Dùng EQ để tùy chỉnh âm thanh theo gu nghe cá nhân

AudioPsycho
6/4/2021 6:20Phản hồi: 68
Dùng EQ để tùy chỉnh âm thanh theo gu nghe cá nhân
EQ là từ viết tắt của quá trình “equalization” để tùy biến cân bằng giữa các dải tần trong tín hiệu âm thanh, từ đó mang đến chất âm phù hợp với từng gu nghe khác nhau. Ở các thiết bị âm thanh thông dụng ví dụ như máy nghe nhạc, amplifier, preamplifier, "tùy biến EQ” chính là thao tác điều chỉnh các núm bass hoặc treble treble, loudness on/off có trên máy, trong khi với các phần mềm nghe nhạc thì đây là giao diện tùy biến với các thanh trượt đại diện cho mỗi dải tần riêng biệt. Bộ chỉnh EQ càng cho phép Fiio M11 và 1 app khác trên iPhone để làm minh họa

Cách điều chỉnh EQ

[​IMG]

Có 2 cách để tùy biến EQ dễ dàng cho người mới bắt đầu. Cách thứ nhất là xem trong mục setting của máy nghe nhạc, thường thì hãng sẽ để sẵn các preset mặc định cho từng dòng nhạc khác nhau. Đây là cách phổ thông nhất, ta nghe nhạc gì nhiều thì ta chọn nhạc đó.

tinhte_fiio_eq_equalizer (6).jpeg

Cách thứ 2 là dùng tay điều chỉnh các thanh volume cho từng dải âm khác nhau. Cách thanh EQ đại diện cho các tần số âm thanh khác nhau, do đó việc ta kéo đẩy núm volume chính là để tăng/giảm cường độ của tần số ta mong muốn. “Tăng” gọi là “Boosting”, và “giảm” gọi là “Cutting”.

musicfrequencycheatsheet.jpg

  • Ta thích bass, ta sẽ tăng các âm từ 250Hz đổ xuống tới 20Hz (kick drum, guitar bass, bass drop).
  • Ta thích treble, ta đẩy các thanh từ 6kHz trở lên (cymbal, snare, chuông)
  • Đoạn từ 250Hz – 5kHz là trung âm (low mid, mid và high mid), tăng hay giảm khoảng tần số này tạo ra tác động trực tiếp đến vocal, không gian trình diễn và độ sống động, sự hài hòa của các bài nhạc. Bạn có thể tự khám phá nhé 😁

Những điều cần lưu ý

  • Nên nhớ là EQ là sự “cộng tác” của các dải âm với nhau, khi bạn tăng/giảm treble thì bạn cũng có thể tăng/giảm bass để tìm ra kiểu âm phù hợp với tai nghe và tai bạn nhất.
  • Boosting quá nhiều sẽ gây ra méo tiếng và làm mất đi các chi tiết của bài nhạc, đôi khi còn gây ra các lỗi về phase (nhất là với âm trầm).
  • Bạn cũng nên chú ý lắng nghe các thay đổi khi chỉnh EQ để gia giảm cho phù hợp với cảm nhận của bản thân. Đừng máy móc chỉnh theo một hướng dẫn chung chung nào vì cảm nhận âm thanh ở mỗi người đều khác nhau.
  • Thay vì cố gắng chỉnh tất cả các dải tần để nghe cho hay hơn, bạn chỉ nên chú ý đến dải tần mà mình không vừa ý và tập trung vào nó. Làm như vậy sẽ giúp ta chỉnh sửa ít nhất có thể mà hầu như vẫn đạt được kết quả phù hợp với nhu cầu nghe của mình.
  • Tận dụng digital filter:
Các bản thu pop rock thời kỳ đầu tiên của âm thanh kỹ thuật số thường hay có khuyết điểm là nghe chói gắt, mỏng và căng thẳng do thời đó người ta chưa phát triển các thuật toán aliasing filter (mình cũng ko biết phải gọi aliasing trong tiếng Việt là gì cho thỏa đáng, bạn nào hay chơi PC, nghịch card đồ họa thì sẽ thấy cũng tương tự như aliasing trong hình ảnh vậy). Ngày ngay chúng ta đã có các digital filter chất lượng cao để lọc âm sắc, tuy không có kết quả rõ rệt nhưng nó sẽ làm cho tiếng bớt khó chịu hơn.
  • Low-pass filter để lọc bớt các âm cao hơn 20 kHz
  • High-pass filter để lọc đi các âm dưới ~ 20 Hz
68 bình luận
Chia sẻ

Xu hướng

Slashcode
ĐẠI BÀNG
3 năm
rất hay tuy nhiên mỗi bài hát khác nhau lại phải chỉnh thì rất oải
Mấy máy có chức năng này hiếm lắm nên ít ai biết, phải mấy ông bán máy có làm review thì may ra biết được
Chỉ nhớ máy này vuốt qua trái là mở cài đặt âm thanh có phần set riêng cho bài đang nghe, vuốt qua phải là cài đặt máy như bluetooth này nọ, phần cài đặt âm thanh nó cũng phức tạp lắm, được làm riêng cho máy chứ không phải app ngoài
@Slashcode EQ là viết tắt của Equalizer chứ không phải Equalization. Chủ thớt xem có đúng không nhé.

