Vui: Tại sao điệp viên 007 không dùng iPhone để chống khủng bố?

P.W
29/9/2021 10:44Phản hồi: 78
Vui: Tại sao điệp viên 007 không dùng iPhone để chống khủng bố?
Cuối cùng thì sau bao lần trì hoãn vì đại dịch, No Time To Die, tác phẩm điện ảnh thứ 25 lấy chủ đề điệp viên khét tiếng của MI6, James Bond cũng đã được công chiếu hôm 28/9 vừa rồi tại Anh Quốc. Khán giả trong phim sẽ không chỉ được thưởng thức những màn hành động mãn nhãn, mà còn được chiêm ngưỡng cả những công nghệ tối tân nhất của cơ quan phản gián phiên bản giả tưởng trong phim để chống lại những hiểm họa đe dọa tới an ninh.



Nhưng điều đó cũng đặt ra một câu hỏi vui, không có nhiều giá trị thực tế nhưng áp dụng kiến thức thực tế để giải đáp cũng rất xứng đáng. Đó là tại sao điệp viên 007 lại dùng những chiếc điện thoại không phải iPhone? Trong No Time To Die, anh em sẽ thấy James Bond dùng mấy chiếc smartphone cũ của Nokia chứ không phải những phiên bản mới nhất chưa ra mắt, vì phim được sản xuất xong, đóng máy suốt từ tháng 9/2019, không còn cơ hội quay lại để đưa những thiết bị tối tân vào phim nữa. Từ chiếc 3310 nồi đồng cối đá, cho đến Nokia 7.2 và 8.3 5G, câu hỏi kể trên lại được đưa ra. Tại sao James Bond không dùng iPhone để hỗ trợ chống lại khủng bố?

“Apple chỉ đủ bảo mật cho dân thường”


Để giải đáp câu hỏi này, James Hadley, nhà sáng lập kiêm CEO của Immersive Labs, một đơn vị huấn luyện và hỗ trợ bảo mật mạng của Anh Quốc cho rằng: “Nếu Bond được đưa cho một chiếc điện thoại Android cũ, anh ta nên lập tức nhờ Q nâng cấp ngay hệ điều hành để vá hết những lỗ hổng phần mềm mà địch có thể lợi dụng.” Trước khi sáng lập Immersive Labs, Hadley đã có một thời gian làm việc cho GCHQ (Government Communications Headquarters), đơn vị tình báo thông tin của chính phủ cũng như quân đội Anh.

Hadley cho rằng dùng điện thoại đời cũ có cái lợi của nó, nhưng cũng có mặt không tiện: “Có những người tin rằng sử dụng ”dumb phone", những thiết bị ra mắt trước thời kỳ smartphone an toàn hơn vì chúng ít phụ thuộc vào phần mềm hơn, từ đó trở nên an toàn hơn. Tuy nhiên dùng những thiết bị này rõ ràng có thể cản trở khả năng làm việc của Bond, đến duyệt web cũng khó khăn hơn smartphone." Quy trình quan trọng nhất để mật vụ trang bị những chiếc điện thoại đời cũ là biến chúng trở thành những thiết bị ít có nguy cơ bảo mật nhất. Theo Hadley, Q phải đủ giỏi để biết được hết những nguy cơ bảo mật của thời kỳ hiện đại, chứ không chỉ biết làm bút máy gắn súng hay đồng hồ gắn bom.

Tinhte_Bond1.jpg

Còn trong khi đó, Jake Moore, cựu cảnh sát, chuyên gia an ninh mạng tại Eset giải thích: “Hầu hết những thiết bị cũ đều mang nhiều nguy cơ bảo mật hơn, nhưng nếu thiết bị ấy được tùy chỉnh đúng cách và có những tinh chỉnh riêng, thì những tính năng như chống theo dõi, chống nghe lén sẽ bù khuyết cho những trở ngại đến từ hệ điều hành cũ hay những nhược điểm khác."

