một vài đơn vị tín dụng đồng ý, nhưng số khác thì không, khiến Citibank không thể đòi lại được 500 triệu USD còn lại.

Tinhte_Citibank3.jpg

Thông thường thì gửi nhầm cũng không sao, vì lỡ tay trả hết nợ trước thời hạn thì các đơn vị có liên quan cũng sẽ dễ dàng xin một khoản vay mới. Nhưng lần này thì hơi khác, vì một vài bên tín dụng đã không còn quan hệ thân thiện với cả Revlon lẫn Citibank. Đầu năm, khi đại dịch COVID-19 bùng nổ, Revlon gặp khó về tài chính và muốn vay thêm tiền để kinh doanh. Vậy là họ thuyết phục phần lớn các chủ nợ cho chuyển tài sản vốn đã thế chấp cho khoản vay trước đó để vay khoản mới.

Quảng cáo



Các chủ nợ của Revlon khá cáu chuyện này, vì nhỡ Revlon không còn khả năng trả nợ, thì họ coi như mất trắng khoản tiền đã cho vay lần trước, chỉ tịch biên được tài sản thế chấp của một trong hai khoản vay. Nỗi lo này thực ra không hề vẩn vơ. Revlon vẫn đang khó khăn, nhưng các bên cho vay nhỏ, vì điều khoản, không thể đòi nợ trước hạn. Và thế là sai lầm của Citibank chỉ với cái giao diện phần mềm đã giúp cho những đơn vị cho vay thu hồi khoản nợ mà họ tưởng chừng không thể nào đòi lại được nữa.

Nhưng ở khía cạnh khác, vì đã trả hơn một nửa số nợ của Revlon, Citibank có thể sẽ trở thành bên cho vay tín chấp mới của chính Revlon.

Theo ArsTechnica
130 bình luận
Chia sẻ

Xu hướng

hppl
TÍCH CỰC
3 năm
mấy cái web ngân hàng giao diện nhìn như cái đám rừng ấy ,bọn nó thiết kế chắc cho nhân viên xài chứ ko phải cho người dùng xài
MrNghiaIT
TÍCH CỰC
3 năm
@COVID-19 CHN Chỉ là định ko trả nợ, mà thành trả thôi, chứ ai gọi là mất
@MrNghiaIT Các bạn hình như đang bị hiểu sai. Vde ko phài nằm ở Revlon có trả hay ko trả mà ở việc Citibank thực hiện giao dịch sai nguyên tắc (làm sai hợp đồng với Revlon). Sự việc ko liên quan đến Revlon, hoàn toàn là do Citibank sai trong giao dịch, nên mới có khả năng Citibank mất 500tr là vậy. Và dù ko mất thì cũng là bài học trị giá 500tr vì nó mang đến rất nhiều hệ lụy cho Citibank
khanh2301
ĐẠI BÀNG
3 năm
@lilares Thẩm phán nói chứ ai phán bạn? Hay bạn phán là thẩm phán họ rảnh nên họ phán z chứ chưa kiện ra toà?
MrNghiaIT
TÍCH CỰC
3 năm
@COVID-19 CHN Chỉ là nhầm ko muốn cho vay thành cho vay thôi, quá đen, giao diện gì mà 3 người xác nhận đều nhầm
Và chủ của Revlon khi biết tin đã thốt lên : " OMG lạy Chúa lòng lành ! "
@isNHP Cái này chắc ko can dự nhiều tới revlon. Chỉ có tụi chủ nợ cũ mừng thầm vì lấy đc hết cả gốc lẫn lãi mà ko phải lo nguy cơ revlon phá sản, tụi citibank khóc bằng tiếng mán vì từ một cò vay giờ lại thành người cho vay. Giờ mà revlon phá sản thì citibank ăn cho hết
@Nghêu Nghêu Thì Citibank lại bơm tiền cho Revlon ko chết. Mất năm nữa mà nó lại phất thì tiền lại ra tiền thôi
đỉnh của đỉnh. Nghi 3 anh ngân hàng kia là do chủ nợ cài vào 😂
đi làm thì trong từ điển ko có chữ "tưởng'' nữa rồi
@Vo Huu Phuc Sai là sai, tưởng là die luôn anh ơi.
phạm pháp gì đâu mà phải ngồi tù, vẫn còn 2 người đồng thuận xác nhận cho phép hành động của anh ta nhé. cả 3 người đều phải chịu trách nhiệm chứ không riêng gì anh ta, cùng lắm cho nghỉ việc thôi, ngoài ra thì để rút kinh nghiệm, dẹp mịa cái ngân hàng với cái UI khốn nạn đó đi là vừa.
@PhongVu6263 Với cái phương thức thực hiện giao dịch như vậy, không có note lưu ý trên màn hình thì bất cứ ai cũng có thể "tưởng" đấy 😃 ở đây là 3 người trong đó có sếp cấp cao cũng "tưởng" nhé. Sếp không cho nhân viên "tưởng" thì kiện nhân viên ra tòa vì tội "làm sai gây hậu quả nghiêm trọng" xem có thắng không X)
@Vo Huu Phuc À nói chung chung khi đi làm thôi. Chứ trường hợp này thì quá nghiêm trọng rồi
Híu Mụp
TÍCH CỰC
3 năm
đen thôi các bạn êi =]]
huannh
ĐẠI BÀNG
3 năm
1 bài học đích đáng mà
=___=
Mấy ông chủ nợ có thưởng cho 3 anh nhân viên kia ko nhỉ ? Dù gì họ cũng giúp đòi nợ mà ^^
tội ngược đãi dev đây mà.
@kirakun277 nghe ấm lòng hihi
Đây là trả nợ nhầm vì trả quá sớm thôi
lilares
ĐẠI BÀNG
3 năm
@nghaimin Ko phải trả nợ nhầm bạn nhé. Đây là trả nợ hộ còn thằng nợ là Revlon nó có mất đồng nào trả nợ đâu
okimdull
TÍCH CỰC
3 năm
Phải công nhận mấy cái phần mềm doanh nghiệp, nó rối rắm và phức tạp kinh dị.

