Tham dự Tech Lounge

Tham dự Tech Lounge


Xiaomi Mi Home Automation: Chia sẻ cách tắt đèn tự động theo ý mình

Sinh TP
23/6/2021 7:3Phản hồi: 48
Xiaomi Mi Home Automation: Chia sẻ cách tắt đèn tự động theo ý mình
Lâu nay mình thấy mọi người thường chỉ sử dụng cảm biến để tắt mở đèn tự động hành lang mà ít khi áp dụng những chỗ khác. Vấn đề chính là do những chỗ khác như nhà vệ sinh, phòng ngủ, phòng khách… khi ngồi yên một chỗ thì đèn sẽ tự tắt. Hôm nay mình chia sẻ cách kết hợp các cảm biến để mở tắt đèn tự động nhà vệ sinh (hoạt động tốt 95%).

Thói quen của mình là khi sử dụng nhà vệ sinh thì đóng cửa, trừ khi đánh răng thì mở cửa. Khi không sử dụng thì đóng cửa. Các thiết lập bên dưới sẽ giúp tắt đèn ngay sau khi sử dụng khoảng 80%, còn lại gần 20% trường hợp thường tắt sau 2 phút và rất ít lần tắt sau 5 phút)

Các thiết bị sử dụng:
  • Nhà vệ sinh Master Bathroom (MBthr): cảm biến chuyển động, cảm biến cửa, công tắc đèn tự động
  • Phòng ngủ chính Master Bedroom (MBr): Cảm biến chuyển động (trong phòng ngủ chính có nhà vệ sinh)

Cách thực hiện:
Tạo 2 Manual
(New Automation, chọn Run manually). Tên các bạn có thể đặt sao cho dễ nhận biết.
1. “MBthr LightOn”: Bật đèn, Turn off “MBthr-O M-LightOn”, Turn on “MBthr-NoM5-LightOff”, Turn on “MBthr-O_NoM5-LightOff”, Turn on “MBthr-Close1”, Turn on “MBthr-Close1NoM”, Turn on “MBr-M-On MBthrNoM2Off” (bật tắt các Scene mình có thể Add sau)

2. “MBthr LightOff”: Tắt đèn, Turn on “MBthr-O M-LightOn”, Turn off “MBthr-NoM5-LightOff”, Turn off “MBthr-O_NoM5-LightOff”, Turn off “MBthr-Close1”, Turn off “MBthr-Close1NoM”, Turn off “MBthr-OutClose2-LightOff”, Turn off “MBthr-NoM2-L Off”, Turn off “MBthr-M”, Turn off “MBr-M-On MBthrNoM2Off”

Tạo các Scene sau:
Mình thường đặt tên Scene theo format: Room-Trigger (vd O: open, M: motion) -Action
1. “MBthr-O M-LightOn”: Mở cửa hoặc có chuyển động -> Run “MBthr LightOn”
2. “MBthr-NoM2-LightOff”: Không chuyển động 2 phút -> Run “MBthr LightOff”
3. “MBthr-NoM5-LightOff”: Không chuyển động 5 phút -> Run “MBthr LightOff” (Nếu thường ngồi yên lâu hơn 5 phút thì có thể set thành 10 phút)
4. “MBthr-O_NoM5-LightOff”: Cửa mở trên 1 phút và không có chuyển động trong 5 phút -> Run “MBthr LightOff” (nếu sử dụng xong mà không đóng cửa thì sau 5 phút đèn sẽ tắt)
5. “MBthr-Close1”: Đóng cửa -> Turn on “MBthr-OutClose2-LightOff” (kể từ khi bật đèn, đóng cửa lần 1 →bật Scene “MBthr-OutClose2-LightOff” lên, để khi xong ra ngoài đóng cửa lần 2 là đèn tắt)
6. “MBthr-Close1NoM”: Đóng cửa + không có chuyển động trong 5 phút -> Run “MBthr LightOff”
(trường hợp mở cửa ra mà không đi vào, đóng lại thì đèn sẽ tắt ngay nếu trong 5 phút trước đó không có ai vào)
7. “MBthr-OutClose2-LightOff”: Đóng cửa -> Run “MBthr LightOff” (kể từ khi bật đèn, đóng cửa lần 2 đèn sẽ tắt)
8. “MBthr-M”: Có chuyển động -> Turn off “MBthr-NoM2-LightOff”, Turn on “MBr-M-On MBthrNoM2Off”, Turn off “MBthr-M” (khi trong nhà vệ sinh có chuyển động thì sẽ kiểm tra chuyển động ở phòng ngủ chính)
9. “MBr-M-On MBthrNoM2Off”: Có chuyển động ở phòng ngủ chính -> Turn on “MBthr-NoM2-LightOff” , Turn on “MBthr-M”, Turn off “MBr-M-On MBthrNoM2Off” (Thường khi ra khỏi phòng tắm, sẽ có chuyển động ở phòng ngủ chính, kích hoạt Automation 2 phút không có chuyển động trong nhà tắm -> tắt đèn, nếu trong 2 phút có chuyển động trong phòng tắm thì có nghĩa là mình vẫn đang ở trong phòng tắm, chuyển động ngoài phòng ngủ là do người khác (“MBthr-M” chạy))
Tất cả các Scene trên có thể đặt thời gian hiệu lực từ 17:00 đến 6:00 hoặc sử dụng Cảm biến ánh sáng để ban ngày đèn không bật.

