Tham dự Tech Lounge

Tham dự Tech Lounge


5 hình ảnh vệ tinh cho thấy hành tinh của chúng ta đang thay đổi nhanh đến thế nào

Rubi Lee
1/6/2021 12:51Phản hồi: 57
5 hình ảnh vệ tinh cho thấy hành tinh của chúng ta đang thay đổi nhanh đến thế nào
Hình ảnh vệ tinh cung cấp cho con người rất nhiều thông tin quan trọng về cách hành tinh của chúng ta đang thay đổi và phản ứng ra sao về tình trạng nóng lên toàn cầu. Nhờ vào đó, các chuyên gia có thể đo lường được sự thay đổi của mực nước biển, từ đó đưa ra các giải pháp khắc phục kịp thời. Những thông tin này rất cần thiết để chúng ta biết được mọi chuyện đang diễn ra để nhanh chóng hành động bảo vệ hành tinh mà con người dựa vào để tồn tại.

Bạn có thể nhìn thấy hình ảnh vệ tinh của Trái Đất thông qua các ứng dụng như Google Earth, nhưng những hình ảnh từ vệ tinh này hữu ích hơn thế. Dưới đây là 5 hình ảnh minh hoạ những thay đổi nổi bật nhất của Trái Đất.

1. Mực nước biển dâng cao


Mực nước biển dâng được dự đoán là một trong những hậu quả nghiêm trọng nhất do tình trạng nóng lên toàn cầu. Chỉ trong thập kỷ vừa qua, tốc độ gia tăng của mực nước biển đã tăng gấp 3 lần so với thế kỷ trước. Theo đó, chỉ cần mực nước biển dâng cao 2m nữa sẽ khiến 600 triệu người mất nhà vào cuối thế kỷ này. Tuy nhiên, mực nước dâng không đồng nhất ở các khu vực khác nhau, biểu hiện rõ qua ảnh vệ tinh phía dưới.

hinh-anh-ve-tinh-1.jpg

Hình ảnh trên cho thấy xu hướng mực nước biển trung bình trong 13 năm, trong đó mức tăng trung bình toàn cầu là khoảng 3,2mm/năm. Tuy nhiên, ở một số nơi như Tây Nam Thái Bình Dương cho đến phía đông của Indonesia và New Zealand, nơi có nhiều đảo nhỏ và đảo sao hô vốn đã rất dễ bị ảnh hưởng bởi mực nước biển, lại có tốc độ tăng nhanh hơn gấp 3 đến 4 lần so với những nơi khác. Trong khi đó, ở các khu vực khác của đại dương, mực nước biển hầu như không có nhiều thay đổi, chẳng hạn như ở từ Thái Bình Dương cho đến Bắc Mỹ.

2. Băng vĩnh cửu tan chảy


Tầng đất đóng băng vĩnh cửu hay tầng băng giá vĩnh cửu thường chủ yếu nằm ở vùng Bắc Cực. Lớp băng này lưu trữ một lượng lớn carbon và khi băng tan, lượng carbon đó được giải phóng dưới dạng CO2 và một loại khí methane (CH4), 2 trong số các khí nhà kính có tác động lớn nhất với khí hậu. Ước tính băng vĩnh cửu lưu trữ khoảng 1.500 tỷ tấn carbon, con số nhiều gấp đôi lượng khí có trong toàn bộ khí quyển.

hinh-anh-ve-tinh-4.gif

Nhờ sự kết hợp giữa các phương pháp đo nhiệt độ đất trên mặt đất, vệ tinh và cả mô hình máy tính để lập ra bản độ nhiệt độ của tầng băng vĩnh cửu ở khắp Bắc Cực và cách mà chúng thay đổi theo thời gian. Từ đó, đưa ra các dự đoán về vị trí mà băng đang có xu hướng tan.

3. Phong toả xã hội ở Châu Âu


Nitrogen dioxide (NO2) là một chất ô nhiễm có trong khí quyển có thể gây ra những ảnh hưởng nghiêm trọng đối với sức khoẻ con người, đặc biệt là với những người bị hen suyễn hoặc suy yếu các chức năng phổi. NO2 có thể làm tăng nồng độ axit trong nước mưa, cũng như tác động tiêu cực lên các hệ sinh thái và cả sự phát triển của thực vật. Đây cũng là chất thường có trong khí thải ô tô và các phương tiện khác.

hinh-anh-ve-tinh-5.gif

Chúng ta có thể nhận thấy sự khác biệt về nồng độ NO2 của Châu Âu đã thay đổi tích cực như thế nào trong đợt phong toả do đại dịch diễn ra vào tháng 3/2020. Bên cạnh đó, chúng ta dễ dàng nhận ra NO2 đã suy giảm đáng kể ở các khu vực trung tâm lớn như Madrid, Milan và Paris.

