Tham dự Tech Lounge

Tham dự Tech Lounge


Indonesia đã tìm thấy tàu KRI Nanggala-402 ở độ sâu đến 850 m, không còn hy vọng sống sót

bk9sw
24/4/2021 10:18Phản hồi: 215
Indonesia đã tìm thấy tàu KRI Nanggala-402 ở độ sâu đến 850 m, không còn hy vọng sống sót
Đã không có điều thần kỳ xảy ra bởi Indonesia đã xác định được vị trí của tàu ngầm KRI Nanggala-402 mất tích hôm 21 tháng 4 với 53 người trên khoang. Nó nằm ở độ sâu đến 850 m, vượt xa độ sâu giới hạn chịu đựng của tàu và không còn hy vọng có người sống sót.

Theo thống chế không quân Indonesia - Hadi Tjahjanto thì lực lượng cứu hộ đã tìm được các vật thể vốn nằm bên trong con tàu như một chai dầu để bôi trơn kính tiềm vọng, một đoạn ống, một phần của thiết bị bảo vệ ngư lôi và một phần của tấm thảm cầu nguyện. Ông nói: "Những vật thể này được tìm thấy gần vị trí cuối cùng của con tàu. Chúng không bao giờ nằm ngoài con tàu trừ khi có áp lực (khiến tàu vỡ và các vật thể bên trong trôi ra ngoài)."

KRI Nanggala-402 wreckage 3.jpg
Đô đốc Hải quân Indonesia - Yudo Margono cho biết dựa trên những vật chứng xác thực này thì có thể khẳng định con tàu đã chìm. Trước đó thì Indonesia vẫn tuyên bố tàu mất tích, oxy trên tàu chỉ đủ đến hôm nay tức thứ 7 và vẫn nuôi hy vọng giải cứu những người đang mắc kẹt. Hôm qua lực lượng cứu hộ thậm chí còn phát hiện ra một vật thể có từ tính cao nằm ở độ sâu 100 m - một độ sâu khả thi cho các hoạt động cứu hộ. Tuy nhiên với phát hiện mới nhất thì hy vọng có người sống sót đã không còn.

Margono cho biết kết quả chụp quét bằng thủy âm đã phát hiện con tàu ở độ sâu đến 850 m, vượt xa độ sâu giới hạn mà con tàu chịu được là 500 m. Quân đội nước này cũng đang chuẩn bị cho hoạt động "di tản" con tàu.

KRI Nanggala-402 victims.jpg
Collin Koh - nhà nghiên cứu về hải quân và an ninh hàng hải từ trường S Rajaratnam, Singapore cho rằng: "Hoạt động di tản mà họ đang nói đến có thể là việc trục vớt các mảnh vỡ hoặc bất cứ thứ gì còn sót lại của tàu ngầm với hy vọng có thể lấy lên được những gì còn lại của các thủy thủ."

Ở độ sâu trên 700 m thì hoạt động cứu hộ là bất khả thi. Theo Frank Owen - người đứng đầu viện tàu ngầm của Úc cho biết: "Hầu hết các hệ thống cứu hộ dưới nước chỉ có thể hoạt động ở độ sâu khoảng 600 m. Chúng thực tế có thể đi xuống sâu hơn nhờ giới hạn an toàn của thiết kế nhưng các máy bơm và các hệ thống liên quan lại không thể hoạt động ở độ sâu quá lớn." Owen là cựu thủy thủ tàu ngầm và ông cũng là người phát triển hệ thống cứu hộ tàu ngầm cho Úc. Ông nói tàu KRI Nanggala-402 không được trang bị ghế cứu hộ xung quanh cửa thoát hiểm dành cho hoạt động cứu hộ dưới mặt nước, từ đó việc tạo ra một kết nối kín nước với phương tiện cứu hộ và tàu KRI Nanggala-402 là không thể.

Owen nói nếu con tàu ở độ sâu 500 m, chúng ta có thể vớt nó lên nguyên vẹn nhưng ở độ sâu trên 700 m, nó có thể đã nổ lõm tức bị áp lực nước nghiền nát. Điều này giải thích tại sao các vật thể bên trong tàu thoát ra ngoài và được vớt lên bởi lực lượng cứu hộ.