Quảng cáo


Các bạn hoàn toàn có thể kết hợp các cảm biến và thói quen sinh hoạt của gia đình để bật tắt đèn tự động, điều khiển máy lạnh, quạt, hệ thống báo động, tưới cây theo ý mình. Tất nhiên do giới hạn của phần mềm nên phải tạo rất nhiều Scene và còn 1 phần nhỏ chưa được tự động hoàn toàn.
Mình có review nhanh hệ thống Xiaomi smart home ở bài này, mọi người có thể tham khảo thêm: https://tinhte.vn/thread/review-nhanh-san-pham-cong-nghe-minh-xai-trong-2019-my-xiaomi-smart-home.3081721/

Review nhanh sản phẩm công nghệ mình xài trong 2019: My Xiaomi smart home | Viết bởi Sinh TP

Trong bài này mình sẽ chủ yếu review nhanh những món đồ điện, gia dụng với những tiêu chí: tiện nghi, tiết kiệm thời gian, công sức và hiệu quả cao với giá tốt, đem lại cảm giác hitech. Có nhiều ý kiến cho rằng những món đồ này không cần thiết lắm…
tinhte.vn
48 bình luận
Chia sẻ

Xu hướng

đọc bài này rối hết não 😆
Sinh TP
ĐẠI BÀNG
3 năm
@khanhnd0709h 😁 Do phải xét hết các trường hợp như vào nhà vs đóng hay để cửa mở, ra rồi đóng cửa hay không đóng, mở cửa mà không vào rồi đóng lại hay để mở luôn... Cả căn nhà thì phải làm hàng trăm scene để nó hoạt động phù hợp với mình.
@Sinh TP Thực sự rối hết cả não. đánh mã mấy thiêtd bị đọc mệt thật
huytai93
TÍCH CỰC
3 năm
@khanhnd0709h Tại bác chủ viết nó số hóa vấn đề ra thôi. Chứ cảm biến cửa ở nhà vệ sinh giống kiểu thừa thải quá. Cảm biến chuyển động là đủ rồi, và vấn đề muôn thủa ở đây là ngồi ị là nó tắt, hẹn thời gian thì cũng một lúc sau mới tắt đc. giờ chỉ có quét thân nhiệt mới giải quyết đc vụ NVS thôi
Sinh TP
ĐẠI BÀNG
3 năm
@huytai93 Mình cũng đã giải thích trong bài, 1 cảm biến chuyển động không đủ vì sẽ bị tắt khi ngồi lâu (đi ị trong toilet, ngồi coi tivi phòng khách hoặc nằm đọc sách phòng ngủ) nên hầu hết mọi người chỉ xài bật tắt đèn hành lang cho vui. Cách làm của mình khắc phục được tình trạng đó, chỉ bị 1 vấn đề là 2 người cùng ở trong khi 1 người ra trước đóng cửa sẽ bị tắt. Nếu các bạn muốn đơn giản thì lắp cảm biến hiện diện (hiện nay chưa thấy nhiều người xài, xiaomi cũng chưa có cảm biến này).
huytai93
TÍCH CỰC
3 năm
@Sinh TP Cái này nhiều vấn đề lắm bác, thứ 1 tốn thêm tiền mua cảm biến vì một nơi lắp tớ 2 cảm biến, thứ 2 phải tùy thuộc vào thói quen sinh hoạt từng người, nhà rộng hay hẹp nó sẽ ảnh hưởng tới thói quen. Ví dụ nhà mình rộng thì nhà vệ sinh khi ko sử dug thì ko có đóng cửa để cho nó thông thoáng, Phòng khách thì dùng cảm biến cửa mở đèn nhưng chỉ một khoảng thời gian nào đó thôi vì buổi tối hay ngày nghĩ con cái ra vào thường xuyên
Tôi cũng đang sử dụng MiHome zigbee, tôi muốn hỏi câu hỏi sau (về vấn đề khoảng cách từ thiết bị đến Hub trung tâm ) :
Trong trường hợp cục Hub trung tâm đặt tại vị trí lầu 2, công tắc Aqara Zigbee đặt tại lầu 3 và 4.
Khoảng cách từ lâu 4 xuống lầu 2 cách xa 7 mét và bị cản bởi sàn, bê tông cốt thép,..v...v.
Vậy công tắc (Xiaomi Zigbee Aqara D1) đặt tại Lầu 4 kết nối đến Hub trung tâm sẽ kết nối trực tiếp về Hub qua sóng zigbee hay thông qua sóng zigbee chuyển tiếp từ Hub -> Công tắc lầu 3 -> Công tắc lầu 4 . Nếu tháo công tắc lầu 3 ra thì công tắc lầu 4 còn kết nối được đến Hub trung tâm không ? Thanks
