Mỹ đặt mua 200 chiếc máy bay động cơ điện của Thụy Điển, dự kiến phục vụ các chặng bay ngắn

P.W
14/7/2021 8:28Phản hồi: 38
Mỹ đặt mua 200 chiếc máy bay động cơ điện của Thụy Điển, dự kiến phục vụ các chặng bay ngắn
Hãng hàng không Mỹ ở đây chính là United Airlines. Cùng với đối tác là Mesa Air Group, một hãng hàng không địa phương có trụ sở tại Nevada, quỹ đầu tư của United Airlines đang rót vốn cho một công ty đến từ Thụy Điển, Heart Aerospace, đơn vị đang phát triển ES-19, một loại máy bay sử dụng động cơ điện với 19 chỗ ngồi. Hôm thứ 3 vừa rồi, thỏa thuận đầu tư và đặt mua máy bay điện đã được công bố, với việc United Airlines kỳ vọng mẫu máy bay chưa được FAA cấp phép vận hành này sẽ có thể giúp giảm khí thải carbon từ ngành kinh doanh hàng không. Thông qua thỏa thuận này, United và Mesa mỗi hãng sẽ đặt mua 100 chiếc máy bay động cơ điện của Thụy Điển, với điều kiện sản phẩm thương mại hóa đạt các yêu cầu của hai hãng hàng không.

[​IMG]

Trước đó, vẫn là United và Mesa đã công bố kế hoạch đầu tư vào một đơn vị khác, Archer Aviation có trụ sở tại Palo Alto, California, để phát triển và đặt mua tối đa 200 phương tiện taxi lên thẳng với 6 động cơ điện. Cùng lúc, United đã lên kế hoạch mua 15 chiếc máy bay vận tốc siêu thanh đang được phát triển bởi Boom Technology Inc.

Tinhte_Maybay2.jpg

Cả ba sản phẩm kể trên đều chưa (được) bay thử, và cho đến lúc nó được cấp phép để chuyên chở hành khách cũng sẽ mát thêm vài năm nữa. United Airlines kỳ vọng chiếc ES-19 của Heart Aerospace sẽ đi vào vận hành vào năm 2026. Chiếc máy bay với 4 động cơ điện cánh quạt này có tầm bay tối đa khoảng 400km, và United cho biết sẽ có khoảng 100 đường bay ngắn trong lãnh thổ nước Mỹ hãng có thể khai thác mẫu máy bay này.


CEO của Mesa Air Group, Jonathan Ornstein cho rằng, ES-19 sẽ có chi phí vận hành thấp hơn máy bay phản lực chạy nhiên liệu hóa thạch và sẽ có thể thổi được sức sống mới vào thị trường máy bay thương mại cỡ nhỏ. Trước đó Mesa đã khai thác một mẫu máy bay động cơ turbine cánh quạt 19 chỗ đến những vùng hẻo lánh ở nước Mỹ, như Farmington, New Mexico, nhưng chiếc máy bay này đã bị ngừng khai thác, khiến đường bay đến nhiều vùng bị gián đoạn.

Tinhte_Maybay3.jpg

Hiện tại các hãng hàng không đang phải đối mặt với hai thử thách. Thứ nhất là tình hình đại dịch corona khiến lượng người chọn máy bay làm phương tiện di chuyển giảm đáng kể, và thứ hai là sức ép từ phong trào bảo vệ môi trường chống lại biến đổi khí hậu đang khiến nhiều hãng phải tính toán lại lượng khí thải nhà kính mà những chiếc máy bay truyền thống họ khai thác xả ra môi trường.

Có một tình trạng gọi là “ngại bay” vì khách hàng không muốn góp phần xả thải khí nhà kính vào môi trường thông qua giải pháp giao thông rất nhanh và tiện lợi này. Mọi người trong thời gian qua cũng đã nhận thức rõ hơn về “mức giá” mà những chuyến bay tác động đến môi trường sống của con người. Theo Ủy ban quốc tế về giao thông sạch, hàng không thương mại hiện tại chiếm khoảng 2% tổng lượng khí thải carbon trên toàn thế giới. Và đây chính xác là thời điểm những chiếc máy bay thương mại sử dụng động cơ điện thân thiện với môi trường được dịp tỏa sáng.

Tinhte_Maybay4.jpg

Tuy nhiên vẫn sẽ phải chờ một khoảng thời gian nữa cho tới khi công nghệ đủ sức tạo ra những chiếc máy bay với sức mạnh và khả năng chuyên chở ngang phân với những sản phẩm như Boeing 737 hay Airbus A320. Nhưng chắc chắn ngày đó sẽ đến, khi công nghệ pin rồi sẽ giúp máy bay vận hành được quãng đường xa hơn, chuyên chở được nhiều người và hàng hóa hơn.