Trước kia, Rian Johnson, đạo diễn bộ phim Knives Out từng đưa ra những thông tin chính thức, rằng Apple không cho phép các nhân vật phản diện dùng iPhone trong các bộ phim, và cũng cho biết nếu James Bond muốn dùng iPhone thì chỉ cần một thỏa thuận nhỏ với Apple là mọi chuyện sẽ được giải quyết.

Nhưng có vẻ như, một chiếc iPhone để làm thiết bị phục vụ công tác phản gián không phải là một ý tưởng hay. Moore cho rằng: “Những chiếc điện thoại chống theo dõi với những tính năng chống nghe lén, chống can thiệp và chặn thông tin địa điểm là yêu cầu quan trọng nhất đối với điệp viên 007. Một chiếc iPhone có chỉnh sửa tới cỡ nào cũng không thể đáp ứng được những nhu cầu này, không thể tắt hoàn toàn tính năng theo dõi trên iOS được. Bảo mật của iPhone là đủ cho người dùng thông thường, nhưng với những nguy cơ có thật ngoài đời như mã độc Pegasus, thì thiết bị của Apple không thể đảm bảo cho các điệp viên quá trình sử dụng bảo mật được.”

Tinhte_Bond2.jpg

Những chuyên gia bảo mật của Israel tại NSO Group tạo ra Pegasus với khả năng chỉ cần đọc một tin nhắn được gửi qua ứng dụng như WhatsApp là có thể tự cài, chẳng cần phải click vào đường link chứa mã độc. Sau đó Pegasus có thể theo dõi tin nhắn, ghi lại nội dung cuộc gọi và thậm chí truy xuất cả camera nữa. Hiện tại Apple đã vá những lỗ hổng bảo mật mà họ cho rằng Pegasus lợi dụng chúng để xâm nhập vào những chiếc iPhone.

Ông Moore cho biết thêm: “Nếu James Bond dùng iPhone thì chắc chắn địch sẽ dùng Pegasus để theo dõi nhất cử nhất động của anh. iPhone đúng là có phần cứng mạnh thật, nhưng để tải những dữ liệu tối mật hay phục vụ những chiến dịch phản gián, thì cần có cả một nhóm chuyên gia làm việc trong một hệ thống mạng bảo mật, sử dụng nền tảng đầu cuối được phong tỏa kỹ lưỡng.”

Quảng cáo


Và không chỉ có Pegasus, thời gian qua đã có một bản báo cáo bảo mật cho rằng kết cấu “khu vườn kín” mà Apple áp dụng với iOS đã khiến các chuyên gia khó có thể sử dụng các công cụ cũng như triển khai những cuộc điều tra để giúp đỡ cho chính Apple trong quá trình tìm ra các lỗ hổng bảo mật.

Bảo mật 100% khó hơn chúng ta tưởng


Vấn đề quan trọng hơn, dùng điện thoại gì không quan trọng, mà đối với ngành phản gián toàn cầu, công nghệ bảo mật mới là thứ quan trọng nhất. Hadley cho rằng: “Cách đảm bảo 100 phần trăm loại bỏ được mọi nguy cơ chính là không sử dụng các thiết bị công nghệ. Đã có nghiên cứu cho thấy những mục tiêu khó theo dõi nhất là những người không bao giờ dùng máy tính hay điện thoại. Họ viết thư và tự đạp xe tới địa chỉ người nhận để gửi. Vì lý do ấy, tôi khá chắc James Bond có đủ hoài nghi về công nghệ nói chung, cho rằng làm việc trên bất kỳ nền tảng kỹ thuật số nào cũng sẽ tiềm ẩn nguy cơ bị hack, bị theo dõi và bị truy vết, ngay cả vào mạng bằng một thiết bị được Q chấp nhận cũng có rủi ro.”