theo mình biết thì chỉ có thiết bị ghi là có tính năng "cục trung tâm" hoặc "bộ điều khiển trung tâm " như camera Aqara G2, đèn trần Xiaomi, khóa cửa thông minh.... thì mới tiếp nhận sóng zigbee được, còn thiết bị bình thường ko có chuyển sóng theo kiểu mạng lưới mesh được đâu!
Sinh TP
ĐẠI BÀNG
3 năm
@homesweethome Các thiết bị zigbee được cấp điện trực tiếp như công tắc, ổ cắm có thể đóng vai trò repeater. Do đó nếu bạn tháo công tắc lầu 3 thì khả năng công tắc lầu 4 sẽ khó kết nối do khoảng cách và vật cản.
nguyên tắc WC thì luôn đóng cửa dù có sử dụng hay ko, nên ko cần thiết phải cảm biến cửa làm gì!
Bạn chỉ cần 01 cảm biến chuyển động là đủ, nếu nhà vs rộng thì 02 cái thì nhạy hơn là ok hết!
Đèn thì nối với ổ cắm wifi hoặc zigbee.
Và đặt ngữ cảnh thì làm gì mà đặt tên loạn xạ vậy!
Nếu (cảm biến 1 - ko phát hiện chuyển động trong 2p) và ((cảm biến 2 - ko phát hiện chuyển động trong 2p) => then: tắt ổ cắm (đèn tắt)
Nếu (cảm biến 1 - chuyển động) hoặc (cảm biến 2 - chuyển động) => thì: bật ổ cắm (đèn sáng)
Chỉ có vậy thôi!
Ko ai ở trong nhà vệ sinh 02 phút mà ko động đậy gì để bị tắt đèn cả nhé!
PS: nhớ phân biệt lệnh logic and (và) và or (hoặc)
Sinh TP
ĐẠI BÀNG
3 năm
@QuanLyNhaNghi Mình cũng theo nguyên tắc đóng cửa nhà vệ sinh khi sử dụng nhưng không phải ai cũng vậy và trường hợp nào cũng đóng cửa. Còn xài 1 cảm biến set 2 phút không chuyển động tắt đèn thì rất nhiều người đã chia sẻ là đang trong toilet thì bị tắt đèn 😁
@QuanLyNhaNghi 2 cảm biến PIR điều khiển 2 đèn nó loạn lắm. Nếu 1 trong 2 cảm biến phát hiện chuyển động thì bật đèn (OK)
Còn tự động hoá tắt thì giao cho 1 cảm biến thôi, giao cho 2 thằng loạn ngay
@tuanquang_caxc mình đang dùng nè, cả 3 cảm biến luôn, loạn là do sai lệnh đó, tắt dùng lệnh "and" 3 cảm biến, còn mở thì dùng lệnh "or"!
@Sinh TP bởi vậy muốn cho chắc ăn mình nói dùng 02 con đó!
Sinh TP
ĐẠI BÀNG
3 năm
@QuanLyNhaNghi Phòng nhỏ chỉ cần 1 cảm biến chuyển động. Mình vẫn dùng nhiều cảm biến khi phòng lớn hoặc với mục đích đặc biệt, như phòng ngủ chính 4 cái (1 cái bao quát phòng, 2 cái 2 bên chân giường, 1 cái ở bàn trang điểm). Chú ý chút sẽ không sợ loạn.
èo toàn là lệnh, và tên viết tắt, đọc xong xoán hết cả não
Sinh TP
ĐẠI BÀNG
3 năm
@A0kiji 😁 Thật ra có nguyên tắc. Mình theo format Room-Trigger-Action. Bạn có thể đặt dao cho dễ nhận biết nếu không hàng trăm scene sẽ rất khó tìm.
riêng PIR thì mình chơi loại RF của Sonofft chứ không chơi Xiaomi
Sonoff PIR cứ 5s báo một lần, lắp 1 con là đủ, lắp 2 con lại càng chuẩn, không bị như con xiaomi 2 phút mới báo 1 phát -_-
lnt55
TÍCH CỰC
3 năm
Đặt tên khó quá
Nhìn cái đống scene đặt tên muốn nhũn não :|
Sinh TP
ĐẠI BÀNG
3 năm
@Long_Xuyen_Boy 🤣 Mình đặt theo kiểu Room-Trigger - Action. Bạn nào có cách đặt tên hay hơn góp ý giùm mình nhé.
Mình thấy bạn đặt tên cũng ổn rồi, nhưng mà do viết tắt quá nên nhìn vô như cái đống mã ấy, viết nó rõ ràng ra tí là cảm giác khác liền. Ví dụ như những thiết bị và phòng của bạn, mình sẽ đặt như thế này:

Tên phòng:
MasterBathRoom
MasterBedRoom

Tên manual:
MasterBedRoom_Light-On
MasterBedRoom_Light-Off

Tên scene: ko cần thiết thêm cái light on hay off vô, muốn xem nó làm những gì thì bấm vô cái scene coi luôn, cái tên scene chủ yếu thể hiện scene nó trigger khi thỏa những điều kiện nào thôi.

1. “MBthr-O M-LightOn” => MasterBathRoom_Open_Or_Motion
2. “MBthr-NoM2-LightOff” => MasterBathRoom_No-motion-2m
3. “MBthr-NoM5-LightOff” => MasterBathRoom_No-motion-5m
4. “MBthr-O_NoM5-LightOff” MasterBathRoom_Open-1m_Or_No-motion-5m
5. “MBthr-Close1” => MasterBathRoom_Close-first
6. “MBthr-Close1NoM” => MasterBathRoom_Close-once_or_No-motion-5m
7. “MBthr-OutClose2-LightOff” => MasterBathRoom_Close-second
8. “MBthr-M” => MasterBathRoom_Motion
9. “MBr-M-On MBthrNoM2Off” => MasterBedRoom_Motion

Quy ước "_" là khoảng cách, đầu mỗi cụm từ sẽ viết hoa, "-" là nó thuộc về từ đứng trước nó.

