Bàn về các tiến trình mới của Intel: họ đang làm chuyện đúng đắn?

Duy Luân
27/7/2021 12:26Phản hồi: 112
Bàn về các tiến trình mới của Intel: họ đang làm chuyện đúng đắn?

Intel đổi tên tiến tình như thế nào?


Intel cuối cùng cũng đổi tên tiến trình sản phẩm của họ để khớp với những gì mà các đối thủ khác đang dùng. Không thể chối cãi rằng “Intel 10nm” đã khiến họ gặp khó khăn khi bị so sánh với “TSMC 7nm" mặc dù hai con số này không liên quan gì tới cách mà quy trình sản xuất được triển khai. Nhiều người vẫn không hiểu được yếu tố quan trọng này. Ngày xưa thì đúng là số này có ý nghĩa, càng nhỏ càng tốt, nhưng chỉ đúng khi bóng bán dẫn được thiết kế ở dạng 2D planar (phẳng). Còn bóng bán dẫn hiện nay đã chuyển sang dạng 3D FinFET (có hình dạng của cái vây) nên con số này chỉ còn ý nghĩa gọi tên cho một tiến trình mà thôi, nó không phải là kích thước của bất kì thứ gì nữa.

Nên xem thêm nếu bạn vẫn còn hiểu nhầm 10nm là dở hơn 7nm nếu chỉ dựa vào 2 con số này khi so sánh tiến trình của hai nhà sản xuất chip khác nhau.

14nm, 10nm, 7nm, 5nm: Thực ra con số này đo cái gì trên con chip? Ý nghĩa của chúng là gì?

Chip 14nm, chip 7nm, chip 5nm là những cụm từ chúng ta nghe rất thường xuyên. Tuy nhiên ít khi nào chúng ta ngồi lại để xem chúng có ý nghĩa thật sự là gì. Trong bài này mình sẽ giải thích với các bạn những điều mình nghiên cứu được về chip 7nm hay…
tinhte.vn


Để khắc phục nhược điểm của cách đặt tên cũ, Intel sẽ đổi tên các tiến trình mới thành Intel 7, Intel 4, Intel 3 và Intel 20A.
  • 2020, Intel 10nm SuperFin (10SF): đây là thế hệ tiến trình hiện nay, đang được dùng để sản xuất các CPU dòng Tiger Lake.
  • Nửa sau năm 2021, Intel 7: trước đây nó được gọi là 10nm Enhanced Super Fin (10ESF). CPU dòng Alder Lake và Sapphire Rapids giờ sẽ được gọi tên tiến trình là Intel 7, với mức cải thiện hiệu năng trên watt là 10-15% so với thế hệ 10SF. Alder Lake hiện bắt đầu sản xuất số lượng lớn.
  • Nửa sau năm 2022, Intel 4: trước đây Intel gọi nó là 7nm, giờ họ đổi lại cho tăng tính cạnh tranh. Intel từng giới thiệu rằng các CPU Meteor Lake sẽ sử dụng tiến trình này, và phòng lab của công ty đang thử nghiệm nó. Intel kỳ vọng hiệu năng trên watt sẽ cải thiện 20% so với đời trước. Ngoài ra, Intel 4 sẽ chuyển sang dùng kĩ thuật quang khắc bằng tia EUV (tạm dịch: siêu tia cực tím). Các dòng Intel Xeon kế tiếp cũng sẽ dùng Intel 4
  • Nửa sau năm 2023, Intel 3: trước đây được gọi là Intel 7+. Chip sẽ được quang khắc bằng EUV và những “thư viện mật độ cao mới”. Intel 3 sẽ chia sẻ một số tính năng của Intel 4, nhưng nó vẫn có nhiều thành phần được cải tiến đủ để gọi là một thế hệ mới. Intel 3 kỳ vọng sẽ có mức cải thiện hiệu năng trên watt tăng 18% so với Intel 4
  • Năm 2024, Intel 20A: trước đây được gọi là Intel 5nm. Chữ A này đại diện cho đơn vị là Ångström, 10A = 1nm. Hiện không có nhiều chi tiết được tiết lộ, chỉ biết rằng Intel sẽ chuyển từ bóng bán dẫn FinFET sang bóng bán dẫn Gate-All-Around (GAA), và họ gọi nó bằng cái tên RibbonFETs.
  • Năm 2025, Intel 18A: tiến trình này sử dụng các máy quang khắc mới nhất từ ASML.