Thứ nhì là EQ dùng chủ yếu để cân bằng lại tín hiệu suy hao trong quá trình truyền tải, khuếch đại, bù trừ đặc tuyến loa. Còn lại thì chẳng liên quan tới thể loại nhạc nào cả. Vì các thể loại nhạc họ đều chỉnh sẵn EQ từ lúc ghi âm rồi.

Còn các Preset như Pop, Rock... gì đó chủ yếu để cho vui thôi, chứ không phải mục đích chính của EQ.
Adom Doledas
ĐẠI BÀNG
3 năm
@p700i Có vẻ bạn đang nhầm lẫn giữa tonal balancing và EQ, những gì bạn Nhật (AudioPsycho) nói trong bài đều hoàn toàn chính xác, tuy chưa hoàn chỉnh.
@p700i Bác này nói chuẩn. Chủ yếu là bù trừ đặc tính loa. Vì mỗi loại loa thường có đáp tuyến khá khác nhau.
d7293
CAO CẤP
3 năm
Mình thấy cắm laptop hay PC vào dàn âm thanh nó hay hơn là cắm điện thoại. Cảm giác âm thanh sạch hơn
tutk
ĐẠI BÀNG
3 năm
Chắc do sound card ngon hơn!
@d7293 đt nào.
mình dùng lg làm đt phụ để nghe nhạc ngon phết.
@d7293 Máy tính cho công suất tín hiệu cao hơn. Nên truyền qua dây nó ít bị nhiễu. Cũng như phần âm thanh nó làm rất tốt
JupR74
ĐẠI BÀNG
3 năm
@d7293 chính xác bạn ơi...
nemesistan
TÍCH CỰC
3 năm
Cá nhân thì chẳng thích cái amp nào cho chỉnh bass treble.
tutk
ĐẠI BÀNG
3 năm
Vì lười, hay vì không biết chỉnh chọt 🤔
nemesistan
TÍCH CỰC
3 năm
@tutk vì cách nghe
djminhtuan
ĐẠI BÀNG
3 năm
@nemesistan hàng hi end bác ạ 😃
@tutk Hàng hiend thường ko có chỉnh đâu
tutk
ĐẠI BÀNG
3 năm
@T.NC Bao giờ có tiền chơi hàng Hi-End thì hẵng hay, còn giờ cứ chỉnh để nghe hay trước đã 🤗
Thank anh
Rev
CAO CẤP
3 năm
chọt chẹt 1 hồi cũng về mặc định 😆
tutk
ĐẠI BÀNG
3 năm
@p700i Chuẩn đặc tuyến để âm thanh phát ra không bị méo ở tần số siêu thanh, hay siêu trầm chẳng hạn, như vậy cũng không ngoài mục đích cuối cùng là để chất âm hay thì là gì nữa 😌
Không có cái gọi là chất âm hay mà chỉ có cái gọi là đặc tuyến tần số phẳng và chuẩn.

Trong kỹ thuật âm thanh không có từ "chất âm" và cũng không có từ "hay".

Từ "chất âm" là từ của hội bán hàng âm thanh. Còn từ "hay" là từ cực kỳ đặc sệt tính chủ quan.
Adom Doledas
ĐẠI BÀNG
3 năm
@p700i Từ "chất âm" tuy không chính xác nhưng phản ánh được ngữ cảnh và phần nào mô tả được điều một người muốn truyền đạt. Trong kĩ thuật âm thanh, vd như khâu hậu kì sx âm nhạc, kể cả các kĩ sư top cũng dùng các từ như "sáng", "tối" để trao đổi với nghệ sĩ hay các kĩ sư khác. Còn nếu là ngành sâu hơn nữa về kĩ thuật như sx phần cứng, phần mềm, khi trao đổi ý tưởng họ vẫn dùng những thuật ngữ chung chung đó.

Lí do đơn giản là vì chúng ta là con người, cảm giác và cảm xúc của mỗi người thì đều khác nhau, nếu có giống nhau thì cũng chỉ gần và ko thể chính xác như máy được.