Công ty đang xài cái phần mềm của IBM, sợ hãi luôn.
Ở việt nam mà nhầm thế này thì vui lắm
@quy.helios Đòi lại được tất! Bạn tin không!?!
tung1404
ĐẠI BÀNG
3 năm
@QuanLyNhaNghi Vụ đầu năm 20 vẫn đòi được
@tung1404 Chỉ có dân mất tiền thì mới chờ ... cơ quan điều tra thôi chứ ngân hàng chuyển nhầm mà ko trả thì lên phường úng trà trong vòng 24 tiếng!?!
@QuanLyNhaNghi Thế bạn nghĩ đội cho vay 500 củ mỹ kim nó yếu à mà đòi chơi tay to vs đội đó
TTris
TÍCH CỰC
3 năm
Nhầm hay không nhầm?
Tiền không mất đi, chỉ là chuyển từ chỗ nợ này sang chỗ nợ khác.
Người được lợi hiện tại là chủ nợ và con nợ.
Ngân hàng lúc này bay 500tr nhưng khoản đó vẫn nằm ở con nợ thôi mà.
@TTris Vấn đề là ngân hàng đang thiệt hại về mặt dòng tiền.
Thay vì số tiền đó tới 2023 mới phải trả hết, và trong khoảng thời gian trên Citibank có thể dùng lượng vốn trên để cho vay lãi, thì ở đây Citibank lại đem đi trả hết cho chủ nợ. Như vậy là họ mất trắng số tiền lãi lẽ ra đã kiếm được, hay nói cách khác là họ mất 1 cục “chi phí cơ hội” cho 500tr trong mấy năm.