Chuyên gia bảo mật này cho biết thêm: “Cũng không khó để những kẻ ác trong phim tạo ra những cột thu phát sóng di động giả mạo, để ăn trộm hết dữ liệu được truyền dẫn thông qua những điểm trung chuyển ấy. Thậm chí việc thu thập một lượng lớn dữ liệu và phân tích chúng ở quy mô cơ sở hạ tầng cũng là giải pháp khả thi luôn. Nói một cách ngắn gọn, giống như mọi khía cạnh khác của an ninh mạng, điệp viên 007 sẽ luôn phải cân nhắc rủi ro mà công nghệ đem lại mỗi khi rút điện thoại bấm số gọi cho người khác.”

Tinhte_Bond3.jpg

Ở khía cạnh thực tế, Hadley cho rằng những người làm việc với thông tin nhạy cảm có thể làm hai bước chính để tự bảo vệ mình cũng như dữ liệu họ xử lý. Thứ nhất là luôn luôn cập nhật phiên bản phần mềm mới nhất, và thứ hai là luôn cẩn trọng với những thủ đoạn lợi dụng sơ hở của chính người dùng. Nếu bắt buộc cần dùng điện thoại, giữ lượng dữ liệu quan trọng trong máy và truyền dẫn qua thiết bị ở mức tối thiểu là điều quan trọng nhất. Ông Moore cho biết: “Lượng dữ liệu trong máy ở mức tối thiểu cho phép giảm nhẹ tới mức tối đa nguy cơ, có thể dùng những giải pháp như phần mềm xóa dữ liệu hoặc những ứng dụng viết riêng để tự xóa tin nhắn. Tốt hơn cả là, kết hợp cả giải pháp ấy với những tin nhắn mã hóa để tối ưu bảo mật."

Ông Hadley nói: “Kỹ nghệ phản gián nói chung đều yêu cầu người dùng tránh xa hoàn toàn việc sử dụng smartphone phổ thông để truyền dẫn thông tin nhạy cảm vì những lo ngại lỗ hổng bảo mật ở mức độ phần cứng, hệ điều hành, ứng dụng hoặc mạng viễn thông. Có những chiếc điện thoại bảo mật khoe những khả năng như hệ điều hành hoặc công tắc ngắt mạng hay phần cứng bảo mật riêng trong thiết bị. Nhưng xin nhắc lại, mọi thứ đều có thể bị hack.”

Quảng cáo



Hiện tại có những chiếc smartphone nào bảo mật nhất?


Khi lựa chọn một chiếc smartphone bảo mật, những người phải làm việc với dữ liệu nhạy cảm hiện giờ cũng có vài sản phẩm để quẹo lựa. Ông Moore cho biết những lựa chọn tốt nhất thường dựa trên nền tảng HĐH Android vì khả năng tùy chỉnh cũng như quyền điều khiển thiết bị rất cao của người dùng.

Tinhte_Bond4.png

Những yếu nhân trên thế giới cũng có chung quan điểm. Hồi năm 2013, tờ The Guardian liệt kê những chiếc điện thoại mà các vị nguyên thủ quốc gia đang dùng, từ iPhone 5 cho tới những mẫu Blackberry được tùy chỉnh, hay chiếc HTC được Kim Jong Un sử dụng. Tổng thống Nga Putin thì chọn cách không dùng điện thoại luôn cho chắc. Trong khi đó, hai vị cựu thổng thống Pháp François Hollande và Nicolas Sarkozy thì dùng những chiếc máy tên là Teorem của Thales, một cái máy điện thoại nắp gập mất tới 30 giây chỉ để tạo ra kết nối bảo mật mỗi khi muốn gọi điện cho bất kỳ ai.

Tinhte_Bond6.jpg

Còn thủ tướng Đức Angela Merkel năm 2013 thì dùng một chiếc Nokia 6260 nắp trượt, thế là cũng có điểm chung với James Bond trong No Time To Die. Sau đó thì bà Merkel chuyển sang dùng chiếc Blackberry được cơ quan an ninh nội vụ Đức đặt mua riêng và chỉnh sửa phần mềm mã hóa để tối ưu bảo mật.