P.S: "đáp tuyến" chứ ko phải "đặc tuyến" nhé bạn.
qstxyz
ĐẠI BÀNG
3 năm
Xin phép được bình luận góp vui cùng 2 bạn @p700i & @Adom Doledas :
Mình ngoại đạo, không chuyên cả về âm nhạc (nghệ thuật) lẫn âm thanh (kỹ thuật điện tử), nghe nhạc & sử dụng tai nghe trước tiên chỉ là sở thích chủ quan.
Cá nhân mình thấy bất kể 1 sự vật/hiện tượng nào đều có thể chia ra 2 khía cạnh: kỹ thuật & cảm xúc.
Ví dụ như 1 cái nhà vẽ 3d concept ra nhìn rất đẹp (về cảm tính) nhưng chưa chắc đã ở được hoặc thi công được (về kỹ thuật); 1 cái xe "nhìn" rất đẹp nhưng chưa chắc đã "đi" được & ngược lại có những con xe nhìn "chưa đẹp" nhưng "đi" lại rất được; những con amp nhiều người nghe xong phán rất hay nhưng khi đo đạc thì tín hiệu lại bị biến dạng & ngược lại những con đo ra thông số như mơ nhưng khi nghe nó lại đều đều, không có cá tính...

---> chúng ta nên xác định rõ ràng, khi nào phân tích trên khía cạnh kỹ thuật (khách quan), khi nào phân tích trên khía cạnh cảm xúc (chủ quan), tránh những màn tranh luận, thậm chí nặng lời công kích lẫn nhau.
Khi mà 2 bên đang bảo vệ quan điểm của mình dựa trên 2 hệ quy chiếu khác nhau thì mọi so sánh đều khập khiễng. Cái kiểu tôi thì nói "sofa" bạn lại trả lời là "ô tô" ấy 😁

Rất trân trọng những đánh giá/cảm nhận/kiến thức của tất cả các bạn.

PS: cá nhân mình thì chỉ tin vào cảm nhận chủ quan của chính mình, 1 cái tai nghe, cái amp... chỉ TỐT bởi vì mình đang NGHE nó, easy! Nhạc Vàng, nhạc Rock, nhạc Jazz, nhạc Rap, ca trù, cải lương... nó HAY bởi vì chúng ta đang NGHE nó, hơi AQ phải không :D nhưng mà mình thấy vậy hehe
True Grit
TÍCH CỰC
3 năm
Chỉnh nghe thì bắt tai đấy nhưng cứ cảm giác không thoải mái giống như cái SRS Premium Sound. Để yên mà nghe cho nó dễ chịu.
Nhà sản xuất loa với tai nghe hình như ngoài việc khác nhau về chất lượng phần cứng đơn thuần thì họ cũng hay chỉnh âm thanh nhưng có vẻ pro hơn cái này, nên hay và dễ chịu.
tutk
ĐẠI BÀNG
3 năm
@Vũ Đình Khiêm Đâu phải thế, mình thấy đầu phát nhạc với amp, cũng hay có nút chỉnh equalizer, chớ đâu chỉ có trên loa, tai nghe thôi!
True Grit
TÍCH CỰC
3 năm
@tutk Uh mình cũng thấy. Thực ra thì mình cũng chưa dùng mấy đồ như thế nhưng nếu cái gì để mặc định được mà nó mang nghĩa là nguyên bản thì mình nghĩ nên để thế. Có mấy người để dải cai leng teng nhức cả tai xong khen hay các kiểu.
Cười vô mặt
riruan
TÍCH CỰC
3 năm
Đã thích eq thì phải dùng Equalizer APO. Ko thích/ko biết tự chỉnh chọt thì tìm eq người ta đã tối ưu rồi cài vào thôi: https://github.com/jaakkopasanen/AutoEq/tree/master/results

