Nếu có dư 1 cái router cũ đang để không không xài, anh em có thể tận dụng chức năng repeater có sẵn của nó để làm một cái repeater, mở rộng phạm vi phát sóng wifi trong nhà. Đây là một cách khá đơn giản để tăng mật độ phủ sóng wifi trong nhà mà không cần phải setup mạng theo kiểu nâng cao như mesh.
Như trường hợp của mình, mấy bữa nay mình đang nâng cấp, cải thiện hệ thống camera giám sát trong nhà (CCTV), thay thế một số cái đã hư cũ trước đây xài PoE thành loại có tích hợp luôn wifi vì dây PoE bị đứt. Lúc này phát sinh ra trường hợp cái camera lắp trên sân thượng không bắt được wifi dưới nhà, may là mình nhớ ra việc tận dụng tính năng repeater của router cũ.
Đa số router wifi chuẩn G trở lên là có hỗ trợ repeater mode (có hãng đặt tên là Extender), anh em có thể cài đặt chế độ repeater rất đơn giản với các bước như sau:
Ảnh minh họa chế độ repeater của Totolink
Cách này cũng có thể áp dụng cho anh em nào muốn tạo riêng biệt 1 mạng wifi để xài riêng, không chung đụng với ai. Hoặc ở các khu nhà trọ, thay vì phải kéo cáp LAN về phòng cắm vào router thì chúng ta cũng có thể sử dụng tính năng repeater cho đỡ vướng dân nhợ.
Lưu ý: Nếu dùng bộ phát repeater riêng biệt, có nhiều model hỗ trợ cả 2 băng tần 2.4GHz và 5GHz, còn đa số router chuẩn N chỉ hỗ trợ repeater băng tần 2.4GHz mà thôi.
Như trường hợp của mình, mấy bữa nay mình đang nâng cấp, cải thiện hệ thống camera giám sát trong nhà (CCTV), thay thế một số cái đã hư cũ trước đây xài PoE thành loại có tích hợp luôn wifi vì dây PoE bị đứt. Lúc này phát sinh ra trường hợp cái camera lắp trên sân thượng không bắt được wifi dưới nhà, may là mình nhớ ra việc tận dụng tính năng repeater của router cũ.
Đa số router wifi chuẩn G trở lên là có hỗ trợ repeater mode (có hãng đặt tên là Extender), anh em có thể cài đặt chế độ repeater rất đơn giản với các bước như sau:
- Truy cập trang web cài đặt của router, đường dẫn là 192.168.0.1 hoặc 192.168.1.1 thông số này ghi rõ trên tem dán dưới đáy của router
- Thông số đăng nhập gồm username và password cũng in trên tem
- Vào mục LAN Settings, tắt DHCP đi, mục đích là để cho router chính cấp phát IP luôn
- Ở mục chế độ hoạt động (operation mode), chọn Repeater
- Dò sóng wifi mà router có thể bắt được, nên đặt ở vị trí bắt được sóng trên 50%
- Nhập password của wifi mà chúng ta sẽ bắt
Ảnh minh họa chế độ repeater của Totolink
- Anh em có thể đặt tên SSID + password hoàn toàn mới để tạo 1 mạng wifi riêng biệt
- Bấm OK, chờ router khởi động lại là xong
Cách này cũng có thể áp dụng cho anh em nào muốn tạo riêng biệt 1 mạng wifi để xài riêng, không chung đụng với ai. Hoặc ở các khu nhà trọ, thay vì phải kéo cáp LAN về phòng cắm vào router thì chúng ta cũng có thể sử dụng tính năng repeater cho đỡ vướng dân nhợ.
Lưu ý: Nếu dùng bộ phát repeater riêng biệt, có nhiều model hỗ trợ cả 2 băng tần 2.4GHz và 5GHz, còn đa số router chuẩn N chỉ hỗ trợ repeater băng tần 2.4GHz mà thôi.