Tham dự Tech Lounge

Tham dự Tech Lounge


Dù rất phát triển nhưng tại sao ở Châu Âu lại không có nhiều toà nhà chọc trời?

Rubi Lee
1/4/2021 13:45Phản hồi: 196
Dù rất phát triển nhưng tại sao ở Châu Âu lại không có nhiều toà nhà chọc trời?
Mặc dù là một trong những lục địa phát triển với mật độ dân cư đông và đời sống thịnh vượng, nhưng một điểm mà có lẽ ai cũng dễ dàng nhận thấy đó là ở Châu Âu, số lượng các toà nhà chọc trời lại ít hơn rất nhiều các quốc gia ở Châu Á và khu vực Bắc Mỹ. Tính đến nay, cả Châu Âu chỉ có 218 toà nhà chọc trời được xây dựng và 66% trong số đó nằm tập trung chủ yếu ở 5 thành phố London, Paris, Frankfurt, Moscow và Istanbul mà thôi. Vậy làm thế nào mà nguồn cung địa ốc và không gian văn phòng có thể đáp ứng đủ nhu cầu thị trường rất cao tại đây?

Sự cạnh tranh trong văn hoá


[​IMG]

Toà nhà chọc trời được định nghía là những công trình kiến trúc cao tầng có chiều cao thông thường từ 150m trở lên. Khi các toà nhà chọc trời lần đầu tiên xuất hiện vào thế kỷ 19, chỉ một thời gian ngắn sau đó, xu hướng cao tầng này lan rộng và xuất hiện phổ biến ở Chicago và đến New York. Trong khi đó, diện tích đất ở các thành phố Châu Âu thì đã kín các công trình toà nhà mang tính chất lịch sử lâu đời và phần không gian cộng đồng cũng không còn khả dụng, chỉ còn một số ít chỗ để xây dựng các toà nhà mới. Bên cạnh đó, lúc bấy giờ hầu hết tại các thành phố của Châu Âu cũng đã được quy hoạch phát triển đồng đều hơn, không có tình trạng dồn về một vài quận trung tâm, nguyên nhân chính cho việc thúc đẩy sự hình thành của các toà cao ốc. Vì thế, về cơ bản diện tích hiện có vẫn đáp ứng được đủ nhu cầu của thị trường.

chau-au-10.jpg

Mặt khác, khi sức ảnh hưởng của Bắc Mỹ bắt đầu trở nên lan rộng hơn thì trong xã hội bắt đầu xuất hiện nhiều sự đối lập khi người Mỹ cho rằng hệ thống giai cấp của Châu Âu là lỗi thời, ngược lại một số người Châu Âu lại coi lý tưởng của dân Mỹ là trái truyền thống và xói mòn lối sống của họ. Thế là, các lục địa bắt đầu cảnh giác hơn trước những xu hướng thay đổi đang diễn ra.

Như vậy, khi Bắc Mỹ hướng đến mục tiêu trở thành hình mẫu tiêu biểu cho thời đại mới thì Châu Âu lại tìm cách bảo vệ di sản của mình. Tuy đây có thể giải thích được tại sao ngay từ đầu, Châu Âu lại không chạy theo xu hướng xây dựng nhà chọc trời nhưng lại không thể lý giải vì sao từ đó cho đến nay, họ vẫn không xây dựng thêm nhiều nhà chọc trời.

Hậu chiến tranh - cơ hội để thiết kế lại Châu Âu


chau-au-4.jpg

Sau Chiến tranh Thế giới thứ 2, nhiều người cho rằng các thành phố ở Châu Âu sẽ tận dụng cơ hội này để thay đổi thiết kế lại thành phố để trở nên hiện đại hoá và bắt kịp xu hướng toà cao ốc đang lan rộng lúc bấy giờ. Tuy nhiên, ở khu vực Tây Âu, nơi tập trung nhiều thành phố có nhiều công trình, kiến trúc lịch sử bị phá huỷ do chiến tranh gây ra, người dân lại mong muốn phục hồi những thứ còn sót lại hơn. Bên cạnh đó, dân số Châu Âu vào thời điểm đó cũng rất thấp vì thế nhu cầu về diện tích không gian to lớn của các toà cao ốc dường như bằng 0. Kết quả là tại những nơi bị hư hại không thể phục hồi, người ta cũng chỉ xây dựng thay thế một công trình có diện tích khiêm tốn mà thôi.