Vì sao Intel đổi tên tiến trình


Một trong những lý do quan trọng, đã nói ở trên, là Intel đổi tên là để phù hợp với cách gọi của các hãng khác. Cả TSMC và Samsung, là đối thủ của Intel, đang dùng cách trên để đặt tên cho các thế hệ tiến trình mới của mình. Intel 4nm sẽ tương đương với TSMC 5nm, thậm chí khi nhìn ở mặt truyền thông thì có khi lại còn có lợi hơn. Lúc Intel đạt mức 3nm thì TSMC cũng là 3nm, hai bên ngang nhau. Nhưng điều này chỉ diễn ra nếu Intel kịp đưa tiến trình mới vào sản xuất đại trà kịp lúc.


Thay vì so về tên tiến trình, việc so sánh về mật độ bóng bán dẫn sẽ giúp chúng ta có cái nhìn tổng quan hơn. Mời bạn xem bảng bên dưới, đơn vị là MTr/mm2 (mega-transistor trên mỗi millimeter vuông). Số nào có đánh dấu * là số ước tính từ các công ty.

intel_doi_tien_trinh.jpg

Nhiều chuyên gia và nhà phân tích đã khuyên Intel đổi tên tiến trình từ lâu, ví dụ như anh chàng bên trang AnandTech chuyên về chip. Có một lãnh đạo cấp cao của Intel nói với AnandTech rằng “những khách hàng thật sự quan tâm về vấn đề này thật sự hiểu được sự khác biết”. Đúng, nhưng đó chỉ là số ít. Cái mà Intel cần lấy lại là sự nhìn nhận của một hệ sinh thái rộng hơn, bao gồm những người yêu thích công nghệ, các chuyên gia máy tính, những nhà phân tích tài chính - vốn không phải là những người có thể hiểu được tất cả mọi thứ về tiến trình xử lý và dễ dàng bị các phương pháp truyền thông làm hiểu nhầm.

Có một điểm cần nhấn mạnh đó là Intel 7, trước đây là tiến trình 10ESF, không nhất thiết phải là một đợt nâng cấp lớn như cách chúng ta thường nghĩ về một thế hệ vi xử lý mới. Nó sẽ là một phiên bản cải tiến của 10SF nhưng có thêm “tối ưu bóng bán dẫn”. Còn từ Intel 7 xuống Intel 4 thì thật sự sẽ là một đợt nâng cấp tiến trình lớn.

Có phải Intel đang cố gắng lừa bạn không?


Không.

Vấn đề ở đây là không có quy luật tên gọi chung nào giữa các nhà sản xuất chip khác nhau. Như Intel trước đây mỗi lần họ nâng cấp nhỏ thì họ dùng dấu +, trong khi TSMC và Samsung sẵn sàng dùng một con số mới dù đó chỉ là một đợt nâng cấp “giữa vòng đời”.

Ví dụ, Samsung 7LPP là một đợt nâng cấp lớn, nhưng 6LPP, 5LPE và 4LPE là những bản nâng cấp nhỏ sau đó trên cùng nền tảng thiết kế. Phải tới 3GAE mới là bản nâng cấp lớn. Tương tự, TSMC 10nm thực chất là bản nâng cấp của 16nm, trong khi 16nm xuống 7nm là một bản nâng cấp lớn. Còn với Intel, từ 14nm xuống 10nm là nâng cấp lớn, và 10nm xuống 7nm là nâng cấp lớn.

Quảng cáo


Intel đã dở ở khâu đặt tên, mà lại còn gặp thêm các rắc rối kĩ thuật khiến họ chậm đưa tiến trình 10nm vào sản xuất đại trà càng làm tình hình thêm tệ. Ví dụ, nếu Intel đặt tên cho 14nm+ là 13nm, rồi 14++ là 12nm thì có thể tình hình đã không tệ đến thế. Về mặt truyền thông và marketing, đây là một cơn ác mộng. Người ta giờ còn chọc Intel bằng những cái tên như Intel 14++++++. Thế nên cứ mỗi lần Intel giới thiệu tiến trình mới, họ phải giải thích lại từ đầu, dành cho những người mới bước vào tìm hiểu thông tin về vi xử lý.

Ngoài ra, không chỉ mang cái tên mới, Intel còn kỳ vọng sẽ ứng dụng thiết kế transistor mới hoàn toàn trong những năm tới đây. Trước kia, Intel đã công bố thiết kế các lớp xếp chồng, gọi là Foveros. Intel 20A sẽ dựa trên công nghệ này để trở thành hiện thực. Và cũng nhờ đó, định luật Moore sẽ bước vào một kỷ nguyên mới. Thay vì cố gắng thu gọn khoảng cách giữa từng transistor trên một đơn vị diện tích đế chip, giờ đây Intel chọn giải pháp xếp chồng transistor lên nhau nhằm tăng số lượng transistor, giữ cho định luật Moore vẫn còn giá trị.

