Tham dự Tech Lounge

Tham dự Tech Lounge


Vì sao các nhà khoa học MIT lại dạy robot cách phá hoại nhau?

MinhTriND
11/11/2021 4:55Phản hồi: 16
Vì sao các nhà khoa học MIT lại dạy robot cách phá hoại nhau?
Các nhà khoa học ở Viện Công nghệ Massachusetts (MIT) đang thực hiện các nghiên cứu bất thường để trả lời cho câu hỏi “liệu robot có thể biết được chúng đang bị phá hoại hay không”. Họ tạo ra 2 dạng robot có khả năng nhận thức về xã hội, giúp chúng cảm nhận được rằng bản thân đang được giúp đỡ hay phá hoại.

Trong một báo cáo mới được trình bày tại hội nghị về robot năm 2021 ở London tuần này, nhóm các chuyên gia từ MIT đã chứng minh cách họ sử dụng các thuật toán để tạo thành một tập hợp robot với các kỹ năng xã hội, giúp chúng tương tác với nhau như con người. Trong một môi trường mô phỏng, các robot có thể quan sát lẫn nhau, dự đoán nhiệm vụ mà những con robot khác muốn hoàn thành, sau đó chọn giúp đỡ hoặc ngăn cản. Trên thực tế, những robot này sẽ “suy nghĩ” tương tự như con người.

Mặc dù nghe có vẻ kỳ lạ thế nhưng nghiên cứu các tình huống xã hội khác nhau diễn ra giữa robot có thể giúp các nhà khoa học cải thiện khả năng tương tác giữa con người và robot trong tương lai. Ngoài ra, mô hình xã hội nhân tạo này cũng có thể đóng vai trò như một hệ thống đo lường tính xã hội hóa của con người, từ đó giúp các nhà tâm lý học nghiên cứu về chứng tự kỷ hoặc phân tích tác dụng của thuốc chống trầm cảm.

Xã hội hóa người máy


Nhiều nhà khoa học máy tính tin rằng việc cung cấp cho các hệ thống trí tuệ nhân tạo (AI) cảm giác về các kỹ năng xã hội sẽ là rào cản cuối cùng cần phá vỡ để giúp robot thực sự hữu ích trong nhà, trong các môi trường như bệnh viện hay những cơ sở chăm sóc, đồng thời thân thiện hơn với chúng ta, theo Andrei Barbu - một nhà khoa học nghiên cứu tại MIT và là một trong những tác giả của nghiên cứu.

“Tương tác xã hội đã không được nghiên cứu một cách kỹ lưỡng trong ngành khoa học máy tính hoặc người máy vì một vài lý do nào đó”. Việc này khó khăn hơn nhiều so với những gì mà AI đang đảm nhiệm, chẳng hạn như nhận dạng một đối tượng cụ thể có trong hình ảnh mà chúng được tiếp cận. Việc đưa ra quyết định theo cách giữa 2 người, mức cơ bản nhất của tương tác xã hội cũng là điều cực kỳ khó khăn đối với một cỗ máy.

Vậy, làm thế nào để các nhà khoa học có thể chế tạo ra những con robot không chỉ làm một nhiệm vụ mà còn hiểu được nhiệm vụ của nó là gì? Bạn có thể yêu cầu một robot hiểu trò chơi bạn đang chơi, tìm ra các quy tắc chỉ bằng cách xem và sau đó có thể chơi chung với bạn hay không?

Để đi tìm lời đáp cho những câu hỏi này, Barbu và các cộng sự của ông đã thiết lập một lưới 2 chiều đơn giản mà các robot ảo có thể di chuyển xung quanh để hoàn thành các nhiệm vụ khác nhau. Như hình bên dưới, các cánh tay robot mà bạn nhìn thấy chính là robot ảo do các nhà khoa học tạo ra. Chúng được giao nhiệm vụ phải di chuyển thùng nước lên vị trí của 1 cái cây hoặc 1 bông hoa ở phía trên. Nhằm xã hội hoá những con robot ảo này, nhóm nhà khoa học đã vay mượn vài mẹo có trong ngành tâm lý họ để hình thành 1 số tương tác xã hội cơ bản, sau đó mã hoá thành 1 chuỗi các hành động và phản ứng khác nhau.

Robot-xa-hoi-hoa-tinhte.gif

Nhóm nghiên cứu đã hiệu chỉnh một mô hình có sẵn từ robot gọi là quy trình ra quyết định Markov (MDP), một mạng lưới các hành động và phần thưởng có thể giúp một hệ thống robot đưa ra quyết định nhằm hoàn thành mục tiêu dựa trên tình trạng hiện tại của thế giới. Để chèn vào yếu tố xã hội, các nhà nghiên cứu đã điều chỉnh phản hồi phần thưởng cho các robot để nó có thể sửa đổi những gì nó muốn dựa trên nhu cầu của một robot khác.

Điều này có nghĩa là Robot A phải tính đến những gì Robot B sẽ làm trước bắt đầu hành động. Đây được cho là cơ chế cơ bản làm nền tảng cho các tương tác xã hội ở con người. Nhưng robot lại phải đối mặt với những hạn chế nhất định. Chẳng hạn, chúng không thể nhận ra các tương tác xã hội theo phong tục, như truyền thống văn hóa liên quan đến những phép lịch sự khác nhau giữa các quốc gia.