Quảng cáo


4. Nạn phá rừng ở Amazon


hinh-anh-ve-tinh-2.gif

Rừng nhiệt đới được ví như lá phổi xanh của hành tinh, chúng hấp thụ khí CO2 và thải O2 ra môi trường. Trong đó Amazon, rừng nhiệt đới lớn nhất thế giới, khu rừng đại diện cho hơn 1 nửa các rừng mưa nhiệt đới còn lại của hành tinh, nơi có đa dạng sinh học bậc nhất thế giới. Vì thế khu rừng nhiệt đới Amazon đóng vai trò vô cùng quan trọng trong việc kiểm soát biến đổi khí hậu. Tuy nhiên, nạn chặt phá rừng ở đây lại gia tăng khá mạnh mẽ và dễ dàng nhận thấy qua hình ảnh từ vệ tinh ghi lại.

5. Núi băng trôi A-74 tách ra khỏi Nam Cực


hinh-anh-ve-tinh-6.gif

Với kích thước khổng lồ khoảng 1.270 km2, tương đương với diện tích của khu vực đại London, đây là một trong số tảng băng lớn nhất tách ra từ thềm băng Nam . Người ta ước tính khi toàn bộ thềm băng Nam cực tan hoàn toàn, mực nước biển toàn cầu sẽ dâng cao thêm 58m. Tảng băng này bị tách khỏi thềm băng Brunt ở Nam Cực vào tháng 2/2021 và di chuyển khỏi bờ biển khu vực này. Hiên các nhà nghiên cứu vẫn đang theo dõi tần suất nứt vỡ của núi băng trôi. Và nhờ vệ tinh, việc quan sát đó dễ dàng hơn rất nhiều bởi chúng có thể hoạt động cả ngày lẫn đêm do đó không bị ảnh hưởng bởi 24 giờ đêm vào mùa đông ở Nam Cực.

Theo Weforum
57 bình luận
Chia sẻ

Xu hướng

huynhngocnin
ĐẠI BÀNG
3 năm
Rồi sẽ tới lượt con người... thưa quí zi 😔
Môi trường sống khắc nghiệt, dân tràn wa đất khác, world war, kịch bản chưa đầy 200 năm tới.
@huynhngocnin Vâng, Covid-19 chỉ mới là khởi đầu của thảm họa mà tự nhiên sẽ cân bằng lại con người.
thethidie
TÍCH CỰC
3 năm
@nmplela vào đời mình ko còn đời con vs cháu nữa đâu, lúc đó thành người cá hết rồi =))
@Phức Hợp Dạ mình nhầm và mình edit luôn dồi. Cám ơn bạn nhaaaa
cuoang102
ĐẠI BÀNG
3 năm
sao lại mực nước biển tăng thêm 58m?
mrdzin
ĐẠI BÀNG
3 năm
@Bút xanh Có gì mà vô lý đâu bác, đừng coi thường mẹ thiên nhiên thế chứ. So với sức mạnh của thiên nhiên thì ngay cả bom nguyên tử cũng như muỗi đốt inox thôi. Bác thử google xem băng 2 cực chiếm bao % so với lượng nước biển toàn cầu xem nhé.
datvn
TÍCH CỰC
3 năm
@cuoang102 Xưa có 1 bộ phim có Kevin Corchner đóng nói về việc này!
ntc3010
ĐẠI BÀNG
3 năm
@datvn Phim Thuỷ Giới bạn ah
Bạn vô đọc bài gốc đi, mỗi cục hơn nghìn km2 mà ngập 58 m toàn cầu mà không thấy vô lý về mặt toán học à? Không cần kiểm tra minh cũng đoán nó sai rồi. Kiểm tra bài gốc liền và thấy nó sai thật.