Trong khi đó ở Đông Âu, Liên Xô lại nỗ lực mở rộng việc xây dựng các công trình kiến trúc vừa phải và có thiết kế lặp đi lặp lại để thu hút dân cư đến sinh sống. Đây cũng là lúc các toà nhà chọc trời đầu tiên ở Châu Âu được xây dựng, không phải là vì nhu cầu phát triển của xã hội mà chỉ là cách Liên Xô muốn thể hiện sức mạnh và ảnh hưởng của họ mà thôi.

“Brusselization” - Bài học từ người đi trước


chau-au.png

Mặc dù Brussels chưa bao giờ có một toà nhà chọc trời thật sự được xây dựng, nhưng nó lại phải chịu một phần trách nhiệm khi là nguyên nhân dẫn đến việc thiếu các toà cao ốc trên khắp lục địa Châu Âu. Theo đó, vào những năm 1960, người dân Bỉ đã chứng kiến nhiều toà nhà lịch sử trong thành phố bị phá huỷ chỉ để nhường chỗ cho các công trình kiến trúc lớn và hiện đại hơn mà không hề quan tâm đến các giá trị văn hoá đã tồn tại bao đời. Chỉ một thời gian sau đó, nhận thức những thiệt hại mà việc tái phát triển một cách bừa bãi này đã gây ra cho thành phố, các kiến trúc sư nổi tiếng đã đặt ra một thuật ngữ “Brusselization” để mô tả việc xây dựng các toà nhà cao tầng hiện đại ở khu phố cổ mà không hề quan tâm đến bối cảnh hiện có.

Quảng cáo


Theo đó, những quy định mới được ban hành đã hạn chế đáng kể quy mô của các kiến trúc mới, chẳng hạn như công trình mới phải đảm bảo các yêu cầu về mặt trước, độ cao vừa kết hợp các yếu tố mới nhưng vẫn phải bảo tồn và phù hợp với mặt bằng chung của toàn thành phố.

chau-au-1.jpg

Bài học ở Brussels đã làm nhiều người dân Châu Âu dần có quan điểm hiềm khích với các toà nhà hiện đại. Tuy nhiên, một số người lại cho rằng việc giữ mãi các toà nhà cổ rất chán và không đổi mới. Vì thế dần dần nhiều thành phố ở Châu Âu đã bắt đầu nới lỏng các quy định xây dựng hơn, chẳng hạn như ở thành phố Paris, những công trình cao tầng bắt đầu được xây dựng nhưng phải trong một khu vực được phép và bắt buộc phải cách xa khu trung tâm lịch sử.

Mọi chuyện dần thay đổi


chau-au-11.jpg

Bắt đầu từ thế kỷ 21, khi thế giới ngày càng đô thị hoá thì thái độ về các toà nhà chọc trời cũng đã không còn quá căng thẳng. Kể từ đầu những năm 2000, ở các trung tâm tài chính lớn như London, Paris, Moscow, Istanbul và Frankfurt, các toà nhà chọc trời đã bắt đầu được xây dựng do nhu cầu về không gian diện tích ở các quận trung tâm tăng cao. Ngược lại, ở các thành phố Châu Âu nhỏ hơn với mức tăng trưởng và phát triển chậm hơn thì lại chuyển sự quan tâm sang môi trường và việc cải thiện mức sống cho cư dân.

