Do dịch phải WFH nên có nhiều thời gian viết tus cho các bác nào muốn thiết lập hệ thống đèn led giải trí trong nhà. Mình sẽ chia làm 3 bài viết cho dễ theo dõi.
- WLED được viết để chạy trên vi điều khiển ESP8266 và ESP32 để giúp điều khiển đèn LED “NeoPixel” (WS2812B, WS2811, SK6812, APA102).
- Khi được cài đặt trên bộ vi điều khiển như ESP8266, WLED chạy một máy chủ web có thể được điều khiển bởi ứng dụng iOS hoặc Android, API, MQTT, Blynk, Alexa, Home Assistant và một số cách khác.
- Wled - Điều khiển đèn cực mạnh, đa nền tảng.
- Hyperion - Xem phim cực đã.
- LedFX - Âm nhạc cực phê.
Sơ lược về Wled
- WLED là phần mềm mã nguồn mở. Nó được viết bởi một nhà phát triển tên là Aircoookie.- WLED được viết để chạy trên vi điều khiển ESP8266 và ESP32 để giúp điều khiển đèn LED “NeoPixel” (WS2812B, WS2811, SK6812, APA102).
- Khi được cài đặt trên bộ vi điều khiển như ESP8266, WLED chạy một máy chủ web có thể được điều khiển bởi ứng dụng iOS hoặc Android, API, MQTT, Blynk, Alexa, Home Assistant và một số cách khác.
Chuẩn bị
- Vi điều khiển: ESP-01, NodeMCU, Wemos D1. Bài này mình dùng NodeMCU giá tầm 50k – 60k
![[IMG]](https://photo2.tinhte.vn/data/attachment-files/2021/07/5555511_image.jpeg)
2. Led WS2812: tầm 80k – 120k/mét. Tùy nhu cầu mà mua, càng dài thì nguồn 5v Ampe phải lớn.
Công thức tính: 1 led = red: 20 mA + Green: 20 mA + Blue: 20 mA = 60 mA
1m led loại 60 bóng = 60x60 = 3.5A
Công thức tính Ampe có trong phần cài đặt của Wled khi xài max công suất thì mới là 3.5A, còn nếu chỉ dùng hiệu ứng thì 1.5A là đủ.
Có phần giới hạn Ampe cho led để khỏi vượt công suất cục nguồn nữa, nếu bạn có nguồn lớn muốn led sáng hơn thì chỉnh lại thông số.
Có hiển thị số mA đang sử dụng.
![[IMG]](https://photo2.tinhte.vn/data/attachment-files/2021/07/5555512_image.png)
3. WLED Library
4. Tasmotizer
5. Computer
6. WiFi network
Thực hiện
Bước 1: Cài đặt flasing tool.Quảng cáo
Có nhiều tool có thể flash được Nodemcu nhưng mình thấy Tasmotizer là đơn giản nhất.
Tải ở đây
![[IMG]](https://photo2.tinhte.vn/data/attachment-files/2021/07/5555522_image.png)
Bước 2: Tải về Wled
Thời điểm viết bài thì có nhiều bản beta, nhưng mình khuyên chọn bản chính thức version 0.12.0 để xài ổn định nhất. Mình chọn bản WLED_0.12.0_ESP8266_1M.bin.
Tải ở đây
![[IMG]](https://photo2.tinhte.vn/data/attachment-files/2021/07/5555513_image.png)
Bước 3: Flash Wled lên NodeMCU
- Cắm NodeMCU vào máy tính, chọn đúng port của nó COM6
Quảng cáo
- Chọn file Bin đã tải về
- Bấm “Tasmotize!”