À mà mình nhắc mod sửa rồi, nên bạn không nhìn thấy cái cũ bị sai.
Amazon cũng bị phá thế kia thì sau này các kỷ lục về thiên tai sẽ liên tục được phá vỡ, và ngày càng khốc liệt hơn
trungvn1988
ĐẠI BÀNG
3 năm
"mực nước biển toàn cầu sẽ dâng cao thêm 58m." << sửa đi mod, 58mm thôi, 58m thì kinh quá :|
@trungvn1988
Cười vô mặt
Cả bạn lẫn Mod đều sai, chỉ có "58 m" là đúng.
trungvn1988
ĐẠI BÀNG
3 năm
@Phức Hợp ồ, mình vừa kiểm tra lại, 200 feets thật, cảm ơn bạn, nếu vậy thì là 58 m, và khi nó tan hết thì kinh quá =)))
@trungvn1988 Công nhận là cái mảng chính nó tan hết thì a e lại chanh nhau cái đỉnh Everest mà sống =))
Và con người biên mất
@tranvangiapcp mình lo tới lúc đó không còn chỗ để chém gió như tinhte bây giờ
Buồn ghê...
@locthuyforever yên tâm bác, ở dưới em nghe nói cũng phát triển lắm rồi, bữa nhà kế bên mới đốt trạm 5G xuống dưới mà
@tranvangiapcp
Cười vô mặt
Giờ thiên nhiên tàn phá lại con người thôi: hạn hán, lũ lụt, dịch bệnh...
cứ năm mơi lại nắng nóng kỷ lục 😆 sắp toang
99v9.9999
TÍCH CỰC
3 năm
58m có đúng k vậy? Chứ cả nam băng ở nam cực tan chắc trái đất ngập trong nước mấy trăm mét quá
NHL8
ĐẠI BÀNG
3 năm
Ủa, 75% núi băng chìm dưới nước, vậy thì sau khi tan hết, chỉ có 25% núi băng ảnh hưởng tới độ cao mực nước biển thôi, vậy mà đã dâng lên 58m rồi á, anh em thông não giúp
@NHL8 Trong bài gốc: The Antarctic Ice Sheet contains enough frozen water to raise global sea level by 58 metres if it all ended up in the ocean. The floating ice shelves that fringe the continent act as a buffer and barrier between the warm ocean and inland ice but they are vulnerable to both oceanic and atmospheric warming.

Tăng 58m là khi toàn bộ Antarctic Ice Sheet tan chảy hoàn hoàn. A-74 chỉ là tảng băng vỡ ra từ Antarctic Ice Sheet.
Nhìn cái Amazon khủng khiếp quá
Khủng khiếp nhất là thằng Tàu Khựa nó chặn dòng Mê Kông.
@hackieuhay Dốt. Con nước lớn (dân bắc ấc ơ không biết gì kêu là lũ) ở miền tây đem lại nguồn lợi thuỷ sản và phù sa vô cùng lớn. Chẳng có dân miền tây nào chê con nước lớn hết.
Thêm 1 bạn Hán nô có phát biểu là Tàu khựa xây đập ngăn lũ 😁 VN nói 1 đằng làm 1 nẻo thì qua Tàu ở để nó xin mấy quả thận nhé, dân nó chuộng thận của lũ Hán nô lắm.
Minh Mẫn29
ĐẠI BÀNG
3 năm
Thưa quí dị đến 1 ngày nào đó. Thì ...
núi băng phần chìm dưới nước nó vẫn chiếm thể tích nước biển thì nó tan hay ko tan cũng chẳng ảnh hưởng gì, chỉ có phần nổi trên mặt nước sẽ ảnh hưởng đến mực nước biển thôi chứ nhỉ.
Mình đang xem series "Hành tinh của chúng ta" trên Netflix, nói rất rõ về hiện trạng của ngôi nhà chung chúng ta đang sống, bao gồm các vấn đề trong bài viết này, thật sự rất hay luôn, mọi người nên xem.
Ruiz
CAO CẤP
3 năm
Loài người sắp tàn rồi 😌
Lovetech36
TÍCH CỰC
3 năm
Quá hay. Thanks
Sơn Xoăn
ĐẠI BÀNG
3 năm
Cái gì cũng có hạn sử dụng thôi
Im lặng đi
ca_sau
ĐẠI BÀNG
3 năm
Ad ơi xem lại đoạn này 😁
Screen Shot 2021-06-02 at 11.24.58 AM.png

Xu hướng

Bài mới









  • Chịu trách nhiệm nội dung: Trần Mạnh Hiệp
  • © 2024 Công ty Cổ phần MXH Tinh Tế
  • Địa chỉ: Số 70 Bà Huyện Thanh Quan, P. Võ Thị Sáu, Quận 3, TPHCM
  • Số điện thoại: 02822460095
  • MST: 0313255119
  • Giấy phép thiết lập MXH số 11/GP-BTTTT, Ký ngày: 08/01/2019