Tinhte_Bond5.jpg

Ở thời điểm hiện tại, những giải pháp smartphone bảo mật có NitroPhone 1, thiết bị được NitroKey, một hãng sản xuất ổ USB bảo mật chỉnh sửa lại trên nền phần cứng là một chiếc Google Pixel 4a. Chiếc máy này trang bị hệ điều hành GrapheneOS, thứ được chính Edward Snowden khét tiếng khuyên dùng vì sự an toàn và tập trung vào bảo mật. NitroPhone 1 không có Google Services, có công tắc ngắt sạch kết nối, nền tảng nhập mã PIN đảo số cũng như cả tùy chọn tháo hết cảm biến lẫn microphone. GrapheneOS bảo vệ người dùng bằng cách tạo ra một môi trường sandbox, để vừa ngăn chặn hiểm họa từ bên ngoài, nhưng cũng không phá hỏng trải nghiệm của người dùng. Hai lựa chọn khác có hướng tiếp cận bảo mật tương tự là Purism Librem 5 và BlackPhone 2.

Theo Hadley, thiết bị có an ninh đến cỡ nào thì cũng vô nghĩa nếu người dùng, trong trường hợp này là James Bond, không tuân thủ nghiêm ngặt các quy tắc bảo mật cơ bản. “Bạn có thể sở hữu những giải pháp an ninh mạng tân tiến nhất, từ giải pháp sử dụng AI, mã hóa hay thậm chí cả máy tính lượng tử, nhưng nếu không có kiến thức an ninh mạng, mọi thứ đều vô dụng. Đấy chính là lý do các cơ quan phản gián đều có những nhân sự tốt nhất. Nếu không có yếu tố con người, thì mọi thứ đều sụp đổ.”

Theo Wired
78 bình luận
Chia sẻ

Xu hướng

quan trọng thằng nào tài trợ thôi. 😁
@aovai Điệp viên mà dùng đt quốc dân thì sai quá, hệ điều hành thì của người khác làm sao mà bảo mật theo cách mong muốn đc. Cục gạch hoặc android hợp lý hơn
@aovai chuẩn =))

mấy phim của sony picture thì lại toàn sony
@aovai vì iphone bảo mật cao tàu nó ra app bẻ khóa nhiều quá. CIA nói mở iphone ko dc chứ thấy mấy thằng bán dt vn thôi nó cũng mở dc rồi
@aovai Lý do chính là nó không sùng bái ai phôn như dân nghèo. Loại nào mà chẳng được.
dual1
CAO CẤP
3 năm
@aovai Bond mà dùng bb thì đẹp, trước có 1 ông bị fbi bắt chuyên tuỳ biến lại bb cho giới tội phạm.
Nói chung là “Apple chỉ đủ bảo mật cho dân thường”, còn Android chạy nhân Linux kém bảo mật lắm, vì thế Linux dùng cho cá nhân ko ai dùng cả
@IIIIIIIIIIII Nếu VIP đến mức không thể dùng điện thoại phổ thông thì chắc phải sử dụng những điện thoại chuyên dụng với nền tảng mã hóa, đường truyền kết nối riêng ... và chỉ sử dụng các ứng dụng nội bộ thôi. Người dùng bình thường như mình thì phải đặt niềm tin vào Google bằng cách liên tục cập nhât các bản update và tránh cài đặt các phần mềm ngoài play store
@centernc "Nhân Linux kém bảo mật", WTH!!!
danniz
ĐẠI BÀNG
3 năm
@centernc người ta đang nói theo kiểu đá xoáy mà mấy cha rên ghê thế?
Chắc cần xài nhiều app cr**k 🙄🤔
@B L A Z E James Bond xài app ..... ?? =))
@adagioleonard Chắc xài TikTok với fb đăng ảnh/video tự sướng khi check in nhiệm vụ 😆))))
Mr 2k6
ĐẠI BÀNG
3 năm
rồi BPhone bảo mật nhất hành tinh nhì vũ trụ của anh tôi đâu sao không được nhắc tới trong bài nhỉ
bkb_ct
TÍCH CỰC
3 năm
@Mr 2k6 bảo mật tới mức người sử dụng ko đc tiết lộ ln đó bác, best rồi còn gì
Vì iphone không dùng cổng USB C nên qua châu Âu làm nhiệm vụ sợ hết pin không mượn được sạc .
@ngoinhala kaka
bkb_ct
TÍCH CỰC
3 năm
@ngoinhala đây ko phải Loki sạc temPad bác nhá
Thằng nào tài trợ thì m dùng thằng đó
robberviet
TÍCH CỰC
3 năm
Apple ko trả tiền lên màn ảnh chứ sao.
@robberviet Chỉ có thằng đạo diễn ngu hoặc ăn đút lót đậm mới cho điệp viên dùng iphone.
@robberviet Rồi thì iPhone 13 promax sẽ là vũ khí mới trong series phim tiếp theo của John Wick. Con Promax mà ảnh cầm đập cho 1 phát thì tiêu đời luôn, đúng là vũ khí sát thương số 1
cái này đúng rồi, Pegasus đã cho chúng ta thấy Apple không đủ tốt cho cách chính trị gia
@A0kiji pegasus nó tấn công cả điện thoại android mà bạn ơi
@A0kiji Đến cái điện thoại mã hoá cho dân buôn lậu còn phá được thì apple cũng muỗi thôi kk
Vai phản diện không được dùng sản phẩm Apple trong phim