Là doanh nghiệp, ai cũng muốn tiền mình nợ thì câu càng lâu càng tốt (với cùng 1 mức lãi suất), còn tiền người ta nợ mình thì phải thu về càng nhanh càng tốt. Đó là nguyên tắc căn bản của quản trị tài chính.
lilares
ĐẠI BÀNG
3 năm
@TTris Thiệt hại dòng tiền.
Thiệt hại tiền lãi. Số tiền 500tr kia không có giấy tờ nào là Revlon vay của Citibank cả. Bây giờ Citibank nó cũng phải tìm cách để gán lại nợ cho Revlon chứ ko phải lý lẽ theo kiểu "tao lỡ trả hộ cho mày rồi nên bây h chuyển nợ mày cho tao". Chưa kể lãi thỏa thuận của mấy thằng chủ nợ kia cũng khác lãi cho vay của Citibank. Cái này cũng phải đàm phán lại.
Quan trọng nhất là thằng Revlon nó ko có tiền trả, làm ăn bết bát. Nó chối không nhận khoản nợ hay nhận khoản nợ mà sau này phá sản thì cũng rất phức tạp. Tự nhiên thằng trung gian thành thằng chủ nợ. Mà ai muốn mình thành chủ nợ của con nợ xấu đâu 😆
lilares
ĐẠI BÀNG
3 năm
@Long UFM Tự nhiên thằng trung gian bị chuyển thành chủ nợ. Tự nhiên mất 1 cục tiền nửa tỉ mà bây giờ cũng đang đóng băng chứ đã gán nợ dc cho Revlon đâu. Tiền thì đóng băng 1 ngày cũng là thiệt hại rồi chứ đóng băng đến bao giờ còn chưa biết.
Đọc cmt thấy nhiều thanh niên vẫn non nớt về tài chính lắm 😆
rubbysun
TÍCH CỰC
3 năm
bạn này có vẻ chưa hiểu về việc sử dụng đòn bẩy tài chính nè. nói đơn giản vậy đi, khi bạn nợ người ta, cho dù bạn dư dả khả năng trả nợ ngay và luôn 1 lần 1 cục tiền lớn, bạn thương lượng với chủ nợ chia ra làm nhiều kỳ trả 1 ít, số tiền còn lại bạn đem đi xoay vòng đầu tư cái khác để sinh lời tiếp, cái này gọi là chiếm dụng vốn của người khác nè. Do đó việc trả nợ dứt 1 khoản lớn như vậy, chỉ có chủ nợ là vui, con nợ thì ko vui và người bảo lãnh (ngân hàng) lại càng méo mặt vì đứng ra lấy tiền mình trả giùm cho con nợ, mà số tiền đó có thể cho biết bao đứa khác vay lại còn kiếm thêm lời nữa.
@lilares Group Tinh tế này chỉ review được đồ công nghệ thôi, chứ đụng tới kiến thức kinh tế thì đa phần các thanh niên như trang giấy trắng, hết sức ngây thơ. Mình coi nhiều topic trên này rồi nên biết.
lover19
TÍCH CỰC
3 năm
Nếu ai đã từng giao dịch với web online của citybank thì chuyện này khá là dễ hiểu. Cái ui cực ky ngu ngốc và cung không quan tâm đến nguoi dùng. Nên hậu quả tất yếu xảy ra
lxhxxnxxx
TÍCH CỰC
3 năm
@bui1989 Mình biết Flexcube là universal banking của Oracle mà. Nhưng tiện chửi xéo thôi =))))). Mà ai dùng cũng có UI UX chứ.
pdmhung
ĐẠI BÀNG
3 năm
App Citibank không hẳn tiện về mặt giao diện hay các phần khác. Nhưng về mặt hiển thị thông tin thẻ tín dụng thì cực kỳ tiện dụng và rõ ràng hơn hầu hết các NH tôi từng sử dụng.
Giao dịch ghi nợ ngay trên app, chưa hạch toán sẽ thể hiện pending.
Kỳ sao kê thể hiện rất rõ về số dư sao kê, số dư chưa thanh toán, hạn mức khả dụng, số tiền đã thanh toán, số tiền còn phải trả (nếu thanh toán 1 phần), số tiền thanh toán tối thiểu, ngày đến hạn... Hiển thị tất cả các thông tin và cập nhật gần như tức thì.
Tôi sài thêm MSB và Timo thì phần thẻ tín dụng cực kỳ chán, MB thì thực hiện giao dịch thẻ tín dụng xong 2 3 ngày chưa thấy lên app
@pdmhung Bác nói đúng. App citi hiển thị thông tin thẻ tín dụng rất trực quan.
Số tiền thanh toán cho thẻ DƯ, thiếu cg dễ dàng tra đc. Thử qua thằng shinhan xem, nạp dư tiền vô nó, mình cg chả biết dư bao nhiêu nữa.
pdmhung
ĐẠI BÀNG
3 năm
@bestofstrongman Bạn mà xài Timo còn ức chế chán, chỉ hiện mỗi hạn mức còn lại và dư nợ, chấm hết.
Giao dịch trăm triệu gần tỉ đô mà xài app thế kia k nhầm cũng uổng, hên là chuyển cho chủ nợ của thằng kia nên còn có thằng nắm lưỡi cho, k là bank đòi miệt mài luôn
lilares
ĐẠI BÀNG
3 năm
@hoanglong0712 Qua 3 cửa rồi mà vẫn sai thì ko chối cãi dc r. Thằng Revlon nó cũng đang nợ xấu nên cũng chẳng nắm lưỡi dc đâu. Nắm lưỡi dc thì nó đã ko phải mang lên tòa 😆
Nếu chỉ nói riêng về app ebank của ngân hàng quốc tế thì mình thấy standard chartered nó rối rắm hơn 😃
Giật tít nhể, làm gì mà mất 500tr $, chỉ là trả nợ sớm thôi, gọi là mất tiền lãi với có thêm rủi ro nếu trong TH Revlon không có khả năng thanh toán, nhưng nói chung là không phải mất 500tr
@sieu_nhan Đúng là ko mất trắng 500tr nhưng phải gánh rủi ro revlon phá sản thì sẽ mất cũng nhiều (thay vì trước đây mấy thằng chủ nợ cũ phải lo); mất luôn lãi suất và cơ hội kinh doanh của 500tr đó trong vài năm trời. Tính ra cũng nhiều đấy
junkey
TÍCH CỰC
3 năm
trước cũng gia công một phần mềm cho y tế cho nước ngoài, thề luôn, nó ko hề quan tâm tới UX/UI, chỉ có trắng đen, muốn config mà lú luôn, nó còn kinh khủng hơn là cái giao diện phía trên. giao diện đơn giản, nhưng ko đồng nghĩa là dễ hiểu.
lxhxxnxxx
TÍCH CỰC
3 năm
@junkey Đây công ty mình (Đức) đây =)))). Đủ features là ok.
Lý do: người Đức bọn tao quy củ lắm, mỗi feature cứ list ra step là follow, không bao giờ động vào thứ khác, yên tâm. Mà đúng thế thật. Cty mình trước khi mình vào làm việc trên file excel qua Dropbox (tức là tại mỗi thời điểm chỉ có 1 người được edit), Trơn tru luôn bao năm trời hay vãi..