Bạn nên nghiên cứu Hass đi, ko phải ngồi suy nghĩ scene mệt mỏi vầy, linh hoạt và khỏe hơn nhiều lắm 😆
Hass sẽ viết đc if else như này:
if (masterBathroomMotion && masterBathroomLightSensor.value < 500) {
masterBathroomLight = on
} else {
masterBathroomLight = off
}

Câu lệnh if ở trên nghĩa là có chuyển động trong phòng tắm và giá trị cảm biến ánh sáng thấp hơn 500 (mình ví dụ đại, ý là dưới 500 thì tối mắt người ko nhìn thấy đc) thì mở đèn, ngược lại thì tắt đèn. Ko cần phải thêm cái cảm biến cửa vô vì cảm biến chuyển động nó bảo đảm có người trong phòng tắm thì mới mở đèn. Cũng ko cần phải thêm mấy cái scene như cái MBthr-NoM2-LightOff vô nữa.

Ngồi viết hết cái đống này tốn 30p nghỉ trưa @@
Sinh TP
ĐẠI BÀNG
3 năm
@Long_Xuyen_Boy Thanks góp ý có tâm. Hồi trước mình có mua con pi3 b+ chạy hass mà ngồi gõ yaml oải quá nên vứt luôn chuyển sang mihome.
Mình muốn nhìn tên scene biết luôn nó làm gì chứ hàng trăm cái scene click từng cái check nội dung oải lắm (tất nhiên có nguyên tắc vd O M nghĩa là Open OR Motion, O_M là Open AND Motion).
Còn wc mà chỉ dùng 1 cảm biến PIR thì chắc chắn không đủ, rất nhiều bạn ở đây đã bị tắt đèn khi ngồi lâu.
@Sinh TP Vậy thì giờ bạn chỉ cần viết tên scene rõ ra là nhìn đỡ rối liền à
hệ sinh thái xiao mi càng ngày càng đỉnh
Sinh TP
ĐẠI BÀNG
3 năm
Mình đã thử nhiều app của Broadlink, Tuya, Google home, thấy Mi home dễ set automation nhất. Hass thì quá phức tạp với dân không chuyên lập trình.
@Sinh TP Mình dùng cả Tuya và Xiaomi tì thấy như nhau, đều Nếu-Thì
Nhưng giờ chuyển Tuya vì nhiều đồ nhất là công tắc đèn chữ nhật
Sinh TP
ĐẠI BÀNG
3 năm
@tuanquang_caxc Các phần mềm smart home thì scene đều theo kiểu If... Then... Nhưng hầu hết đều có thiếu sót ví dụ như Mi home không đọc trạng thái đèn hay tuya smart life hình như không turn on/off scene được (test lâu rồi không nhớ rõ)
@Sinh TP on/off scene đc nhé
WC nhà mình dùng 2 bóng downlight zigbee nối thẳng nguồn không qua công tắc. Mình set bật/tắt thông qua cảm biến.
Nút công tắc thì set: Nếu bật thì đèn sáng và tắt scene để cưỡng sáng liên tục. Nếu tắt công tắc thì bật scene để đưa về chế độ tự động.
Sinh TP
ĐẠI BÀNG
3 năm
@tuanquang_caxc Uh, test lâu quá mình không nhớ rõ, gần 3 năm rồi. Hồi đó mình thử các hệ thống Xiaomi, Broadlink, Tuya, hass trong mấy tháng cuối cùng chọn xiaomi.
phuonglv1973
ĐẠI BÀNG
3 năm
Mình cũng dùng smarthome của Xiaomi nhưng bổ sung thêm một server điều khiển Home Assistant để điều khiển hệ thống. Ưu điểm là có thể sử dụng nhiều thiết bị khác hệ sinh thái vào cùng một hệ thống và có thể điều khiển khi không có kết nối Internet.