https://tinhte.vn/thread/vai-phan-dien-khong-duoc-dung-san-pham-apple-trong-phim.3088646/
@nguyennhut082013 Chắc viết thiếu là vai phản diện không trả tiền cho Apple. Mình vẫn thấy iphone trên phim nhiều.
xjutommax
ĐẠI BÀNG
3 năm
007 mà không dùng Sony thì hơi lạ đấy nhỉ?
Ông nào tài trợ thì dùng điện thoại có thương hiệu của ông đó thôi.
Thương hiệu 007 mà kết hợp với các thương hiệu tàu thì sẽ có một chút hài hước đó.
@xjutommax Khi đó sẽ có âm mưu "Điệp viên dùng hàng giả để đánh lừa người khác" 🤣😅🤣🤣
Bài viết phân tích nghiêm túc mà vô toàn comments xàm xàm :| Hiaz
Cuu Long Le
ĐẠI BÀNG
3 năm
@SoulEvil Đúng vậy : xàm.
@SoulEvil Công nhận toàn cmt xàm. Kể cả cmt này cũng xàm 😆
@adagioleonard Proof ?
Hiện tại có những chiếc smartphone nào bảo mật nhất?
Còn có BPhone nè, cũng dựa trên android được tùy biến tăng cường bảo mật.
Trước có tin bài xuất khẩu lô điện thoại cho các yếu nhân ở Châu Âu.
"Nếu Bond được đưa cho một chiếc điện thoại Android cũ, anh ta nên lập tức nhờ Q nâng cấp ngay hệ điều hành..." <--- Q là anh Quảng đó hen 🤣
Stampz
ĐẠI BÀNG
3 năm
@anhtuan1066 Chứ còn gì nữa. Bphone siêu cấp bảo mật hàng đầu vũ trụ cơ mà, sợ đếch gì bố con thằng nào hack. 🤣
các anh lại văn rồi , thằng nào tài trợ thì dt nó xuất hiện thế thôi
ừa, bảo mật thế mà không dùng. có bao nhieu lỗ hổng lỗi là phủ nhận luôn, nên best bảo mật mà
Vì khủng bố cũng dùng iPhone.

Xu hướng

Bài mới









  • Chịu trách nhiệm nội dung: Trần Mạnh Hiệp
  • © 2024 Công ty Cổ phần MXH Tinh Tế
  • Địa chỉ: Số 70 Bà Huyện Thanh Quan, P. Võ Thị Sáu, Quận 3, TPHCM
  • Số điện thoại: 02822460095
  • MST: 0313255119
  • Giấy phép thiết lập MXH số 11/GP-BTTTT, Ký ngày: 08/01/2019