Lần đầu tiên đo được khối lượng của nhiễm sắc thể con người: 46 NST người nặng 242 picogram

2/6/2021 10:18Phản hồi: 29
Lần đầu tiên đo được khối lượng của nhiễm sắc thể con người: 46 NST người nặng 242 picogram
Lần đầu tiên trong lịch sử, các nhà khoa học đã có thể đo được một cách chính xác khối lượng của nhiễm sắc thể con người. Để làm được điều này, các nhà khoa học học đã sử dụng một nguồn tia X giàu năng lượng tại một cơ sở nghiên cứu khoa học của Vương quốc Anh có tên Diamond Light Source để xác định khối lượng riêng lẻ của tất cả 46 nhiễm sắc thể trong tế bào loài người. Sau khi đo đạc, họ ngạc nhiên khi khối lượng thực tế của các nhiễm sắc thể cao hơn đáng kể so với những gì mà người ta dự kiến ban đầu, gấp hơn 20 lần.

chromosome-mass-1.JPG
Diamond Light Source

Vì khối lượng của các nhiễm sắc thể cao hơn tới 20 lần so với lượng DNA được chứa bên trong nên các nhà khoa học gợi ý rằng có một yếu tố hay thành phần khác bên trong các nhiễm sắc thể mà con người vẫn chưa khám phá ra được. Tổng khối lượng của 46 nhiễm sắc thể này nặng 242 picogram, tức là 242 phần một nghìn tỷ gram.

Nhiễm sắc thể lần đầu tiên được phát hiện ra vào khoảng thế kỉ 19, và kể từ đó đến nay, con người luôn cố gắng tìm hiểu sâu sắc hơn về chúng, về cách mà các NST đảm nhận vai trò quan trọng đối với sự sống của các sinh vật. Dù vậy, đến nay thì đây vẫn là một khía cạnh chứa nhiều bí ẩn mà con người chưa khám phá được hoàn toàn.

chromosome-mass-4.jpg

Hồi nãy nói đến việc dùng tia X để đo đạc rồi, nhưng chắc nhiều anh em còn chưa hình dung ra được đo làm sao và như thế nào, nên phần này dành cho những ai muốn biết sâu hơn một tí. Các nhà khoa học sử dụng một máy gia tốc hạt gọi là synchrotron để tạo ra một chùm tia X đủ mạnh. Khi các tia X này đi qua các NST, chúng ta ra hiện tượng nhiễu xạ và các nhiễu xạ này này sẽ giao thoa với nhau, từ đó các nhà khoa học có thể tạo ra một “NST mẫu” dạng 3D với độ phân giải cực cao.

Bằng kĩ thuật này, các nhà khoa học đã “chụp” lại các tế bào bạch cầu của con người trong giai đoạn pha giữa của chu kì phân bào. Ngay khi tế bào bắt đầu phân chia, người ta dễ dàng tìm thấy được 46 NST bên trong mỗi tế bào. Sau đó, họ xác định một cách chính xác số lượng và mật độ điện tử electron của nhiễm sắc thể. Khối lượng nghỉ của electron vốn là một hằng số mà ai cũng biết, nên từ đây họ có thể tính toán khối lượng của nhiễm sắc thể.

chromosome-mass-3.jpg

Tuy nhiên hiện tại các nhà khoa học vẫn chưa lý giải được lí do vì sao lại có sự khác biệt trong số liệu thực tế và ước tính trước đó. Nhìn chung thì kết quả này cũng đem lại nhiều ý nghĩa khoa học cho con người vì nó giúp chúng ta hiểu rõ hơn về vật chất di truyền nói chung và nhiễm sắc thể nói riêng.
Theo ScienceAlert
29 bình luận
Chia sẻ