Theo Theb1m

Quảng cáo

196 bình luận
Chia sẻ

Xu hướng

Nói về nước có số lượng các toà nhà chọc trời chắc phải nói tới Mỹ, TQ, Nhật, UAE, Singapore. Cứ coi số liệu tham khảo bên Zing thì biết 🤓
| Sent from CRAZYSEXYCOOL1981 using BlackBerry Athena |

https://zingnews.vn/10-thanh-pho-co-nhieu-nha-choc-troi-nhat-the-gioi-post1019146.html
4_2.jpg
10_1.jpg
7_2.jpg
3_3.jpg
8_1.jpg
2.jpeg
6_1.jpeg
@Congcu Dù sao thì Mỹ với VN cũng có 1 sự khác biệt ko hề nhỏ mà chú 😁
| Sent from CRAZYSEXYCOOL1981 using BlackBerry Athena |
@.CyberSec

Bangkok Thái lẻn cũng nhiều cao ốc đẹp đấy.
@crazysexycool1981 Sing đất ít ko xây cao thì đè nhau mà sống
dothequynh
ĐẠI BÀNG
3 năm
Xây thấp già đỡ phải leo cầu thang =))
@lxhxxnxxx Bác bên ecopark à. Bên ecopark thì cộng đồng cư dân là đáng sống nhất HN rồi.
lxhxxnxxx
TÍCH CỰC
3 năm
@vicktorbui Hưng Yên chứ haha. Hôm trước mình cũng thấy bạn bảo ở Ecopark 😆)
MustDie
TÍCH CỰC
3 năm
@Chạt Phích nói cùng khu vực thôi, giữa nhà đất và chung cư cùng mức giá, còn về quê ở thì thoáng nhất rồi, tiện ích lại ko bằng thôi.
@MustDie Già rồi cần bệnh viện thôi chứ tiện ích gì nữa
Nhà cao tầng/chọc trời trong nội đô khiến cho bài toán giao thông đô thị không một quốc gia nào giải quyết được ổn thoả
truongtandat
ĐẠI BÀNG
3 năm
@vo khanh tan BRT, Cát Linh Hà Đông còn chưa xong, nhà trọc trời gì tầm này ở Hà Nội
@Dương Quang Thế Cái đường đấy nó phải chừa mốc lộ giới như Nguyễn Trãi mấy đúng, vậy mà cái vỉa hè bé bé rồi cao ốc xát vỉa luôn
@Delicate14 Mình biết mà. Nói chung cái bài toán quy hoạch làm đc hết nhưng lợi ích cá nhân lớn hơn lợi ích đất nước nên ko ai dám ra làm. Làm thì đụng bên này bên kia rây mơ rễ má lung tung beng hết cả lên. Cho nên tuy trong cùng 1 tổ chức nhưng mạnh ai nấy làm đút đc bao nhiêu thì đút.
Đơn cử là khi làm đường thì éo thằng nào ngồi lại với nhau. Đợi thằng làm đường làm xong,xong mấy bố cáp điện viễn thông đến đào banh hết cả lên rồi lắp lại tạo ra đống hổ lốn lổm nhổm khắp các tuyến đường ở đô thị nhìn xấu bỏ mợ ra. Ko đồng bộ đc với nhau là bài toán nan giải cho Việt Nam!
DKez
TÍCH CỰC
3 năm
@LongNguyễnManu dân Việt Nam trong làm ăn vốn ko đoàn kết lắm mà 😁 dân thì tham
Lục địa Già mà
Nhà nghèo xây nhà cấp 4, nhà khá giả xây nhà ống, nhà giầu hẳn xây biệt thự, biệt phủ. Đây họ giàu hẳn lâu rồi.
vien le712
ĐẠI BÀNG
3 năm
@DuyKhanh0111 Già trẻ gì ko biết chứ tôi đi Paris 2 lần, thì mới hiểu tại sao pháp nó quý paris như thế nào, thành phố đúng là tuyệt tác nghệ thuật bậc thầy về quy hoạch, mỗi toà nhà là 1 công trình nghệ thuật, thêm vào là cảm giác đi giữa paris như kiểu đang ở trong phố cổ Hanoi hay đang ở quận 1 Saigon 😆, thấy quen thuộc chắc có lẽ do pháp quy hoạch các khu vực này trước đây nên thấy thân quen
