quangna
ĐẠI BÀNG
Xe gầm cao cỡ nhỏ đô thị - canh bạc với thị hiếu

Việc ra mắt 2 mẫu CX3 và CX30 không chỉ giúp Mazda trở thành thương hiệu đầu tiên có đủ dải sản phẩm CUV tại Việt Nam mà còn đặt ra những thách thức không chỉ cho riêng mình Thaco khi gần như đây sẽ là bước chuyển mạnh mẽ trong thị hiếu tiêu dùng của người Việt.

Từ Feroza, Vitara/Samurai đến Ecosport và Trax

Daihatsu Feroza và Suzuki Vitara/Samurai có thể nói là những mẫu xe gầm cao cỡ nhỏ phổ thông đầu tiên tại Việt Nam, xuất hiện từ thập niên 9X theo làn sóng xe Nhật nhập khẩu. So với người đồng hương Suzuki thì Feroza có phần lấn lướt và được thấy nhiều trên phố cho tới những năm 2010 khi Ecosport được ráp ở Hải Dương 4 năm sau đó và Chevrolet Trax hạ cánh từ Hàn Quốc vào năm 2017. Nhìn sương sương đến năm 2018 - nghĩa là khoảng hơn 25 năm thì thị trường Việt Nam đánh dấu sân chơi vắng vẻ theo kiểu "one in one out" cho phân khúc gầm cao cỡ nhỏ và tính ra chưa có mẫu xe nào tồn tại quá 10 năm, nếu không nói là chết yểu như Chevrolet Trax.

Tới cuộc thử nghiệm Cross sớm nở tối tàn.
Tổng kết nhu cầu của khách hàng, các hãng bắt đầu bài test thử nghiệm cho một cuộc chuyển đổi khi một loạt các mẫu xe có hậu tố Cross ra đời. Bắt đầu là VW Polo Cross rồi tới Mit Xpander Cross với bản chất là các mẫu xe nguyên bản được nâng cấp nhẹ giúp có được khoảng sáng gầm xe tốt hơn, tập trung vào thông điệp trèo vỉa hè và tham dự các giải bơi đường phố. Cuộc thử nghiệm ấy thành công nhiều hơn thất bại, chuột bạch hết vai trò lịch sử thì rút đi trong im lặng còn khách hàng thì vẫn trung thành với quan điểm bấy lâu của mình.

Cuộc bủa vây đầy tính toán nhưng ai sẽ là tay mơ?
Khách không là nàng thơ và hãng từ nay cũng không còn là nghệ sĩ mộng mơ. Khoảng 10 mẫu xe gầm cao cỡ nhỏ tạo thế bủa vây mọi con số trong tài khoản khiến sẽ khiến người tiêu dùng đau đầu để chọn lựa. Cuộc chuyển dịch đã bắt đầu, nhưng cũng như câu chuyện Toyota, liệu ting ting sẽ chảy vào đâu? Truyền thống hay đổi mới? Thực dụng hay màu mè, có lẽ cũng phải tới 2025 mới đánh giá lại được nhưng cứ vui đi, càng nhiều xe thì bớt đụng hàng và đạp được đám sales không cho nổ máy với chạy thử ở phố Văn Cao với Yết Kiêu.

Ý kiến cá nhân
Khách hàng sẽ thấy hứng khởi trước những sự mới mẻ nhưng ô tô vẫn là tài sản lớn với đại đa số người Việt. Họ sẽ cần những chiếc xe ra tấm ra món một cách đầy thực dụng. Xe nhỏ để đi phố thì kích thước nhỏ cho dễ luồn lách, máy nhỏ cho đỡ tốn xăng hơn con Vespa. Xe lớn thì phải ngựa thồ cho đúng nghĩa. Còn gầm cao không phải là key function vì người tiêu dùng cũng không thích đùa với thuỷ kích - thứ rủi ro mà bảo hiểm sẵn sàng phủi tay, hất cẳng.

Hãng xe cũng chơi canh bạc với chính thị phần và sản phẩm của mình. Xe gầm cao đô thị cỡ nhỏ sẽ dẫm chân, cướp khách từ các nguyên mẫu sedan hoặc hatchback, fastback hiện có. Nghĩa là tỷ lệ gia tăng khách hàng mới không nhiều, đồng thời tạo cơ hội cho những đối thủ duy trì các sản phẩm cũ. Xe gầm cao đô thị mình đánh giá là một xu hướng thời trang nhất thời, phe phẩy làn gió mới cho những thứ đã nhàm chán. Nó không có tính thể thao như xe gầm thấp mà cũng chẳng đa dụng như xe gầm cao thực thụ. Mọi thứ cứ lờ nhờ, ỡm ờ và chứa đựng những rủi ro nhất định. Và hy vọng nữa là những mẫu xe bán ra lần này không phải là lô hàng thừa, hàng xả từ các thị trường khác, mang về đây cho đủ doanh số như một vài hãng đã từng làm trong nhiều năm trước.
3
3
Vài năm gần đây dòng xe này rất hợp với đô thị. Đủ kiểu dáng mẫu mã, em cũng đổi 1 chiếc từ sedan lên. Dịch dã rảnh rỗi định làm bài review. Mai ra sân chụp ảnh đã😋
1
  • Chịu trách nhiệm nội dung: Trần Mạnh Hiệp
  • © 2024 Công ty Cổ phần MXH Tinh Tế
  • Địa chỉ: Số 70 Bà Huyện Thanh Quan, P. Võ Thị Sáu, Quận 3, TPHCM
  • Số điện thoại: 02822460095
  • MST: 0313255119
  • Giấy phép thiết lập MXH số 11/GP-BTTTT, Ký ngày: 08/01/2019