Xu hướng

daivigold
TÍCH CỰC
3 năm
Nói sao nghe vậy chứ biết j mà cãi
raindal
TÍCH CỰC
3 năm
@daivigold để cãi được thì phải đi học chuyên ngành thôi 😅
daivigold
TÍCH CỰC
3 năm
@raindal Khổ, như mấy ông nói Trái Đất có tuổi đời 1 tỷ năm, chứ nói 1 tỷ lẻ 2 năm cũng ok tuốt hehhehe
Khác biệt giữa ước tính và thực tế thì chắc là đo sai rồi 🙄
@smoke_and_chill Đo sai nhưng ước tính lại đúng?? B nói có vẻ ngược
@hoangthanh1994 Vì ước tính là dựa theo lý thuyết sách vở mà. Đã là lý thuyết trc giờ được chứng minh thì k phản bác lại dc nên mới đang tìm hiểu vì sao chênh lệch đó
NgoBIO
ĐẠI BÀNG
3 năm
Lần đầu tôi thấy khối lượng mà lại dùng gram để đo. Tưởng trọng lượng mới tính bằng gram chứ, mà đã là trọng lượng thì phải cân chứ sao lại đo
@NgoBIO Cả 2 câu của bác k đúng 1 ý nào hết luôn 😂. Lần đầu tiên t cũng thấy 1 bình luận 2 câu mà k đúng ý nào như v 😄. Vui vẻ k quạo.
@NgoBIO bởi ngày xưa học vật lý quá kém nè.
@andytran1986 Cái lý thuyết "khối lượng là khối lượng của các vật chất bên trong nó" là khái niệm cũ rồi bạn.
Nó còn bao gồm năng lượng liên kết giữa các phân tử nữa (cái này liên quan tới thuyết tương đối của Einstein).

Túm lại là khá rối và nhiều định nghĩa. Ai thích nghiên cứu vũ trụ thì tìm hiểu, chứ ở Trái Đất cứ gọi nó là khối lượng là được rồi, không cần quan tâm định nghĩa.
raindal
TÍCH CỰC
3 năm
@NgoBIO Đo bằng gì thực ra không quan trọng. Quan trọng là hệ quy chiếu. Có 1 đơn vị rồi thì có thể biến đổi nó sang đơn vị khác trong cùng hệ quy chiếu mà.
Nhìn hình nhiễm sắc thể giống như đống bùi nhùi 🤣
Nhìn như cái khăn mặt xài 5 năm của tui dzậy... 😃
ko hiểu ông nào cứ đặt hagtag trong bài viết ở tt, thi thoảng đang đọc click nhầm vào nó nhảy mẹ ra trong khác lại fai back lại để đọc lại
@kokuddopopodo Cái hashtag ý nghĩ cho seo bạn ơi
open0
CAO CẤP
3 năm
DNA, bộ mã hóa tinh vi của đấng sáng tạo !
PhanThang09
ĐẠI BÀNG
3 năm
Ủa tưởng cân nặng là trọng lượng, kích thước là khối lượng.
@PhanThang09 Kích thước là chiều dài ông ơi, cân nặng là khối lượng
AyBee
TÍCH CỰC
3 năm
@PhanThang09 cười phọt. Học lại vật lý đi ông ơi
PhanThang09
ĐẠI BÀNG
3 năm
Vậy nên nói khối lượng của ông là 50kg hay trọng lượng của ông là 50kg 😀
PhanThang09
ĐẠI BÀNG
3 năm
@A.Q chính truyện Vậy nên nói khối lượng của ông là 50kg hay trọng lượng của ông là 50kg
PhanThang09
ĐẠI BÀNG
3 năm
@A.Q chính truyện Chẳng phải khối lượng là thể tích mét khối còn trọng lượng là cân nặng kilogram hay sao.
Mà bài này lại để khối lượng là cân nặng.
lại một bước tiến mới của nhân loại rồi
PhanThang09
ĐẠI BÀNG
3 năm
Chẳng phải khối lượng là thể tích mét khối còn trọng lượng là cân nặng kilogram hay sao.
Mà bài này lại để khối lượng là cân nặng.
kì diệu vậy trời
Siêu to siêu khổng lồ😂

Xu hướng

Bài mới









  • Chịu trách nhiệm nội dung: Trần Mạnh Hiệp
  • © 2024 Công ty Cổ phần MXH Tinh Tế
  • Địa chỉ: Số 70 Bà Huyện Thanh Quan, P. Võ Thị Sáu, Quận 3, TPHCM
  • Số điện thoại: 02822460095
  • MST: 0313255119
  • Giấy phép thiết lập MXH số 11/GP-BTTTT, Ký ngày: 08/01/2019