Lọt âm thanh khi đeo tai nghe, vấn đề tưởng nhỏ nhưng không nhỏ

Knah
19/4/2021 8:3Phản hồi: 47
Lọt âm thanh khi đeo tai nghe, vấn đề tưởng nhỏ nhưng không nhỏ
Có ae nào từng bị than phiền vì âm thanh từ chiếc tai nghe đang đeo lọt tiếng ra ngoài hay chưa. Đây là vấn đề mà rất nhiều người gặp phải cho dù sử dụng tai nghe chụp tai hay nhét tai, thiết kế open back hay closed back. Vậy nguyên nhân do đâu mà có cớ sự này và làm sao để giải quyết hiện tượng trên?

Những yếu tốt ảnh hưởng đến việc lọt âm ra ngoài

Thiết kế tai nghe: Các loại tai nghe sở hữu thiết kế open back (mở) sẽ cho âm thanh thoát âm ra ngoài nhiều hơn loại có thiết kế closed back (đóng). Ngoài ra các loại tai nghe cũng sẽ cho khả năng lọt âm thanh theo thiết kế như sau: fullsize>earbud>in-ear.

Kích thước drive (củ tai): kích thước driver cũng góp phần vào việc thoát âm ra ngoài, củ tai càng lớn > thoát âm càng nhiều.

Loại driver được trang bị: Có rất nhiều loại driver khác nhau được trang bị trên tai nghe, những loại này cũng có mức độ thoát âm khác nhau, chẳng hạn như Planar Magnetic sẽ thoát âm nhiều hơn dynamic.

Phân biệt các loại tai nghe phổ thông đang có mặt trên thị trường

Tai nghe cũng như giày, có nhiều loại, nhiều kích cỡ, tính năng khác nhau để phù hợp với nhiều người và nhiều mục đích sử dụng. Vì thế việc lựa chọn một chiếc tai nghe phù hợp cho từng cá nhân mỗi người rất quan trọng.
tinhte.vn

Các dạng Driver thường thấy trong tai nghe in-ear

Driver của một chiếc in-ear có thể nói chính là trái tim của sản phẩm, nó là thành phần cốt lõi quyết định chất âm của của một chiếc tai nghe. Hiện nay trên thị trường có rất nhiều loại tai nghe in-ear với các kiểu driver khác nhau khiến ae rối bời.
tinhte.vn

Vì sao lọt âm thanh lại là vấn đề không hề nhỏ
3557106_tai_nghe_Grado_RS1e_tinhte_24.jpg
Tính riêng tư: Thử tưởng tượng ae đang nghe một nội dung gì đó và không muốn ai biết. Tuy nhiên đôi khi chiếc tai nghe ae đang đeo lại phản chủ và giúp toàn bộ người xung quanh đều có thể nghe được. Cho nên có thể nói việc lọt âm sẽ ảnh hưởng rất nhiều đến tính riêng tư của người sử dụng.

Ảnh hưởng đến người xung quanh: Ở những không gian yên tĩnh như thư viện, cơ quan nếu tai nghe của ae gây lọt tiếng thì sẽ ảnh hưởng rất nhiều đến người xung quanh.

Những người làm việc chuyên nghiệp: Trong một số phòng thu, micro thu âm rất nhạy, chính vì vậy việc lọt âm là điều tối kị vì sẽ ảnh hưởng đến chất lượng của các bản thu.

Lọt âm ảnh hưởng như thế nào với âm nhạc

4103429__DSF9232.jpg
Chất lượng âm thanh: trái ngược với những ảnh hưởng do việc lọt âm gây ra mà mình vừa kể ra bên trên, đối với âm nhạc việc lọt âm đôi khi lại là điều tốt. Các tai nghe có thiết kế open sẽ cho không gian rộng mở hơn, tiếng bass chặt chẽ hơn nhờ không khí có thể lưu thông tốt.

Chống ồn: Khi tai nghe lọt âm càng nhiều, đồng nghĩa với việc âm thanh bên ngoài đi vào cũng nhiều. Nếu ae ở một không gian yên tĩnh thì không có gì để nói. Còn nếu ae ở một không gian ồn ào thì chắc chắn sẽ có một trải nghiệm âm nhạc vô cùng hỗn tạp. Chưa kể khi có tiếng ồn lọt vào, theo thói quen ae sẽ vặn to âm lượng và chắc chắn theo thời gian sẽ gây tổn thương đến thính lực của mình.