Type 209.png
Hoạt động tìm kiếm và cứu hộ tàu KRI Nanggala-402 có sự tham gia của nhiều nước. Hoa Kỳ cũng đã cử máy bay do thám P-8 Poseidon đến tham gia tìm kiếm với 20 tàu, 4 máy bay của Indonesia, 1 tàu khu trục trang bị hệ thống thủy âm tối tân của Úc, tàu cứu hộ tàu ngầm chuyên dụng là MV Swift Rescue của Singapore và các tàu của Malaysia và Ấn Độ.

KRI Nanggala-402 location.jpg
Tàu KRI Nanggala-402 mất tích sau khi tiến hành lặn sâu để diễn tập phóng ngư lôi thật trên biển Bali. Vẫn chưa rõ điều gì khiến con tàu 44 tuổi này chìm sâu xuống đáy đại dương nhưng khả năng nó đã bị mất điện trong quá trình lặn, từ đó khiến các thủy thủ không thể thực hiện các quy trình khẩn cấp để đưa tàu lên mặt nước.

Theo: Aljazeera; Daily Mail; BBC
215 bình luận
Chia sẻ

Xu hướng

Jason845
TÍCH CỰC
3 năm
RIP
tunglv
ĐẠI BÀNG
3 năm
@Chichbong0302 - Cái ví dụ chai tương của bạn sai rồi nhé, nó chỉ chìm đến 1 độ sâu nhất định khi tổng trọng lượng chai (vỏ + tương) bằng với lực đẩy nổi tại độ sâu đó, lúc này chai sẽ lơ lửng tại độ sâu đó. Đọc thêm lực đẩy Archimedes, vật lý 8. Nên nhớ, đáy biển có nhiều độ sâu khác nhau. Nếu nó chìm tới đáy thì chỉ do chỗ đó chưa đủ sâu. Ngoài ra, chai tương trong vụ tàu ngầm này không hoàn toàn đầy tương, nên tôi chắc luôn nó mà chịu áp suất ngay tại vị trí đáy biển tàu chìm rồi nổi lên thì không thể nguyên vẹn như trong hình.
- Ví dụ 2: "chỉ có vật chất ở thể khí dưới áp suất cao sẽ thay đổi thể tích khi chịu áp suất cao" cũng sai nhé, về lý thuyết rắn lỏng khí gì cũng thay đổi thể tích dưới một áp suất đủ lớn, và độ lớn áp suất này sẽ tương ứng khí < lỏng < rắn, vì khoảng cách phân tử khí > lỏng > rắn. Cái ví dụ container của bạn lập luận rất sơ hở. Tôi giả sử cái container của bạn chịu tổng áp suất là X MPa, X này đủ lớn để làm khí trong container giảm thể tích, nhưng chưa đủ lớn để làm chất lỏng trong container giảm thể tích, nếu tăng lên 10X, 20X... đến 1 giá trị đủ lớn thì container chứa chất lỏng vẫn bị nén nhỏ như thường. Và giả sử vật chất bên trong có độ đặc lớn hơn cả thép vỏ container, thì dưới áp lực đủ lớn vỏ sẽ giảm thể tích trong khi bên trong vẫn y nguyên.

Nếu cần thì tham khảo bài này người ta tính cực chi tiết độ giảm thể tích của 1 quả bóng thép hình cầu đặc ruột (toàn thép), khi thả nó xuống rãnh Mariana ở Thái Bình Dương (độ sâu 11km). Bài viết bằng tiếng Anh nhưng google translate có thể giúp bạn.

https://www.quora.com/What-happens-if-you-drop-a-steel-ball-into-the-Marianas-Trench