Bạn có thể xem kĩ hơn về kỉ nguyên Angstrong mà Intel nói tới trong bài này:

Nói thêm về Intel EUV


Trong số các thông báo mới được đưa ra, thông báo về việc thắt chặt mối quan hệ với ASML, công ty duy nhất trên thế giới đang làm ra các cỗ máy quang khắc bằng tia EUV trên thị trường dùng để sản xuất chip. Bạn có thể tìm hiểu thêm nhiều thông tin về ASML ở đây, rất hay, lượng kiến thức này rất tuyệt.


Năm 2012, Intel, TSMC và cả Samsung đều đầu tư vào ASML. Ở vai trò là một cổ đông quan trọng và cũng là một khách hàng của ASML, TSMC báo cáo hồi tháng 8/2020 rằng họ đang sở hữu 50% số máy EUV của ASML. Intel thì đi sau, hiện tại chưa có sản phẩm nào của Intel dùng EUV cả. Chỉ đến khi Intel ra mắt Intel 4 vào năm 2022 thì mới bắt đầu áp dụng EUV.

Trong năm 2021 này, ASML dự kiến sẽ sản xuất khoản 45-50 máy EUV, còn năm sau là 50-60 máy. Số lượng máy EUV mà Intel đặt hàng ASML hiện tại đang là một ẩn số. Chỉ biết là mỗi máy có giá khoảng 150 triệu USD và mất 4-6 tháng để lắp đặt.

Quảng cáo



Intel nói họ sẽ sử dụng công nghệ EUV mới của ASML với tên gọi High-NA EUV. NA là “numerical aperture”, và cụm từ này có nghĩa là bạn có thể tạo ra các tia EUV rộng tới mức nào trước khi tia sáng chạm vào tấm wafer bán dẫn và bắt đầu quá trình quang khắc mạch điện giúp kết nối các bóng bán dẫn với nhau. Chùm sáng càng rộng thì năng lượng của ánh sáng càng lớn, khi nó đi qua hệ thấu kính thu nhỏ lại thì sẽ giúp tạo ra các đường khắc chính xác hơn.

5565720_cover_home_asml_may_in_thach_ban.jpg

Thông thường trong quá trình quang khắc, khi dùng kĩ thuật “single-pattern”, một tấm wafer sẽ được phủ bằng vật liệu nhạy sáng. Ánh sáng đi qua một lớp “mask” (giống như là một bản vẽ, một bản đồ của con chip) và thay đổi hóa tính của lớp vật liệu nhạy sáng này, sau đó nhúng vào các hỗn hợp hóa chất để hình thành nên những mạch điện phức tạp. Khi kích thước silicon trở nên quá nhỏ so với bước sóng dùng để khắc, tỉ lệ lỗi tăng lên. Thế nên người ta phải chuyển sang kĩ thuật “Double patterning” với 2 lớp mask, mỗi lớp có một nửa của con chip, để tăng độ chính xác, bù lại thời gian khắc lâu hơn, giảm sản lượng của nhà máy.

double-patterning.gif

Nhờ kĩ thuật High-NA EUV, Intel có thể khắc chip bằng single-pattern trong khi vẫn giữa được độ chính xác cao, sản lượng lớn.

Hiện tại các hệ thống khắc EUV có chỉ số NA là 0,33, còn của hệ thống mới là 0,55. ASML nói rằng các khách hàng của họ có thể bắt đầu dùng High-NA vào năm 2025, 2026. Còn chiếu theo thông báo của Intel, có vẻ họ sẽ đưa nó vào vận hành giữa năm 2024 nhờ việc hợp tác giữa Intel và ASML.