Quảng cáo



Làm thế nào để giải quyết
4847672_Airpods_pro_Fake.jpeg
Thay đổi eartips, earpad: Với các tai nghe chụp tai, theo thời gian các đệm tai bị biến dạng sẽ góp phần nào làm thoát tiếng ra ngoài. Còn với các tai nghe nhét trong, nếu đeo eartips nhỏ hơn cũng sẽ gây ra vấn đề này. Ae cần thay đổi earpad và eartips mới phù hợp hơn, vừa có thể nâng cao trải nghiệm âm thanh, vừa hạn chế được vấn đề lọt âm ảnh hưởng đến người khác.

Điều chỉnh âm lượng: Việc nghe nhạc ở mức âm lượng to cũng góp phần rất lớn trong việc gây lọt tiếng ra ngoài. Nếu ae nào có thói quen này thì ở những nơi đông người nên điều chỉnh âm lượng để tránh làm phiền đến người khác.

Lựa chọn loại tai nghe phù hợp: Nếu cả 2 cách trên đều không giúp ích gì được, có lẽ đã để lúc ae nên thay đổi tai nghe của mình. Chuyển sang một chiếc tai nghe có thể kế closed back hoặc một chiếc inear tốt hơn chẳng hạn.
47 bình luận
Chia sẻ