Ai nên đọc thêm để sáng đầu vậy nhỉ ;)
Đọc đến đoạn nó chỉ chìm đến 1 độ sâu nhất định là đã thấy sai lè rồi bạn. Lực đẩy ác si mét chỉ phụ thuộc vào thể tích vật chiếm chỗ. Vật lý cấp 2.
Mình search giúp bạn:
Ở áp suất 4000 bar tương đương 40.000 tấn/m2 nước mới bị giảm 11% thể tích sở nhiệt độ phòng, áp suất này tương đương 40.000m độ sâu (1 m3 nước cấp xỉ 1 tấn) nên có thể coi như ko đổi thể tích ở độ sâu 800m.
tunglv
ĐẠI BÀNG
3 năm
ok, mình thừa nhận là đã nhớ nhầm chỗ lực đẩy Archimedes. Nhưng bạn cũng thừa nhận giả thuyết ban đầu nước không đổi thể tích theo áp suất là chưa chính xác nhé.
Tuy nhiên, 1 phần do mình bị lái theo cái giả sử của bạn là chai nước đổ đặc nước, nên lúc tranh luận lại nói qua phần lực đẩy là không liên quan lắm. Ở đây chỉ nói xoay quanh vấn đề gốc là tại sao chai tương còn nguyên thì mình vẫn phân tích đúng.
- Theo hình thì chai tương không hoàn toàn đầy, có phần rỗng không khí ở đầu chai, khoảng 1/5. Cộng với thực tế nó nổi lên và người ta vớt được chứng tỏ tỉ trọng của chai nhỏ hơn nước chiếm chỗ.
=> Chai sẽ không nguyên vẹn nếu chìm theo tàu xuống 800m, sau đó nổi lên vì có thể phần chất lỏng không đổi thể tích mấy, nhưng phần khí thì nhiều hơn nhiều.

Phân tích định tính thì như vậy, còn thực tế muốn chính xác phải tính toán rõ ràng, với điều kiện biết được chất lỏng như tương ớt đó là gì.
@tunglv Bạn cãi quá cùn, bạn sai xong lại tổ lái. Đọc lại comment đầu tiên của mình: "Tất cả các vật thể đặc đều còn nguyên bạn nhé."
Không có điều kỳ diệu nào cả
@huungpham dư là do người dân mỹ không chịu tiêm bác à. =))
techmen
TÍCH CỰC
3 năm
@huungpham dân chủ là sức mạnh đồng thời là điểm yếu của Mỹ/Tây Âu, con dao 2 lưỡi
[Zeus]
CAO CẤP
3 năm
@see022 Mỹ thì bá thật nhưng vẫn là người phàm, chưa siêu thoát thành thần hay có dị nhân như phim Marvel họ hay làm mà có thể sống sót được ở áp suất của độ sâu 800m. Cơ hội nào để cứu?
kosmyn
ĐẠI BÀNG
3 năm
@see022 về độ máu chó tuyên truyền thì đúng chả ai ơn mỹ 😃
Peaceofday
ĐẠI BÀNG
3 năm
Dã mang vậy. Sao hôm bữa mình có nghe tin tức gì tàu ngầm gì lặn xuống dưới đáy biển nhỉ. Ko biết làm bằng vật liệu gì kinh vậy.
MustDie
TÍCH CỰC
3 năm
@hanvt67 Đừng bao giờ nói sâu là ko cần thiết. Chỉ có giới hạn năng lực nên ko thể làm tàu ngầm chứa người lặn sâu hơn mà thôi.
Máy bay bạn bay cao hơn đối thủ, tàu ngầm của bạn lặn sâu hơn đối thủ. Là có lợi thế hơn rõ rệt khi chiến đấu.
@MustDie Chuẩn
@Peaceofday Nga/Liên xô có một mẫu lặn được 1 km, về lý thuyết là thế.
Mẫu tàu trên chỉ sản xuất duy nhất 1 chiếc do chi phí lớn, hiện đang nằm ở đáy biển Na Uy.
Nguyên nhân thì do cháy và thủy thủ đoàn đã chần chừ trong việc dập lửa (do dập thì hi sinh 1 thủy thủ), kết quả tàu chìm và rất nhiều thủy thủ bỏ mạng trong đó có thuyền trưởng.
hanvt67
ĐẠI BÀNG
3 năm
@MustDie hiện tại các vũ khí chống ngầm tối tân nhất có phạm vi hoạt động là 600m độ sâu, vậy bạn làm 1 cái tàu ngầm lặn dc 2000m làm gì, trong khi càng sau áp lục càng nhiều, tàu đi càng chậm, lại còn chi phí quá cao. Hiện tại tàu ngầm chiến đấu lặn sâu nhất là 1000m, nó được mệnh danh là bất tử nếu lặn sâu tới 1000m.
Tội nghiệp ghê
Đọc cũng thấy buồn 😔
Trong đó chắc hoảng loạn lắm, thật khủng khiếp
Dù sống ác độc và chó má với ngư dân Việt Nam, kêu đưa thông tin GPS ngư dân vi phạm thì dấu như mèo giấu cức, nhưng dù sao cũng đã chết rồi.