Mình cũng ko thích nhà chọc trời
@luuthienloc mình thì sợ
baccon
TÍCH CỰC
3 năm
Đa số khách du lịch sang Châu Âu vì vẻ đẹp cổ kính của các quốc gia ở đây, nếu hiện đại hoá quá thì có thể người ta ít muốn tới hơn
@baccon Nhà thấp và nhiều cây xanh vẫn đẹp hơn nhà chọc trời.
@baccon Uhm. Đi thăm thú Paris cổ cả tháng còn chưa hết mà.
Đơn giản là dân châu âu đâu có đông, họ cũng có rất ít các <siêu đô thị> giống như các nước châu á. Nhiều nước châu âu có nền kinh tế phát triển hàng đầu thế giới như ở Bắc Âu dân số gần như không tăng trưởng. Vậy thì xây thêm nhà để làm gì, cho dân nhập cư châu Phi qua ở à 😆
@LINH120612 Xuống Cần Giờ nè bạn mình dẫn bạn đi mỏi chân luôn mới gặp đc nhà dân.
@daiduongez Miền Tây ko màu mỡ à bạn? Miền tây ko có đồng bằng à bạn?
Vậy mà hơn 1 triệu dân đbscl phải bỏ quê hương lên các khu đô thị làm thuê làm mướn đó bạn.
LINH120612
TÍCH CỰC
3 năm
@LongNguyễnManu cần giờ ai cho xây, khu dự trữ sinh quyển của thế giới mà
@LINH120612 Xây khu dân cư đang ở hiện tại á bạn.
Thì cũng từng xây, nhưng mỗi đứa nói 1 thứ tiếng 😃
@nguyenhung303 dẫn hay lắm 😃
@nguyenhung303 Nói hay lắm...dmm
thích thấp tầng thôi, cao nản
Văn minh nó thế
@tamle_o chán nhỉ, SG từng có những con đường xanh ngát...
@Lục Gia Chắc ko mày.
@Trùm Sạc Macbook Apple chắc ko cái gì, mày ở núi nào mới xuống ? Nguyễn Văn Cừ, Tôn Đức Thắng... chúng nó chặt ăn hết rồi
@Lục Gia Ồ thế ah.....haha.
Thích một Châu Âu như cổ kính như này hơn
Làm nhà chọc trời rất hại. Không nói việc phá hủy cảnh quan thì nó cũng làm mật độ dân số tăng đột biến dẫn đến một tỉ vấn đề khác về giao thông, môi trường, giáo dục, y tế, tệ nạn xã hội... Suy cho cùng cũng là hậu quả của tăng dân cơ học
@Khôi 121900 Chen nhau đổ dồn về 1 chỗ, ko xây cao lên thì đất đâu mà chứa.
@HaiChin Chính vì xây cao làm cho vấn nạn càng trầm trọng.. Sau này muốn dãn dân cũng khó
@HaiChin Càng tập trung vô mấy khu đông xây nhà cao tầng dân nó lại càng vô đông hơn 😃😃
@HaiChin Đậu, chủ tịch cho xây 5 tầng thôi, tính đi mà chen cho đủ 🤣🤣🤣🤣🤣.
rnr
ĐẠI BÀNG
3 năm
Sống và lv trong các toà nhà chọc trời, không bao h thấy happy và thoải mái như toà nhà thấp. Gần gũi thiên nhiên
Không thể so sánh khập khiểng được
Sao không tính tổng số dân, tổng diện tích ra mật độ dân / m vuông.....?? Nhiều lắm
Kệ nó đi mỗi quốc gia đều có đặc thù riêng?
iphoner13
ĐẠI BÀNG
3 năm