Xu hướng

Nhiều người bật nhạc ko biết do quá to hay do tai nghe dở mà nhạc ầm ĩ ra ngoài, nhiều người thì đeo tai nghe nhưng ko bật gì để xem có thằng nào nói xấu mình ko 😆
kduycntt
ĐẠI BÀNG
3 năm
@sskkb Hồi ở SG hay thấy mấy ông xài loa đt nghe nhạc bất chấp xung quanh luôn 😂
@caocaolatre199x À ha. Mình toàn dùng tai nghe cùi bắp theo đt hiếm khi thấy lọt âm nên khá là ngạc nhiên khi thấy tai nghe khác có hiện tượng đó, hóa ra là do chủ ý thiết kế
@sskkb Not really. Thói quen nghe max vol thôi. Mình xài AC nhưng vẫn mở max vol thôi. Riết quen ! Có hại hay không cũng đc.
@sskkb có rất nhiều tai full size có thiết kế open back thì thoát âm ra ngoài nghe rõ mồn một là điều đương nhiên thôi bạn. mấy con tai đắt tiền của AKG, Sennheiser, Bayerdynamics đều bị vậy.
Chưa có tai nghe để thử😀😀
Có đứa chết vì đeo tai nghe chống ồn ra đường rồi đó
@asterix0108 Ra đường chết là bình thường , còn bà kia ở Singapore ngủm củ tỏi vì bị cây đè trong công viên do đeo tai nghe chống ồn
@hoangduong-lgc ghê vậy à
@hoangduong-lgc số tới là chết, chứ tự nhiên nguyên cây đè trúng bả, sao trùng hợp như vậy được
doraewmon
ĐẠI BÀNG
3 năm
@asterix0108 không cần đeo tai nghe chống ồn, vẫn có nhiều người bị tai nạn vì cây đè, lấy cái chết của người khác ra để lý luận cùn, sống sang ghê.
Trừ in-ear thì hầu hết ear-buds và đa phần full size đều bị lọt âm thôi trừ mấy tai full size chống ồn thôi còn đâu đa phần tai thiết kế open back là lọt hết. Hd 800 còn lọt nữa là. Đối vs cá nhân mình thì đây không phải là thứ gì to tát. Mình thường cũng nghe nhạc khá to nên biết thân biết phận đeo in-ear và mở vừa phải khi ở chỗ đông người, đeo full size hoặc earbuds và chill khi có 1 mình.
longprof
TÍCH CỰC
3 năm
Mua con Sennheiser HD518 đã mấy năm, mà đang cất trong hộp không mang ra nghe, vì mỗi lần nghe là xung quanh nghe rầm rầm theo luôn 😆)
Hoàng Loe
TÍCH CỰC
3 năm
Phải công nhận là cái Airpod Pro mang dô bật chống ồn nó như điếc luôn ấy, ko nghe gì bên ngoài 😂 . Ngồi cty ae đồng nghiệp kêu chả nghe gì =))
kellykent
TÍCH CỰC
3 năm
Mình không thích việc đeo tai nghe, mặc dù là ở nhà nhưng không nghe được âm thanh bên ngoài môi trường mình cảm giác lo lắng làm sao ấy, chưa kể hiện nay ra nhiều loại tai nghe chống ồn chủ động, là như "điếc" luôn, lỡ có chuyện gì ko biết đâu mà lần.
Lọt âm là tốt mà nghe nhạc nhưng vẫn biết xung quang có gì
bhuubao
CAO CẤP
3 năm
Mình góp ý bạn Knah đừng buồn, mình không có ý xúc phạm hay hạ thấp gì bạn hết. Mình chỉ muốn mảng Audio của TT phát triển vì mình cực thích mảng này dù không có điều kiện theo đuổi.
Nhưng mình thấy những bài viết lẫn video của bạn nó đem lại những kiến thức hơi thiếu sự đầu tư.
Bản thân mình là người thích âm thanh, nhưng mình không hiểu biết nhiều lắm. Nhưng mình vẫn cảm giác được những nội dung của bạn nó quá cơ bản và hời hợt. Toàn là những thứ đương nhiên và mình nghĩ ai có đầu óc khoa học một chút (một chút thôi) cũng đều biết được.
Mình nghĩ bạn nên tìm hiểu nhiều hơn, có cung cấp những thông tin chiều sâu hơn thì sẽ mang lại nhiều giá trị hơn trong các nội dung của mình.
Mình biết so sánh là khập khiễng những các nội dung của mod AudioPsycho mỗi lần mình đọc hoặc xem video là mình lại biết thêm một vài kiến thức mới và mình thấy anh Nhật rất có đầu tư cho nội dung của ảnh. Mình cảm thấy ảnh làm việc ở vị trí mod mảnh Âm thanh của diễn đàn công nghệ lớn nhất Việt Nam là chính xác.
Mình vẫn sẽ theo dõi những bài viết của Mục Audio và mong chờ xem sự thay đổi của bạn. Chúc bạn thành công.
alex.hn
CAO CẤP
3 năm
@Knah Anh Knah trả lời như này là hợp lý.
Công việc nên được chia ra, người thì chuyên viết kiểu đưa tin tức, người thì phổ biến kiến thức, người thì làm các bài chuyên sâu.
Sức người có hạn khó có thể All-in-One được lắm, không đủ thời gian và trải nghiệm. Không có người thì mới phải kiêm nhiệm thôi.
alex.hn
CAO CẤP
3 năm
@Minh TNK Những cái cơ bản thực ra nó lại quan trọng hơn bạn tưởng rất nhiều. Nhiều khi bạn tiếp cận thông tin về nó rồi cứ nghĩ là hiểu nó nhưng chưa hẳn đã phải vậy. Trong khi, nếu hiểu về cơ bản thì bạn đi xa phết đấy.
Ví dụ: 3 dạng máy móc đơn giản nhất hình thành nên thế giới là đòn bẩy, mặt phẳng nghiêng và ròng rọc. Biết bao hệ thống máy móc được hình thành dựa trên nguyên lý của 3 kết cấu đơn giản ấy?
@alex.hn Ví dụ của bạn chả liên quan gì.
alex.hn
CAO CẤP
3 năm
@Minh TNK Chứng tỏ bạn chẳng hiểu j về khái niệm cơ bản. Dừng tại đây!

Xu hướng

Bài mới









  • Chịu trách nhiệm nội dung: Trần Mạnh Hiệp
  • © 2024 Công ty Cổ phần MXH Tinh Tế
  • Địa chỉ: Số 70 Bà Huyện Thanh Quan, P. Võ Thị Sáu, Quận 3, TPHCM
  • Số điện thoại: 02822460095
  • MST: 0313255119
  • Giấy phép thiết lập MXH số 11/GP-BTTTT, Ký ngày: 08/01/2019