Xiaomi Mi 11 và Oppo Find X3 đều có điểm chung: đó là chế độ chụp ảnh macro. Chế độ ảnh này sử dụng cả phần cứng lẫn phần mềm để tạo ra ảnh chụp sát vào các vật thể và đạt được một số hiệu ứng ấn tượng từ việc chụp các chi tiết nhỏ.
Nếu bạn chưa biết thì “macro” hay “close-up” là một cách chụp ảnh gần vào các vật thể, và thường chúng có kích thước khá nhỏ. Ảnh macro sẽ có những chi tiết mà có khi nhìn bằng mắt thường bạn cũng không thấy nổi, thế nên ảnh macro có thể để lại ấn tượng rất mạnh và biểu diễn được những cảm giác, cảm xúc rất kì lạ.
Macro không phải mới, nó đã có từ hàng chục năm nay và trong thế giới máy ảnh người ta có hẳn những ống kính chuyên chụp macro. Điện thoại cũng đã có chế độ chụp macro từ khá lâu, nhiều hãng trang bị rồi nhưng chưa có hãng nào thật sự làm tốt, chỉ ở mức tạm tạm và chủ yếu phục vụ cho việc marketing là chính.
Chụp ảnh macro và câu chuyện macro trên điện thoại
Nếu bạn chưa biết thì “macro” hay “close-up” là một cách chụp ảnh gần vào các vật thể, và thường chúng có kích thước khá nhỏ. Ảnh macro sẽ có những chi tiết mà có khi nhìn bằng mắt thường bạn cũng không thấy nổi, thế nên ảnh macro có thể để lại ấn tượng rất mạnh và biểu diễn được những cảm giác, cảm xúc rất kì lạ.
Macro không phải mới, nó đã có từ hàng chục năm nay và trong thế giới máy ảnh người ta có hẳn những ống kính chuyên chụp macro. Điện thoại cũng đã có chế độ chụp macro từ khá lâu, nhiều hãng trang bị rồi nhưng chưa có hãng nào thật sự làm tốt, chỉ ở mức tạm tạm và chủ yếu phục vụ cho việc marketing là chính.

Và câu chuyện về macro trên smartphone cũng khá là buồn, vì nhiều điện thoại tầm thấp có camera macro nhưng độ phân giải chỉ 2MP, vài chiếc có thêm cảm biến chiều sâu cũng 2MP. Một số dòng cao hơn thì cũng không có độ phân giải rất cao. Cơ bản, việc chụp macro trên điện thoại không cho ra được những tấm ảnh đủ tốt, lúc đó có khi bạn dùng camera chính chụp còn có chất lượng ngon hơn.
Một số điện thoại khác thì dùng góc rộng khi chụp chế độ macro, nhưng không phải lúc nào cũng cho ra ảnh đủ tốt và thường ảnh cũng bị biến dạng do độ cong của thấu kính wide angle nên… thua.
Một yếu tố nữa khiến ảnh macro khó đó là bạn cần đủ ánh sáng để ảnh lên đủ tốt. Nếu bạn cầm điện thoại để chụp một đối tượng nào đó rất nhỏ, có khả năng cao là cơ thể của bạn đang chặn hết ánh sáng rồi, thế nên ảnh ra tối thui, noise nát bấy, ảnh cực kì chán. Trường hợp này chỉ không xảy ra nếu bạn setup ánh sáng trong studio thật là tốt mà thôi.
Và đây là cái mà Mi 11 và Oppo Find X3 Pro cố gắng giải quyết
Camera macro trên Mi 11 và Oppo Find X3 Pro
Chiếc Mi 11 sử dụng một ống kính gọi là “telemacro” với cảm biến 5MP. Nhờ ống tele này, bạn có thể đứng xa chủ thể để chụp ảnh, không che mất ánh sáng đi đến chủ thể mà vẫn cho ra ảnh macro tốt.

Trong khi đó, chiếc Find X3 Pro dùng camera 3MP, nhưng nó có thêm một vòng đèn để đảm bảo khi bạn chụp thì chủ thể sẽ nhận được đủ ánh sáng (là cái vòng màu trắng trong ảnh dưới, ngay chỗ mũi tên mình đánh dấu). Một ống kính của Find X3 Pro là loại “microlens”, nó sẽ hoạt động giống như một cái kính lúp, kính hiển vi để giúp bạn chụp ảnh cận cảnh hiệu quả (tưởng tượng là ống kính này sẽ zoom chủ thể lên, tối đa 60 lần!). Cũng nhờ thế mà chi tiết trên chủ thể nhỏ xíu vẫn sẽ thể hiện được rất rõ.
![[IMG]](https://photo2.tinhte.vn/data/attachment-files/2021/03/5393288_3mp_microlens.jpg)
Quảng cáo
Hai cách tiếp cận của Xiaomi và Oppo rất khác nhau, một ông làm để đứng xa, một ông làm để đứng gần chụp. Cả hai đều sử dụng thêm thuật toán phần mềm và những tiến bộ của xử lý hình ảnh trên di động để cải tiến tấm hình trước khi hiển thị ảnh kết quả cho bạn xem.
Macro sẽ thành trend mới?
Nếu Xiaomi và Oppo đã bắt đầu trang bị phần cứng macro thì khả năng cao là nhiều hãng smartphone khác cũng sẽ làm theo. Xiaomi từng trang bị cảm biến 108MP cho điện thoại của mình, và giờ thì Samsung, Realme đã học theo (thật ra cảm biến này có sự đóng góp phát triển của Samsung nữa). Sony từ trước giờ hay dùng cảm biến Sony cho camera, và OnePlus cũng đã bắt đầu sử dụng linh kiện tương tự.
Trong bối cảnh các hãng điện thoại phải chật vật để cạnh tranh, việc đưa camera macro lên các dòng smartphone mới sau này là nước đi logic để các hãng không bị thua kém so với đối thủ. Giải pháp của Xiaomi có vẻ dễ bắt chước hơn, ít nhất là dễ triển khai hơn so với giải pháp microlens của Oppo, và có thể nó cũng rẻ hơn nữa. Hãy chờ xem những chiếc smartphone mới trong tương lai có chơi cuộc chơi macro này không nhé.
Nguồn: TechRadar