@nebazoc Quan trọng là tầm nhìn của người lãnh đạo và quy hoạch tổng thể. Từ thời La Mã nó đã quy hoạch Rome hoành tráng thế nào, xây dựng từ thời đó đã phải tính đặt cống đặt đường dẫn nước trước tiên dựa trên mật độ dân số. Vài trăm năm sau kể cả chiến tranh cái quy hoạch vẫn ngon lành không lỗi thời. Đường với vỉa hè thì thôi rồi, mấy trăm năm vẫn trơ trơ.
@iphoner13 Tầm nhìn cũng là một phần, quan trọng là lịch sử phát triển và văn hóa của mỗi quốc gia mỗi khác, để thay đổi không phải một sớm một chiều là có thể giải quyết được.
@iphoner13 Nội đô Rome đường toàn đá, đi xe ồn như ngồi trong thùng tôn 🤣🤣. Cũng k phải trơ trơ đâu, định kỳ thì mấy thằng làm đường ra ngồi cào lên sắp lại đá đó. Cơ mà đá đó là sắp thôi, k phải dán xi măng dính xuống dg. Thế mà xe chạy nhanh vù vù mà nó k văng ra mới hay
Đọc bài xong thì thấy thích Châu Âu hơn so với Châu Mỹ...
Mình thích cái gì đó cổ cổ
@Hữu hAM Hoi châu âu phát triển trước châu mỹ hơn 2000 năm rồi 😁
@CàChớn-Forever maybe.
@lxhxxnxxx Có lẽ thế. chắc mình nên đặt gạch ở đó 1 căn khi có dư tiền kakaa
ZzHoTiGizZ
ĐẠI BÀNG
3 năm
@Hữu hAM Hoi Do Vn mình ít người nhắc tới châu âu thôi. Chứ top các quốc gia đáng sống nhất, hạnh phúc nhất thế giới thì hầu như đều ở châu âu, đặc biệt là bắc âu.
Thíc những căn nhà nhỏ nhắn kiểu Pháp hơn toà nhà bê tông
@congalete Và ở thì như cc ấy😂. Xây nhà bề ngoài kiểu pháp thôi. Còn bên trong vẫn nên kiểu Mỹ cho nó to, đầy đủ tiện nghi 🤣
Châu Âu có hệ thống đường sắt đô thị và tốc độ cao tốt sau Nhật bản. Chuyện ở ngoại ô hay tỉnh khác đi làm ở thành phố là bình thường. Toà nhà trọc trời toàn là trụ sở của tập đoàn tài chính ngân hàng, các trụ sở cty sản xuất toàn ở thành phố vừa phải do phải gần nhà máy, bến cảng. Giả sử, Sáng ăn sáng tại nhà cạnh bãi biển Phan Thiết, đi làm TP HCM tốn 1h thôi nếu có đường sắt cao tốc. đâu cần đổ dồn vào 1 chỗ để cần cao ốc trọc trời. Luân Đôn và vùng phụ cận có 6 sân bay phục vụ nó nên đi máy bay giá rẻ sáng làm tối về cũng bình thường à. Nhưng cũng không nhiều lắm nếu bỏ các quận trung tâm tài chính ra.
Lục địa già này dân số có tăng bao nhiêu đâu mà xây cho cao.. nhìn qua Châu Á ..ví dụ Thượng Hải Trung Quốc hay Sing vvv dân số trẻ và đông, cuộc sống năng động nên phải cần như thế ...

Xu hướng

Bài mới









  • Chịu trách nhiệm nội dung: Trần Mạnh Hiệp
  • © 2024 Công ty Cổ phần MXH Tinh Tế
  • Địa chỉ: Số 70 Bà Huyện Thanh Quan, P. Võ Thị Sáu, Quận 3, TPHCM
  • Số điện thoại: 02822460095
  • MST: 0313255119
  • Giấy phép thiết lập MXH số 11/GP-BTTTT, Ký ngày: 08/01/2019