ĐÔI ĐIỀU VỀ LI-XĂNG CƯỠNG BỨC DƯỢC PHẨM

hoangsytai
2/6/2021 7:47Phản hồi: 4
ĐÔI ĐIỀU VỀ LI-XĂNG CƯỠNG BỨC DƯỢC PHẨM
Bữa trước ad @cuhiep có bài hỏi xem có nên bỏ quyền sở hữu trí tuệ vắc xin COVID-19 hay không và có nhiều ae tranh cãi nảy lửa. Mình ủng hộ phương án bỏ quyền sở hữu trí tuệ vắc xin COVID-19 dựa trên nguyên tắc li-xăng cưỡng bức (Compulsory licensing) trong hiệp định TRIPS và tuyên bố Doha của WTO về TRIPS và Sức khỏe cộng đồng.
Li-xăng cưỡng bức là việc Chính phủ cho phép một người khác sản xuất sản phẩm hoặc áp dụng quy trình đã được cấp patent mà không cần sự đồng ý của chủ sáng chế. Đây là một trong những biện pháp khá linh hoạt trong bảo hộ sáng chế được quy định trong TRIPS từ năm 1995.
Đối với li-xăng cưởng bức, dược phẩm được sản xuất không cần có sự cho phép của chủ sáng chế, được sản xuất chủ yếu cho thị trường trong nước mà không phải cho xuất khẩu. Chủ sáng chế vẫn có quyền đối với sáng chế bao gồm cả quyền được trả tiền khi sản phẩm được sản xuất theo li-xăng cưởng bức. Hiệp định TRIPS quy định một số điều kiện để cấp li-xăng không tự nguyện tại Điều 31. Cụ thể là:
- Trong trường hợp bình thường, người hoặc công ty có nhu cầu sử dụng sáng chế đã cố gắng đàm phán để được chủ cấp li-xăng tự nguyện với các điều kiện hợp lý nhưng không đạt được kết quả;và
- Khi li-xăng cưởng bức được cấp thì chủ sáng chế vẫn được trả tiền. TRIPS quy định “chủ sáng chế phải được trả một khoản đền bù thỏa đáng cho từng trường hợp cụ thể phụ thuộc vào giá trị kinh tế của li-xăng đó”.
- Ngoài ra, li-xăng cưởng bức phải đáp ứng một số điều kiện bổ sung như li-xăng này không phải là dạng độc quyền (nghĩa là chủ patent vẫn có quyền tiếp tục sản xuất sản phẩm) và li-xăng vẫn có thể bị xem xét lại theo yêu cầu của chủ sở hữu.
Trong các trường hợp “khẩn cấp quốc gia”, “các trường hợp khẩn cấp khác” hoặc “sử dụng phi thương mại cho cộng đồng” (hoặc “sử dụng của Chính phủ”) hoặc chống lại các trường hợp phải cạnh tranh, thì không cần phải đàm phán li-xăng tự nguyện mà có thể cấp ngay li-xăng cưởng bức. Việc có thể bỏ qua đàm phán li-xăng cưởng bức để tiết kiệm thời gian trong các trường hợp khẩn cấp. Nhưng trong trường hợp này chủ sở hữu vẫn được trả tiền bồi hoàn.
Tuy nhiên, ngay cả các nhà sáng chế dược phẩm cho phép sao chép công nghệ vắcxin song việc sao chép không hề đơn giản. Câu chuyện của Moderna cho thấy rõ điều đó, khi họ cho phép sao chép vaccin Covid-19 của họ từ năm ngoái nhưng vẫn chưa ai sao chép được. Cơ sở sản xuất, quy trình phải đảm bảo chất lượng, nguồn nguyên liệu… đều là những yếu tố then chốt.
Hi vọng rắng thế giới sẽ tìm ra được giải pháp hiệu quả để giải quyết đại dịch này
Tham khảo: Hiệp định TRIPS, tuyên bố Doha, Cục SHTT
4 bình luận
Chia sẻ

Xu hướng

Rất ý nghĩa
@NghiepTranVINA Thanks bác. Em đang học cái này
@hoangsytai Học tập tốt nha em 👍👍👍
oldman20
TÍCH CỰC
2 năm
đấy, thế mới tinhte chứ
Thanh kìu 😆

Xu hướng

Bài mới









  • Chịu trách nhiệm nội dung: Trần Mạnh Hiệp
  • © 2024 Công ty Cổ phần MXH Tinh Tế
  • Địa chỉ: Số 70 Bà Huyện Thanh Quan, P. Võ Thị Sáu, Quận 3, TPHCM
  • Số điện thoại: 02822460095
  • MST: 0313255119
  • Giấy phép thiết lập MXH số 11/GP-BTTTT, Ký ngày: 08/01/2019