Còn trong khi đó, đối với Heart Aerospace, đơn vị này không chỉ được United Airlines tin tưởng bỏ tiền, mà họ còn được quỹ Breakthrough Energy Ventures của Bill Gates rót vốn, với khoản tiền trị giá 35 triệu USD từ các nhà đầu tư. CEO của Heart, Anders Forslund, một kỹ sư ngành hàng không đã mở startup này vào năm 2018 sau khi nghe tin các quan chức nước láng giềng Na Uy tuyên bố đến năm 2040, mọi chặng bay nội địa của họ đều sẽ sử dụng máy bay động cơ điện. Chiếc máy bay ES-19 của Heart hiện giờ sử dụng chung công nghệ pin với ô tô điện, và năm ngoái họ đã trình diễn công nghệ động cơ cánh quạt và hệ thống đẩy mới của họ. Ngoài hai giải pháp đó ra, ES-19 hoàn toàn ứng dụng những công nghệ đã được thương mại hóa từ nhiều năm nay.

Ông Forslund cho biết: “Không bao giờ được đánh giá thấp những khó khăn khi phát triển một chiếc máy bay mới. Nhưng thứ mới mẻ ở đây chỉ là hệ thống động cơ đẩy chạy điện. Chúng tôi đã tạo ra nó và đã trình diễn nó thành công rồi.”

Quảng cáo



Theo WSJ
38 bình luận
Chia sẻ

Xu hướng

Mr_Khuyen
TÍCH CỰC
3 năm
Bao giờ cho Vin sản suất được máy bay bán sang mỹ nhỉ 😁
@td79 Cho tớ đường Link face bạn thân hay người nhà Bạn mà Vin bắt mua xe cái được không . !.
@senfall @senfall nói như thằng đa cấp, biết TG có bao nhiêu nước chế tạo máy bay thương mại đc không đấy mà ở đó sủa như đúng rồi vậy
senfall
TÍCH CỰC
3 năm
@TH Luân Hêhehe ! Cách đây 15 năm ai nghĩ tàu nó sẽ SX 2/drone của thế giới đâu, mb thương mại hay chiến đấu cơ nội địa 100% đâu.
Cái khó nhất là khung thân và động cơ phản lực. Thì thay bằng động cơ điện rồi. Mb thương mại cỡ lớn thì k dám nói. Chứ loại drone taxi bay, hay dưới 10 chỗ cự ly bay dưới 300km thì sao lại k ?
Tất cả những thứ bị coi là ảo tưởng thì thành hiện thực hết rồi.
Ngoài việc quy chụp cá nhân thì b có vẻ. K nói lý xh giờ nhiều thật. Nói cho cùng thì m thấy mấy thèng đa cấp ngoài việc lừa người. Thì cái đó mà đem vào công việc tử tế cũng là 1 loại tài năng đấy. Chứ k chỉ biết chửi k đâu.
@Mr_Khuyen Dự án trọng điểm của nhật bản mitsubishi spacejet đang thiếu vốn, bỏ thêm 10 tỉ đô nữa chắc là có ngay thôi mà. Bán được hay không so với Airbus A220 và Embraer E2 thì chưa rõ lắm. Bamboo có thuê 1 cái Embraer bay Côn Đảo đó. https://vi.wikipedia.org/wiki/Mitsubishi_Regional_Jet
tốc độ kinh tế & kỹ nghệ nước Mỹ gần như có mới mỗi ngày
Mình lâu nay chỉ biết Thụy Điển có chiếc siêu xe gì đó dữ dội và tự tay sản xuất chiếc máy bay chiến đấu thế hệ 4 JAS 39 lừng danh
@hoangduong-lgc Tên hãng xe đó khó nhớ, ngoài ra còn có Volvo, Ikea, Spotify, Candy Crush...vv 😁😺
@zetbluez kô - ních - séc, toàn làm trùm tốc độ đấy buggati nhiều khi không bằng đâu
@hoangduong-lgc Koenigsegg Automotive AB.
jamestran
ĐẠI BÀNG
3 năm
Thuỵ Điển cũng bá đấy nhỉ, con JAS 39 chạy động cơ volvo, nghe kêu chi phí giờ bay rất thấp
grozar
CAO CẤP
3 năm
@jamestran Động cơ đó sx theo li-xăng của Mỹ thôi
Máy bay điện chắc dùng cánh quạt quá ...
Chắc bay từ 2 bang gần nhau, chứ Mỹ nó rộng bà cố luôn.
al310n
ĐẠI BÀNG
3 năm
Dành cho các bạn thắc mắc, hiện có tới hơn 60 hãng chế tạo xe hơi, nhưng chỉ có khoảng 5 hãng chế tạo máy bay dân dụng thôi: Boeing (Mẽo), Airbus (EC), Bombardier (Canada), Embraer (Brazil), và Tupoloev (Nga)! Chế tạo máy bay tốn kém và đòi hỏi công nghệ gấp cả ngàn lần so với xe hơi, khi mà Vin của Vn còn nhờ người thiết kế giùm mẫu mã xe, vay mượn công nghệ chế tạo ở chỗ này chỗ kia thì chuyện nghĩ đến máy bay là một chuyện tương lai xa xăm vô cùng ^^!
P/s: chưa có cơ hội được thấy xe điện Vin lăn bánh ở xứ người, nên sẽ hóng máy bay Vin bay ở xứ người vì hi vọng mình sống được tới lúc đó ><
@Ice Never Dies nếu tính phân khúc thân rộng - hẹp hay kích thước thì mỗi loại máy bay chỉ có 2 thôi. Vì Boeing và Airbus không mở lời thì không ai tinh chỉnh cái động cơ cho từng loại máy bay cả. ví dụ Boeing 737 Max, A320neo có liên doanh CFM International LEAP vs Pratt & Whitney PW1000G, A380 có liên doanh GP7200 vs Rolls-Royce Trent 900.