Nguồn: Intel
112 bình luận
Chia sẻ

Xu hướng

Anh Luân lại có thêm 1 bài rất hay
@95tuanle Mình xin tóm lại nội dung bài rất dài như sau:

chip intel ko mạnh bằng chip apple (m1)
Hết 😆
@adagioleonard chốt hết sức là vào lòng đấy
Cười vô mặt
người dùng k chịu hiểu do cách đặt tên là một phần, nhưng không thể phủ nhận trong nhiều năm liền chip intel tăng hiệu năng giữa các đời rất ít mà chip thì ngày càng nóng, các con chip 8xxx 9xxx 10xxx mình từng dùng qua đều nóng một cách bất thường nếu so với amd cùng đời hoặc thậm chí là intel đời cũ hơn
@max-20091 thực ra máy bộ Lenovo hay HP Intel cũng áp đảo trong khi HP vs Lenovo lại trùm laptop Ryzen, nói chung phải có lý do bọn intel mới đc chuộng như thế, chứ kể như thằng Táo, ko thích là nó cắt cái rụp vs Intel sang M1 luôn hoặc ít cũng chơi song song như bọn laptop win rồi chứ nói kèo thì ko cần phải cắt bỏ hết, chỉ cần giảm sản lượng máy bán ra so vs Ryzen là đc r
@The Purge bọn nó hợp đồng với nhau hết rồi, chen thế méo nào được.
Huy Vũ..
TÍCH CỰC
3 năm
@vqt907 cái này e công nhận với bác luôn , e có case 7th , bồ có case 10th , 2 case đều dùng tản nc AIO 1 loại luôn mà máy bồ e nóng hơn rất nhiều , ( đều là i5 ạ )
tungjk
ĐẠI BÀNG
3 năm
Ngay cả bỏ qua vấn đề tiến trình bao nhiêu nm thì hiện tại chip Intel vẫn ăn điện hơn AMD ở cùng 1 mức hiệu năng.
TonyWu
CAO CẤP
3 năm
@tungjk vừa tốn điện, vừa nóng hơn AMD, đặc biệt trên laptop.
Đổi tên để tăng tính cạnh tranh mà 10nm ông đặt tên là 7, 7nm ông đặt tên là 4. Sao 10nm ông đặt thành 5 còn 7nm ông đặt thành 3 luôn nhi?
laiviet
TÍCH CỰC
3 năm
@qng171 Người ta đã giải thích mà còn k chịu đọc.
@laiviet E đọc rồi bro ơi, vấn đề là cách đặt tên nó k liên quan nhiều đến cách giải thích.
Intel h đâu gặp vấn đề với hiệu năng đâu, mà là về nhiệt và TDP. Vậy thì con số trên nó giải quyết được gì? Và cách intel giải thích dường như chẳng cần nâng cấp tiến trình vậy, nhưng họ vẫn có kế hoạch nâng? Đọc > Hiểu nhưng không được. Và chính Intel tự nhận là đổi để tăng tính cạnh tranh mà??? Vậy bro muốn e đọc thêm gì nữa?
@qng171 Đổi để cạnh tranh về naming thôi bạn 😁 còn technical là chuyện khác nữa
nhqdat
TÍCH CỰC
3 năm
@qng171 Cái lợi của giảm tiến trình là gì: chủ yếu là giảm điện năng tiêu thụ, chứ cái kích thước cả khuôn chip nó có chênh lệch gì bao nhiêu khi giảm từ 10nm xuống 7nm. Bây giờ đổi tên 10nm thành Intel 7 mà năng lượng tiêu thụ vẫn cao thế. Thế mới nói việc đổi tên tiến trình là intel nó lừa. Intel 7 xài nhiều điện hơn TSMC 7nm + trước đó ghi là tiến trình 10nm ⇒ không phải lừa là cái gì.