Nhưng về sau thành international nên phải làm lại hết 😂.
mushu
TÍCH CỰC
3 năm
@lxhxxnxxx Theo như mình biết thì mấy bên công nghiệp khi làm có một tờ check list (ngày xưa là xài giấy in ra rồi dùng but tick từng bước một). Cứ là đủ bươc theo tờ check list đó thôi. Nếu thấy thiếu thì phải làm lại. Rồi mới xác nhận thao tác. Giao diện cổ ngày xưa nên việc UI thân thiện khá khó do hạn chế công nghệ thời đó. Vì vậy chức năng trên giao diện phần nhiều là để tiện cho máy móc nó giao tiếp hơn là với con người.
BinhMinh899
ĐẠI BÀNG
3 năm
tích cực thì coi như tạm ứng trước thôi mà, nợ vẫn còn đấy cho Revlon. Chỉ sợ nó phá sản thôi =))
ipadnewbie
TÍCH CỰC
3 năm
Chiếu theo luật khoản này Citibank gần như ko đòi lại được từ cả 2 phía chủ nợ lẫn Rev cho dù Rev ko phá sản. Muốn đòi Rev Citi phải khởi kiện ở phiên toà khác, nhiêu khê hơn nhiều
mushu
TÍCH CỰC
3 năm
@ipadnewbie Cái này còn phụ thuộc vào hợp đồng của Rev và Citi. Trường hợp khả quan là Citi đàm phán được với khách hàng là số tiền đã trả sớm để mua khoản nợ của khách hàng cho Rev vay. Và khoản nợ đó sẽ chuyển về Citi là chủ nợ của Rev. Nhưng vấn đề ở chỗ Rev là nợ xấu mà Citi sẽ bị đóng băng nửa tỷ đô chưa biết có đòi được hay không.
ipadnewbie
TÍCH CỰC
3 năm
Rev chỉ yêu cầu chi 7.8 tr nhưng Citi làm sai, nên số tiền chuyển sai là tranh chấp dân sự giữa Citi và người nhận tiền, ko liên quan tới Rev, những người nhận tiền trong case này được đặt ở vai trò khác chứ ko phải chủ nợ Rev, nếu Citi “đấm” để Rev nôn tiền và thừa nhận số tiền đó để đắp cho cái sai của mình thì sự việc quá dễ dàng, Citi cũng chẳng cần kiện các chủ nợ làm gì cho mất công, vụ này Citi khả năng cao mất trắng (trừ phần 7.8tr), hưởng lợi lớn nhất là Rev

Xu hướng

Bài mới









  • Chịu trách nhiệm nội dung: Trần Mạnh Hiệp
  • © 2024 Công ty Cổ phần MXH Tinh Tế
  • Địa chỉ: Số 70 Bà Huyện Thanh Quan, P. Võ Thị Sáu, Quận 3, TPHCM
  • Số điện thoại: 02822460095
  • MST: 0313255119
  • Giấy phép thiết lập MXH số 11/GP-BTTTT, Ký ngày: 08/01/2019