AutoEq/results at master · jaakkopasanen/AutoEq

Automatic headphone equalization from frequency responses - jaakkopasanen/AutoEq
github.com
tutk
ĐẠI BÀNG
3 năm
@riruan Cái này chắc chỉ xài được trên máy tính, còn với máy nghe nhạc, amp, đầu phát nhạc,... thì cần có cái đầu giàu kiến thức, lẫn đôi tai sành sỏi kinh nghiệm thẩm âm, mới làm nên cơm cháo được 😁
quang577
TÍCH CỰC
3 năm
@tutk Tại sao cứ phải sành sỏi mà không phải là nghe theo cảm nhận và sở thích của mình. Tự mình mày mò rồi cũng có ngày thành sành sỏi thôi.
tutk
ĐẠI BÀNG
3 năm
Ý bạn là chỉnh equalizer theo sở thích của bạn, còn ý mình rộng hơn, chỉnh theo cả sở thích của mình lẫn người khác, như được nhờ chỉnh hộ equalizer chẳng hạn
Nhìn con máy mà thèm
Chỉnh lung tung rồi cuối cùng lại quay về với V-shape vì nghiện bass 😆
tutk
ĐẠI BÀNG
3 năm
@Number_Zero3693 Mình thì chưa đến nỗi nghiện bass, nhưng công nhận nghe bản nhạc thiếu tiếng trống chán thật, mình còn ghét cả tiếng treble gắt quá cao, gây khó chịu nữa!
Ko nên chỉnh EQ, bản nhạc như nào để như vậy, chất âm từ thiết bị ntn để như vậy
tutk
ĐẠI BÀNG
3 năm
Tai nghe, loa loại rẻ tiền, nhờ equalizer có thể cứu được phần nào 😁
Eazy
TÍCH CỰC
3 năm
Slashcode
ĐẠI BÀNG
3 năm
@Eazy nó còn tùy vào cái loa nữa. Ví dụ ở dải bass, nhiều loa nếu tiếng nhỏ nó không kick bass, thế mà chỉ cần vặn lớn phần âm trầm chút là nó kick bass lên nghe đã tai và đúng như thiết kế
tutk
ĐẠI BÀNG
3 năm
@Eazy Mình thấy chia dải âm tần thành 2 chữ v, nghe chi tiết hơn 1 chữ v, còn uốn chữ v nhiều hay ít, tùy vào trình thẩm âm của người mix 👽
Eazy
TÍCH CỰC
3 năm
@tutk đúng rồi bác, có thể to tròn nhỏ vừa tùy gu mỗi người, nhưng shape V là ngon lành gần như cho mọi trường hợp
chỉnh EQ thực ra còn 1 yếu tố rất khó lường nữa đó là tai người nghe =)) vd như mình nghe pop nhưng toàn để EQ rock =)))
Rev
CAO CẤP
3 năm
trước khi chỉnh EQ gì đó, anh em nên có gắng chiều tai nghe của mình 1 xíu. Nguồn nhạc tốt, nguồn phát tốt, quan trọng là 1 tai nghe đủ tốt, vậy đi đã 😆
Mình dùng tai nghe Sony mới chú ý vụ EQ này để Bassboots theo mặc định các EQ cho phép của tai nghe. Tự chỉnh tay thì ít dùng. Trước nhớ có phần mềm Neutron music player mạnh về chỉnh EQ này.
Chưa bao giờ xài eq. Tiếng k hay tẹo nào. Lạ lạ thì đc
tutk
ĐẠI BÀNG
3 năm
@banhbaochien Không hay là do chưa biết chỉnh thôi!
Tai nào chả có nhược điểm. Focal utopia hay hd8xx thì cũng vẫn có người gửi cho sonarwork họ đo và đưa ra bản Eq bù trừ.
Vậy thì cái tai 2tr bạc ae nghĩ là nó ko khiếm khuyết à!

Tìm thông số eq thì giới chuyên họ sẽ tìm ra bằng phương tiện hỗ trợ. Nhưng việc đáp ứng eq lại tùy hardware.
Thường là hiệu quả cao với hw nào có chip xử lý eq riêng.
Nên xuất phát từ cơ sở khoa học trước.
Sau đó chỗ nào chưa ưng thì hãy bắt đầu từ đó, chỉnh thêm.

Hãy dùng Parametric eq (NeutronMp, Uapp, Onkyo HF...) đừng dùng thứ eq bạn nhìn thấy trên đt mặc định, máy nghe nhạc mặc định, hay là Poweramp, Jetaudio...v.v
Mình người Bắc nhưng ko lừa các bạn đâu 🤣

https://github.com/jaakkopasanen/AutoEq/tree/master/results

AutoEq/results at master · jaakkopasanen/AutoEq

Automatic headphone equalization from frequency responses - jaakkopasanen/AutoEq
github.com
@T.NC Việc dùng parametric eq không có vấn đề gì, thậm chí là còn được khuyến khích nên dùng nếu có kinh nghiệm rồi, mình hay dùng parametric eq trong Roon để giải quyết các vấn đề về bass bị cộng hưởng trong các phòng nghe hình vuông.
Hy vọng thông qua cái EQ này sẽ biết được một số đặc tính âm học của từng dãi âm, việc ráng chỉnh sao cho vừa tai cũng là cách để làm quen với các tần số, gain. Lúc đó mới rộng đường chơi lên cao được.

Xu hướng

Bài mới









  • Chịu trách nhiệm nội dung: Trần Mạnh Hiệp
  • © 2024 Công ty Cổ phần MXH Tinh Tế
  • Địa chỉ: Số 70 Bà Huyện Thanh Quan, P. Võ Thị Sáu, Quận 3, TPHCM
  • Số điện thoại: 02822460095
  • MST: 0313255119
  • Giấy phép thiết lập MXH số 11/GP-BTTTT, Ký ngày: 08/01/2019