Tất nhiên tiến trình mới bây giờ con số chưa nói lên tất cả. Ví như vừa rồi Oneplus đấy, sao dùng chip snap 888 tiến trình tiên tiến 5 nm mới nhất của TSMC mà sao lại phải bóp hiệu năng rồi nói là chip giờ quá mạnh mức thông thường. Bóp hiệu năng là do quá nhiệt hao điện chứ sao nữa. Như vậy cái tiến trình tiên tiến đó không thần kỳ như họ công bố
@nghaimin 888 dùng Cortex-X1 (tức dòng chuyên hiệu năng chứ ko tiết kiệm điện như dòng A) nên chạy nóng lúc tải nặng là phải chứ bạn thử lướt FB hay đọc báo bình thường thì nó chả khác gì chip đời trc cả ngoại trừ tiết kiệm điện hơn 😃
https://en.wikipedia.org/wiki/ARM_Cortex-X1
Và đấy mới chỉ 1 nhân X1 thôi chứ thử nhét 4 nhân đảm bảo điện thoại phát nổ luôn nhé 😃
jedi9
TÍCH CỰC
3 năm
@nghaimin Snap 888 dùng 5nm của Samsung nhé chứ ko được như 5nm của TSMC đâu =))
vuivevay
ĐẠI BÀNG
3 năm
@nghaimin Quan trọng là trải nghiệm với ứng dụng đó có tốt không, chứ dùng chẳng khác gì máy khác mà than họ bóp hiệu năng thì than làm gì, nhà sản xuất nào cũng tối ưu các ứng dụng theo cách họ muốn để cái máy đó hoạt động tốt nhất, thay vì nói họ bóp sao không nói họ tối ưu hiệu năng, chứ thả ra cho ứng dụng thích dùng bao nhiêu cũng đc thì là chuyện đơn giản, như Apple giới hạn mức ram tối đa cho ứng dụng chạy là 5GB trong khi mức ram tối đa của ipad pro M1 là 16GB
Ông thích một con CPU mạnh chạy ở 50% hay một con CPU bình thường chạy ở 100% để đạt hiệu năng như nhau, giờ thả ra để ứng dụng chạy bao nhiêu thì chạy như hãng khác chẳng phải quá dễ hay sao, vậy tại sao họ phải làm việc khó vừa mất lòng người dùng, vừa mất công, hãy động não một tí.
Bá Giang
ĐẠI BÀNG
3 năm
Đánh lận con đen giữa tiến trình chip và số bóng bán dẫn nhét vào trong 1 con là k đúng. Tiến trình thể hiện cho khoảng cách giữa các bóng bán dẫn và trực tiếp liên quan đến hiệu quả tiêu thụ điện. Còn nhét nhiều bóng vào trong die thì mức tiêu thụ vẫn là cao do tiến trình cũ thôi.
À mà bác Luân có nhầm không, không phải là số bóng bán dẫn mà là mật độ bóng bán dẫn trên 1 mm2 thì đúng hơn
@nghaimin Đã fix, cảm ơn bạn
Trước đây lôi tiến trình nm thấp hơn ra khịa các hãng khác và kết quả bây giờ bị chính các hãng khác xài nm thấp hơn để khịa lại, giờ anh ấy dỗi rồi và tự đổi tên, tự công bố tên gọi và cách tính, sức mạnh riêng.
@Methanol “ Nhiều người vẫn không hiểu được yếu tố quan trọng này. Ngày xưa thì đúng là số này có ý nghĩa, càng nhỏ càng tốt, nhưng chỉ đúng khi bóng bán dẫn được thiết kế ở dạng 2D planar (phẳng). Còn bóng bán dẫn hiện nay đã chuyển sang dạng 3D FinFET (có hình dạng của cái vây) nên con số này chỉ còn ý nghĩa gọi tên cho một tiến trình mà thôi, nó không phải là kích thước của bất kì thứ gì nữa.”