Chính xác là 3 hãng SX động cơ: RR, PW, GE; đám còn lại là liên doanh thôi: CFM, International Aero Engines, .....
al310n
ĐẠI BÀNG
3 năm
@QuanLyNhaNghi @QuanLyNhaNghi có gì ghê gớm đâu bác, là CÔNG NGHIỆP PHỤ TRỢ thôi mà! Giống cái iPhone, đâu phải táo nó không làm nổi cái màn hình, hay là không có màn hình của Samsung thì táo nó bó tay chịu chết không cho ra lò phone mới được! Mẽo nó dư công nghệ, tài nguyên và nhân lực để tự cung tự cấp! Tuy nhiên trong một thế giới tự do và cởi mở do Mẽo dẫn dắt thì chia bớt cháo cho huynh đệ đồng minh là chuyện khả dĩ và nên làm thôi 😃
P/s: những thứ như chiến cơ F22, B21, hàng không mẫu hạm lớp Ford là những ví dụ cho thấy sức mạnh công nghệ áp đảo và độc tôn của Mẽo! Hàng thật giá thật đâu phải do “múa mỏ, hát mồm” mà được ^^!
động cơ máy bay, tàu chiến Mỹ cũng do GE hoặc RR cung cấp thôi!?! lĩnh vực động cơ đó ko đơn giản là linh kiện mà là cả một công nghệ về luyện kim và chế tạo đấy! nếu nhắc máy bay thì nó rất rất đáng được nhắc đến!
@QuanLyNhaNghi Dù sao thì bác cũng không nên so bì như vậy.
Chế tạo máy bay mà bác nghĩ ít chất xám hơn động cơ thì hơi sai lầm đấy.
Quy ra tiền thì động cơ chỉ chiếm 15-20% giá trị máy bay thôi.
buicongnam
ĐẠI BÀNG
3 năm
đọc cái TIÊU ĐỀ hay ghê lun...tưởng chính phủ mỹ mua chứ ,tức ghê
ngon lành, tương lại toàn dùng động cơ điện hehe, nhưng không rõ tên lửa dùng động cơ gì nhỉ 😁, để bay vào không gian
@A0kiji ko khí đó
xe điện cháy ko lý do đang đầy ra , trên đường còn chạy được, đang bay mà nó cháy thì thôi e lậy
Lovetech36
TÍCH CỰC
3 năm
Chắc còn khá xa. Bay hàng hóa thì dễ ,chở người thi test chán. Hihi
thụy điển mà cũng mạnh thế cơ à?

Xu hướng

Bài mới









  • Chịu trách nhiệm nội dung: Trần Mạnh Hiệp
  • © 2024 Công ty Cổ phần MXH Tinh Tế
  • Địa chỉ: Số 70 Bà Huyện Thanh Quan, P. Võ Thị Sáu, Quận 3, TPHCM
  • Số điện thoại: 02822460095
  • MST: 0313255119
  • Giấy phép thiết lập MXH số 11/GP-BTTTT, Ký ngày: 08/01/2019