Còn đường biên biển thì ký kết hết rồi, đùng 1 cái anh chơi chó tự vẽ lại biên biển. Anh Indo chơi vậy ai chơi lại.

Thôi thì kiếp sau tu dưỡng chút.
@Cu Cứng Tụi indo láo lắm toàn dí tàu cá VN mình cho nó toang khiếp sau tu dưỡng đạo đức vậy
@zozolozozove Thế còn tụi tq thi sao bạn
Mr. Châu
ĐẠI BÀNG
3 năm
@mankichi0688 khựa nó a của ông indo này nữa
kosmyn
ĐẠI BÀNG
3 năm
TQ nó ko chơi chó như Indo nhé, Indo nó bắt tàu tắt định vị kéo về nước nó rồi bật lên đánh chìm. còn TQ mình đi thẳng vào vùng nó tranh chấp thì nó bắt chứ đéo tắt định vị
@Cu Cứng Đúng tụi indo vs mã nó coi khinh ng Việt mình, bữa đi qua sb tụi nó, thấy mặt tụi nó khinh khỉnh thấy ghét, mặc dù tụi nó xấu như ch*...
Chia buồn
RIP
Tại sao ngay lúc bị sự cố, các thuỳ thủ không mặc áo phao chui ngay ra khỏi tàu rồi bơi lên nhỉ, ít nhất dù có bị thương nhưng vẫn giữ được tính mạng
@SnOw.Clover Bạn bị cháy cái bếp thì bạn lo chữa cháy, hay bỏ cả cái nhà mà zọt chạy ra ngoài?!? Nói vậy cho dễ hiểu.
@Dollarssssss Nhắm thấy nguy hiểm thì chạy ra ngoài nhé. 2 trường hợp khác nhau. Về trường hợp tàu ngầm thì có thể là không có lựa chọn để thoát ra (Như có bạn đề cập là đang ở độ sâu ~ 500m)
Kid_Alone
TÍCH CỰC
3 năm
ko liên quan cho lắm.
k phải ráng ở lại để sửa tàu, mà là vì áp suất nên k thoát ra
@liketheblues Cái mình nói ở đây là cho dù gần trên mặt nước, nhiệm vụ của Thủy thủ đoàn cũng phải xử lý tai nạn trước chứ bỏ trốn trước thì phiền nữa...
mất điện, nghĩa là pin chai sập nguồn phải ko :|
@hackieuhay nghe nói vừa mang cho mấy thằng hàn xẻng chảnh chó đại tu chắc tui này vớ vẩn quá
@vanhoang232 Ko. 44tuổi thì chắc bị tai biến 🤣
kytero
ĐẠI BÀNG
3 năm
Bị bóp cổ đã thấy sợ hãi tột độ rồi, tưởng tượng cái cảm giác cơ thể từ từ bị bóp lại và màu bắt đầu tràn ra ngũ quan thì khủng khiếp đến mức nào..
tamle_o
CAO CẤP
3 năm
@kytero Tàu nó bị nc bóp chứ thuỷ thủ ở bên trong sao bị bóp cho trào máu dc b?
@kytero các thuỷ thủ chỉ bị nén khi tàu vỡ, còn không áp suất trong tàu cũng bình thường mà
@kytero Có lẽ họ không thấy quá đau đớn như bạn mô tả. Vì khi hết oxy, họ sẽ rơi vào trạng thái hôn mê sâu, ý thức tắt lịm, các cơ quan cảm giác không còn gởi tín hiệu về hệ thần kinh (não). Cuối cùng, khi áp suất tàu mất cân bằng, các vết nứt xuất hiện và xé nát con tàu. Tất nhiên các thủy thủ cũng chịu chung số phận bị "nghiền" ra dưới áp suất cực lớn.
@kytero Haizzz thánh allah đang đi ngoài nên cũng đành chịu...
Cậu.Còi
ĐẠI BÀNG
3 năm
RIP
theladu
CAO CẤP
3 năm
Chia buồn
sao lại có thể để nó bị mất điện mà chìm nhỉ? lí do hơi lãng xẹt 😔
techmen
TÍCH CỰC
3 năm
@Tienanh297 Cũng chả phải quá cũ, tàu đắt nên vòng đời phải dài, nước nào cũng thế