Ngày xưa rồi, bây giờ thời thế khác rồi. Đừng cố tình không hiểu và đào thải nữa 😃
nttrung90
ĐẠI BÀNG
3 năm
@<3PTBD Nói chuyện kiểu intel ý là bàn tay ta lật mặt nào cũng được😅
khi nào thì intel có con chip xịn như zen 3 7nm của amd ?
@ThietKeWebChuyen-Com Có rồi ông có mua ko? 😃
@Trọn kalitel amd mua 4 lap, bay hơn 100
m1 mua 1 cái hơn 30
intel ra mua tiếp ^^
Có lừa gì đâu, nhưng Intel 7nm thì đặt là Intel 4, còn Intel 7nm+ thì đặt là Intel 3 😆. Lỡ mà sau có vấp như 14nm+++ thì đặt là Intel 3+++ cho đỡ ngại 😃)
CuongLam02
TÍCH CỰC
3 năm
Giờ mà ráp pc thì cho intel ra khỏi bãi xe luôn chứ chọn lựa j. Nóng ăn điện còn chống chế tên gọi. Bựa vãi.
CuongLam02
TÍCH CỰC
3 năm
@bomduc Phải công nhận con 11400f rẻ thật. Nhưng base clock nó có 2.6 mình ko khoái. Dòng mình nhắm tới là ryzen 5600x base clock 3.6 tầm trên 8tr xíu, bên đội xanh thì con 11600k base clock 3.9 nhỉnh hơn chút giá tầm ~ 8tr nhưng ghét thằng intel quá.
hoanlkpr
TÍCH CỰC
3 năm
@CuongLam02 Trc mình xài Ryzen 5 5600X mạnh có mạnh, nhưng quan trọng là phần mềm làm việc vs game ko dc hỗ trợ như bên Intel và nvidia luôn bị cái là update sau cùng, Cuối cùng cũng bán nguyên dàn máy mua lại intel để mua dc cái ổn định.
AMD hay bị lỗi xung đột của ổ M.2 trên máy cụ thể là hay bị treo đột ngột, qua Intel lại ko thấy cái lỗi này xuất hiện nữa.
Tác vụ bình thường nó ko sao, nhưng nếu tác vụ nặng vừa render vừa đựng Project hoặc chơi game lúc nhanh lúc chậm khá là bực mình.
intel một là chậm luôn chứ ko kiểu cà giật như AMD
@CuongLam02 Uh đúng rồi, nếu mà như năm ngoái mà Build tầm 8 triệu được Ryzen 7 ngon thật đấy, chưa đến 8 triệu, con 5600x mà khoảng 6 triệu thì đầy người Build. Năm nay giá nó cao hẳn lên 8 triệu, tầm này Build hay lên thẳng I9 hoặc về I5 phổ thông. :v Nói chung lúc Build cây mới thấy là ghét thằng Intel nhưng AMD thì giá lại bị cao quá nên lại quay sang Build Intel :v
@The Purge 10700 8c16t chứ 8c8t là 9700
Cứ bảo là người dùng hiểu nhầm khái niệm
Nhưng thực tế thì hiệu suất, hiệu năng của intel bây giờ đang là cùi nhất.
pippi17
TÍCH CỰC
3 năm
Tôi cũng chả phải là dân chuyên công nghệ, IT gì nên cách đặt tên, gọi tên kiểu gì cũng được, miễn là nó đừng quá rối rắm, khó hiểu làm gì. Người tiêu dùng như tôi chỉ quan tâm AMD và Intel ai sx được con chip tốt nhất, phù hợp với nhu cầu sử dụng của tôi là được.
Hiện tại thì về hiệu năng CPU thì AMD đang trội hơn, giá cũng nhỉnh hơn Intel (nếu chỉ tính giá CPU). Intel thì p/p tốt nếu chỉ tính riêng giá CPU nhưng với tiến trình công nghệ đang đi chậm hơn TSMC thì CPU của Intel lại quá nóng và uống điện thành ra khi ráp 1 combo CPU + Main + Tản nhiệt + PSU thì p/p của Intel lại không bằng AMD.
OK, đó là chuyện của hiện tại nên mong sau này Intel sẽ có màn đáp trả tốt vì có cạnh tranh thì người tiêu dùng như tôi mới được hưởng lợi.
Không biết bản dịch của bài đăng trước ra sao . Nhưng nếu là dịch nguyên gốc , thì intel đang làm rối người dùng quá 😔
D_V_D
ĐẠI BÀNG
3 năm
bài viết hay
Hun cái nè
Hi võng intel trở lại. Chứ mình ko nói về tiến trình mà chỉ nói về nhiệt thì h laptop amd mát hơn intel quá nhiều rồi pin trâu hơn cả mảng lớn
@westlifeplaywar Chưa chắc mấy con siêu tiết kiệm Intel cũng tiết kiệm điện phết ông ạ. Nhưng hiệu năng lại đểu 😆
Còn Pc thì giờ Build tôi vẫn ưu tiên Intel vì giá hợp lý.
@bomduc Uh intel gen 11 h ngon vl ra. Bỏ cái vụ mỗi năm mỗi thay main đi là ngon nữa. Amd h loạn giá rồi
@westlifeplaywar Uh, Bị cạnh tranh sợ mất thị phần rồi, Intel như vậy là còn được, đổi cả lãnh đạo luôn 😆
Cho hỏi câu ko liên quan, giờ build case chip intel liệu có ổn, hay là đợi tới tháng 11 nó ra rồi build lun 1 thể các bác nhỉ.
Rồi bán chip thì có khuyến mãi cái băng rôn dài 10m "Tôi đang dùng CPU Intel 2nm đây, mạnh lắm, đừng đùa với tôi" phải k ae 🤣🤣🤣

Xu hướng

Bài mới









  • Chịu trách nhiệm nội dung: Trần Mạnh Hiệp
  • © 2024 Công ty Cổ phần MXH Tinh Tế
  • Địa chỉ: Số 70 Bà Huyện Thanh Quan, P. Võ Thị Sáu, Quận 3, TPHCM
  • Số điện thoại: 02822460095
  • MST: 0313255119
  • Giấy phép thiết lập MXH số 11/GP-BTTTT, Ký ngày: 08/01/2019