Hệ thống thrust reverser hình gầu độc đáo trên động cơ phản lực

Chuyển động cơ khí của hệ thống đảo chiều lực đẩy (thrust reverser) trên động cơ phản lực luôn khiến mình thích xem, rất đã mắt. Trong video là một dạng thrust reverser có tên bucket door (cửa hình gầu), thường được gắn trên máy bay dùng động cơ dòng tách thấp (low bypass) kiểu cũ như dòng JT8D của Pratt & Whitney dùng phổ biến trên Boeing 707/727/737-100/200/MD-80 hay động cơ của những chiếc Tupolev Tu-154, Ilyushin Il-62.

Hệ thống này có 2 cửa tán luồng phản lực hình gầu, thiết kế cong khí động học ở mặt ngoài và mặt trong. Khi mở thì 2 cửa sẽ khép lại sau đuôi động cơ, làm lệch hướng dòng phản lực theo hướng ngược lại với chuyển động của máy bay, từ đó làm giảm tốc độ máy bay. Khi đóng lại, 2 cửa hình gầu ốp sát vào vỏ động cơ, liền lạc, không làm ảnh hưởng đến đặc tính khí động học.

Cửa gầu đóng mở bằng hệ thống thủy lực, vận hành song song với động cơ nhưng vẫn có thể được kích hoạt thủ công. Theo quy tắc chung, thrust reverser chỉ được kích hoạt khi máy bay đã tiếp đất, đóng vai trò quan trọng trong giai đoạn hạ cánh cũng như khi cần hủy cất cánh khẩn cấp, từ đó tránh đáp lố đường băng. Trên máy bay quân sự, hệ thống này còn có thể kiêm nhiều vai trò hơn, chẳng hạn như G-17 Globemaster III có thể dùng thrust reverser để tạo lực cản, giúp máy bay giảm độ cao nhanh hơn mà không cần tăng tốc độ tương ứng.

Máy bay thương mại thường có thiết kế thrust reverser an toàn, không thể mở khi đang bay. Tuy nhiên, hệ thống này đã không ít lần hoạt động sai lệch, tự kích hoạt khi đang bay do hỏng hóc hệ thống từ đó gây ra nhiều vụ tai nạn. Chẳng hạn như vụ tai nạn của Lauda Air flight 004 năm 1991 với máy bay Boeing 767-300ER trên đất Thái làm 223 người chết. Năm 1996, chiếc Fokker 100 của TAM Brazil khi đang cất cánh đột nhiên thrust reverser kích hoạt (do chập mạch điều khiển) khiến máy bay rơi xuống đất làm chết 95 người. Gần nhất là vào năm 2007, lại là một chuyến bay của TAM với máy bay Airbus A320, hệ thống thrust reverser tại động cơ bên phải trục trặc khi đang hạ cánh khiến máy bay đáp lố đường băng rồi đâm vào một trạm xăng của Shell làm 199 người chết 13 người bị thương.
27
31
0
Nhìn thì ngầu nhưng mấy hệ thống trên mấy con đời mới gọn gàng hiệu quả hơn,
3
Đù, xem thấy thú vị cho đến đoạn cuối . . .
0
lephuonglaty
CAO CẤP
hay. nhung m không thích cái cuối
0
taisale
ĐẠI BÀNG
Cái cửa này kết cấu vậy chắc nhanh bị rão lắm do sức cản lớn tác động. Kiểu động cơ mới thì có vẻ chắc chắn hơn nhờ thiết kế liền khối với khung vỏ động cơ.
1
Tuanpht
TÍCH CỰC
Máy bay h ko thấy nhỉ?
0
alexnam
TÍCH CỰC
"để tạo lực nâng, giúp máy bay giảm độ cao nhanh hơn mà không cần tăng tốc độ bay tương ứng"
Tạo lực nâng để giảm độ cao mà ko cần tăng tốc tương ứng :v
1
sour_suppa_man
ĐẠI BÀNG
Máy bay thương mại thường có thiết kế thrust reverser an toàn, không thể mở khi đang bay. Tuy nhiên, hệ thống này đã không ít lần hoạt động sai lệch, tự kích hoạt khi đang bay do hỏng hóc hệ thống từ đó gây ra nhiều vụ tai nạn.
-> Ghê thật, đang bay mà cái này mở thì dừng hẳn luôn, rụng như lá..
1
ồ nhìn ngộ thật sự
0
lephuonglaty
CAO CẤP
Máy bay hiện đại là tui để ý thấy nó mở ở giữa chứ ko xài 2 cái lá chụm lại như vầy. Đúng là. Dễ rụng
0
BountyHunter2799
ĐẠI BÀNG
"chẳng hạn như G-17 Globemaster III có thể dùng thrust reverser để tạo lực nâng, giúp máy bay giảm độ cao nhanh hơn mà không cần tăng tốc độ bay tương ứng" hình như mod dịch sai rồi thì phải, tạo lực nâng mà giúp giảm độ cao là sao, mâu thuẫn quá
2
0
The Dust
TÍCH CỰC
Nhắc đến tai nạn máy bay lại thấy lạnh người. Cứ mỗi phát là chết hết hoặc gần hết 🤐
0
giờ mới biết, đã thật
0
P.W
VIP
Phê luônnnnnnn
0
  • Chịu trách nhiệm nội dung: Trần Mạnh Hiệp
  • © 2024 Công ty Cổ phần MXH Tinh Tế
  • Địa chỉ: Số 70 Bà Huyện Thanh Quan, P. Võ Thị Sáu, Quận 3, TPHCM
  • Số điện thoại: 02822460095
  • MST: 0313255119
  • Giấy phép thiết lập MXH số 11/GP-BTTTT, Ký ngày: 08/01/2019