@caocaolatre199x Động cơ diesel nói riêng. Động cơ đốt trong nói chung khi chạy cần đốt 0xy để tạo ra quá trình cháy. Khi lặn thì oxy đâu ra nhiều để chạy động cơ diesel. Kể cả quá trình xả khí của động cơ diesel nữa. Xả đi đâu. Nên khi lặn sẽ chạy động cơ điện . Vừa ko dùng Oxy vừa đảm bảo sự tĩnh lặng cho bí mật quốc phòng.
@caocaolatre199x Phát biểu trên thông cáo báo chí chỉ mang tính tượng trưng. Sau khi điều tra họ mới có kết luận rõ ràng. Tuy nhiên, trong các hệ thống phức tạp, tinh vi... thì sự cố gọi là "mất điện" để nói rộng về nguyên nhân trực tiếp xảy ra vụ việc. Đồng thời, cũng có nhiều khu vực sử dụng điện; nên nếu mất điện hệ thống nổi lên, thì dù cho có điện chạy chân vịt cũng... tịt như thường. Cứ tưởng tượng như chung cư cao 10 tầng, hệ thống điện chính chạy xuyên suốt 10 tầng, mỗi tầng vẫn có nguồn dự phòng. Nhưng khi nhánh chính bị sự cố, nguồn dự phòng sẽ được kích hoạt. Nhưng vì chúng có tên là "dự phòng" nên chỉ "cứu ngặt" chứ không "giúp hết nghèo" được. Sau khi cạn kiệt nguồn dự phòng thì... chuyện gì đến nó đến! :(
anphuc1
TÍCH CỰC
3 năm
@caocaolatre199x Mất điện có thể xảy ra do nhiều sự cố( chập cháy, nổ ngư lôi,tên lửa hành trình....) Khi mất điện thì máy bơm để hút và xả nước không họat động,do đó không thể kiểm soát được sự chìm hay nổi của tàu.Nếu nổ ngư lôi thì có thể tàu sẽ thủng và nước sẽ tràn vào làm tàu sẽ chìm dần, nếu nằm trong độ sâu thiết kế thì tàu sẽ không bị lực nước ép nổ tung tuy nhiên đến lúc này thì máy hút khí và hệ thống cấp dưỡng khí sẽ không hoạt động>dẫn đến thủy thủ sẽ bị chết vì ngộ độc CO2 của chính mình hoặc các loại khí được tạo ra khi tàu bị cháy trước khi chết vì thiếu O2
Có mất mát nào mà không đổi bằng nước mắt.
@tichchu2203 ai lại cần mất mát để đi đổi với nước mắt của họ nhỉ? câu nói thật tối nghĩa.
infogated
TÍCH CỰC
3 năm
@Pary Chắc bác ấy đinhj nói “thành công”, hoặc “chiến thắng”.
@infogated mình cũng đoán chắc định triết lý tí, nhưng lực bất tòng tâm 😁
infogated
TÍCH CỰC
3 năm
@Pary 😆)
@tichchu2203 chấm hỏi?
Im lặng đi
Tàu ngầm, thứ quan trọng nhất với một cái tàu ngầm là khả năng tàng hình, ẩn nấp. Cơ mà để cơ số tàu nước khác vô vùng biển của mình để hỗ trợ tìm kiếm thì khả năng bị lộ thế trận phòng thủ cũng cao đấy.
@Methanol Đồng minh với nhau
@Methanol hệ thống tan hình của tao ngầm là chặn sóng radar. mất điện rồi thì hệ thống hoạt động kiểu gì mà tan hình. đừng nói t tới giờ vẫn tưởng máy bay tàn hình tàu ngầm tàn hình là hủm nhìn thấy nghe =))) xem phim it thôi

Xu hướng

Bài mới









  • Chịu trách nhiệm nội dung: Trần Mạnh Hiệp
  • © 2024 Công ty Cổ phần MXH Tinh Tế
  • Địa chỉ: Số 70 Bà Huyện Thanh Quan, P. Võ Thị Sáu, Quận 3, TPHCM
  • Số điện thoại: 02822460095
  • MST: 0313255119
  • Giấy phép thiết lập MXH số 11/GP-BTTTT, Ký ngày: 08/01/2019