Sinh TP
ĐẠI BÀNG
3 năm
@phuonglv1973 Kết hợp hass thì ngon rồi. Mình có tìm hiểu mà sau không có thời gian nên xài Mi Home luôn.
phuonglv1973
ĐẠI BÀNG
3 năm
@Sinh TP Bạn nên tìm hiểu xem sao, có một tính năng rất hay là Hass đọc được trạng thái, còn Mi Home thường chỉ làm việc với sự kiện. Ví dụ bạn muốn bật quạt vào lúc 3h chiều nếu nhiệt độ phòng quá 30 độ thì Mi Home không làm được.
Sinh TP
ĐẠI BÀNG
3 năm
@phuonglv1973 Đúng rồi bạn. Điển hình nhất là không đọc trạng thái đèn tắt hay mở, nên phải sử dụng nhiều scene thay thế loằng ngoằng.
nhà vệ sinh cảm biến thì tiện khi đi tiểu/ rửa tay.
Khi mà tắm, đi nặng thì cứ phải khua tay suốt, hơi bất tiện.
Sinh TP
ĐẠI BÀNG
3 năm
@featherchickens Bạn làm như mình đảm bảo không phải khua tay 😁
@Sinh TP Mình đang order con cảm biến xịn nhưng giá hơi chát, hơn 2 củ
18DD23DE-4C58-40F9-9924-6E3B212A0995.jpeg
Sinh TP
ĐẠI BÀNG
3 năm
@tuanquang_caxc Cảm biến hiện diện thì ngon rồi mà xiaomi không có 😭
@featherchickens bạn dùng 02 cái, gắn dưới lavabo và bồn cầu, bảo đảm ko tắt!
cảm biến xiaomi mình thấy khá nhậy đấy!
sonic1293
ĐẠI BÀNG
3 năm
đặt tên thiết bị đọc xong nổ cái não luôn
hơi rối, thôi bật tắt thủ công vậy
Sinh TP
ĐẠI BÀNG
3 năm
Làm cả nhà còn rối hơn 🤣 đặc biệt là phòng khách, nhưng xong thì khỏe, không phải đụng tới công tắc nữa. Nếu xiaomi có cảm biến hiện diện thì đơn giản hơn nhiều.
freethinker
ĐẠI BÀNG
3 năm
Mình mua 1 thiết bị bán trên mattroisangta nó vừa nối với công tắc vừa lấy điện để chạy cảm biến. Nếu tắt công tắc dùng cảm biến thì sẽ tắt sau vài phút. Nếu muốn nó không tắt thì bật công tắc như đèn bình thường. Sẽ tắt điện sau vài phút.
Sinh TP
ĐẠI BÀNG
3 năm
@freethinker Mỗi người sẽ có giải pháp mình cảm thấy hài lòng 😄 Nếu bạn thấy xài ổn thì áp dụng cho toàn nhà.
MaiLinh77
ĐẠI BÀNG
3 năm
"Thói quen của mình là khi sử dụng nhà vệ sinh thì đóng cửa, trừ khi đánh răng thì mở cửa" Thói quen lành mạnh ghê! Mấy trường hợp này mà mở cửa thì ......!
@MaiLinh77 Làm con cảm biến xịn đi là nằm im cũng hết tắt trừ khi trùm mền. Có điều hơi đắt
MaiLinh77
ĐẠI BÀNG
3 năm
@tuanquang_caxc Tôi xài tổng cộng 5 cái đèn cảm biến của Xiaomi cho cầu thang và nhà vệ sinh (loại cắm trực tiếp vào ổ 220v). Em nó hoạt động tương đối ổn, độ nhạy tốt.
Đây là hướng dẫn cho người có thôi

Xu hướng

Bài mới









  • Chịu trách nhiệm nội dung: Trần Mạnh Hiệp
  • © 2024 Công ty Cổ phần MXH Tinh Tế
  • Địa chỉ: Số 70 Bà Huyện Thanh Quan, P. Võ Thị Sáu, Quận 3, TPHCM
  • Số điện thoại: 02822460095
  • MST: 0313255119
  • Giấy phép thiết lập MXH số 11/GP-BTTTT, Ký ngày: 08/01/2019