- Thành công sẽ hiện “Process successful! Power cycle the device”
![[IMG]](https://photo2.tinhte.vn/data/attachment-files/2021/07/5555514_image.png)
![[IMG]](https://photo2.tinhte.vn/data/attachment-files/2021/07/5555523_image.png)
Bước 4: Nối dây
![[IMG]](https://photo2.tinhte.vn/data/attachment-files/2021/07/5555524_image.jpeg)
Sơ đồ chân
![[IMG]](https://photo2.tinhte.vn/data/attachment-files/2021/07/5555533_image.png)
Chú ý dấu mũi tên trên dây led là hướng chạy của tín hiệu, hàn đúng vào Din( hàn ngược vào DO thì nó ko sáng, sai thì hàn lại ko sợ cháy)
Bước 5: Cấu hình Wled
Mọi thứ xong hết thì cắm nguồn vào, đảm bảo không có mùi lạ 😊
![[IMG]](https://photo2.tinhte.vn/data/attachment-files/2021/07/5555515_image.jpeg)
Chọn Wifi WLED-AP pass: 1234 hoặc wled1234
![[IMG]](https://photo2.tinhte.vn/data/attachment-files/2021/07/5555516_image.jpeg)
![[IMG]](https://photo2.tinhte.vn/data/attachment-files/2021/07/5555517_image.jpeg)
Chọn WIFI SETTING -> nhập tên wifi và mật khẩu của bạn -> Save & Connect
5.1 Ứng dụng điện thoại
Ứng dụng WLED iOS
Ứng dụng WLED Android
![[IMG]](https://photo2.tinhte.vn/data/attachment-files/2021/07/5555525_image.png)
![[IMG]](https://photo2.tinhte.vn/data/attachment-files/2021/07/5555518_image.png)
![[IMG]](https://photo2.tinhte.vn/data/attachment-files/2021/07/5555520_image.png)
![[IMG]](https://photo2.tinhte.vn/data/attachment-files/2021/07/5555534_image.png)
Nó sẽ tìm tất cả Wled đang kết nối với mạng của bạn, như hình mình có 4 đèn và địa chỉ IP của nó. Click vào từng đèn để điều khiển nó.
5.2 Ứng dụng Web
![[IMG]](https://photo2.tinhte.vn/data/attachment-files/2021/07/5555528_image.png)
Gõ địa chỉ IP đã tìm được ở 5.1 vào trình duyệt web, vào Config để cài đặt led đã mới xài được nhé
![[IMG]](https://photo2.tinhte.vn/data/attachment-files/2021/07/5555526_image.png)
![[IMG]](https://photo2.tinhte.vn/data/attachment-files/2021/07/5555527_image.png)
- Total LED count: điền số led mà bạn có vào
Mình có 98 led thì nguồn của mình nếu xài max sáng RGB sẽ là 6A, nhưng nếu xài hiệu ứng thôi thì chỉ cần nguồn 2A.
- Enable automatic brightness limiter:
Maximum Current: 850 mA
Giới hạn số mA để khỏi vượt công suất nguồn, nếu bạn có nguồn Ampe lớn thì thay đổi thông số để đèn sáng hơn. Nguồn mình 10A lận, nhưng vẫn giới hạn 850 mA để nguồn và Led không nóng, nó vẫn rất sáng rồi.
- Hardware setup -> Pin 5 (đầu ra của NodeMCU)
Vd: Mình hàn vào chân D1 của NodeMCU thì khai báo GPIO 5, nhập số 5 vào. D4 thì số 2
- Save lại
![[IMG]](https://photo2.tinhte.vn/data/attachment-files/2021/07/5555529_image.png)
Đến đây là bạn có thể xài được rồi, phần config của nó có rất nhiều thứ hay ho các bạn có thể tự vọc hoặc mình sẽ giới thiệu sau.
![[IMG]](https://photo2.tinhte.vn/data/attachment-files/2021/07/5555519_image.png)
Power: Tắt mở
Timer: Hẹn giờ
Sync: Đồng bộ thao tác điều khiển, hiệu ứng với nhiều đèn khác ( cái này cực hay)
Peek: Demo hiệu ứng
Nodes: Danh sách các đèn đã đồng bộ với nhau.
![[IMG]](https://photo2.tinhte.vn/data/attachment-files/2021/07/5555521_image.png)
Pc Mode: Gộp giao diện pallet và effect.
Xong thế là bạn đã có một chiếc đèn wifi điều khiển mọi nền tảng
- Hass mqtt (tự nhận),
- App mobile,
- Web
- Homekit (qua Hass),
- Sync Philip hue ( không có nên chưa thử),
- Alexa voice,
- Thêm button,
- Remote IR,
- Sync main, ram, fan của PC.
- Sync giữa các đèn với nhau
- Làm đèn Ambilight bằng Hyperion
- Nháy theo nhạc bằng Led FX 😊
- Đồng hồ digital
Video demo