Mô phỏng của các nhà khoa học đó là robot A sẽ xem xét robot B đang làm gì, sau đó cố gắng dự đoán mục tiêu của robot B dựa vào các mục tiêu khả thi của chính nó và môi trường xung quanh. Sau đó, nếu phần thưởng của robot A được thiết lập là mục tiêu của robot B, điều đó sẽ giúp ích cho robot B. Tuy nhiên, nếu phần thưởng được đặt ngược lại với mục tiêu của 1 robot, thì phần thưởng đó sẽ ngăn cản robot còn lại hoàn thành mục tiêu của nó.

Bước tiếp theo, điều mà các nhà khoa học đang mong muốn thực hiện đó là nhân rộng mô hình này với robot trong thế giới thực, đồng thời bổ sung thêm các tương tác khác như trao đổi hay ép buộc.

Quảng cáo


Con người có thể biết liệu robot có đang tương tác với xã hội hay không?


Để đánh giá hiệu quả của các tương tác xã hội trong thế giới mô phỏng, các nhà nghiên cứu đã tạo ra 98 tình huống khác nhau, trong đó robot cũng sở hữu những mức độ suy luận xã hội riêng biệt. Một con robot cấp 0 chỉ có thể thực hiện các hành động vật lý. Bản thân nó không phải là 1 xã hội và không công nhận những người khác là 1 xã hội. Robot cấp 1 có mục tiêu vật chất và mang tính xã hội, nhưng không nhận ra những robot khác cũng thuộc là xã hội. Nó có thể giúp đỡ, cản trở hoặc ăn cắp từ các robot khác. Robot cấp 2 có các mục tiêu về thể chất và xã hội, và có thể nhận ra các robot khác là cấp 1. Do đó, nó có thể tránh được sự phá hoại, nhận ra rằng cần sự giúp đỡ và cộng tác.

Trong bước tiếp theo của thử nghiệm, 12 tình nguyện viên được cho xem 196 video về cách các robot này tương tác với nhau. Về bản chất, chúng là một chuỗi hoạt hình máy tính. Sau khi xem, họ được yêu cầu dự đoán xã hội của các robot như thế nào và liệu tương tác của chúng là tiêu cực hay tích cực. Trong hầu hết các trường hợp, con người xác định chính xác các tương tác xã hội đang xảy ra.

Công dụng của robot xã hội hoá là gì?


Nghiên cứu nói trên được tài trợ một phần bởi DARPA và Không quân Hoa Kỳ, với hy vọng một ngày nào đó có thể cung cấp thông tin cho các nghiên cứu về khả năng thu nhận ngôn ngữ và tầm quan trọng của ngữ cảnh trong các câu ra lệnh bằng giọng nói của con người đối với máy móc.

“Phần lớn ngôn ngữ mà chúng ta sử dụng với nhau liên quan đến tương tác với người khác. Nếu bạn nhìn vào hầu hết những gì ai đó nói trong ngày của họ, nó liên quan đến những gì người khác muốn, những gì họ nghĩ, nhận được những gì người đó muốn từ một người khác. Và nếu bạn muốn đạt đến giai đoạn mà người máy sẽ xuất hiện trong nhà của 1 ai đó, thì việc hiểu được các tương tác xã hội là vô cùng quan trọng.”

Cùng 1 từ ngữ, nhưng cách hiểu trong các tình huống là khác nhau và đó là điều mà robot cần phải xử lý được. DARPA hiện tại đang quan tâm đến robot có thể tiếp thu ngôn ngữ tương tự như cách mà trẻ em đang sử dụng, đó là tiếp thu ngôn ngữ không phải từ những kho dữ liệu lớn hay bất cứ thứ gì tương tự. Chúng tiếp thu ngôn ngữ bằng cách nhìn thấy mọi người tương tác với nhau, nhìn thấy những tương tác đó trong bối cảnh vật lý. Thứ mà DARPA đang muốn trước tiên là 1 trợ lý giọng nói AI, có thể trả lời chính xác câu hỏi liên quan đến khí tài quân sự, máy bay,…

Quảng cáo


16 bình luận
Chia sẻ

Xu hướng

Vâng các bác cứ dạy nó sao cho bằng skynet là được ạ!
HungCD1
ĐẠI BÀNG
2 năm
@annaphuong Thanh niên xem phim quá 180p/ngày.
ndthuanx
TÍCH CỰC
2 năm
Con người muốn robot ngày thêm thông minh, nhưng lại sợ nó qua mặt mình.
Robot mà có tư duy, cảm xúc và khả năng sáng tạo thì có khi con người lại trở thành một dạng sống bậc thấp. Chung mâm với mấy loại động vật khác.
Khi nào mà robot tự học được thì mới lo
GreenTeS
ĐẠI BÀNG
2 năm
vô metaverse rồi thì thằng AI nó tạo ra vô vàn thằng
Robot đang ngày càng thông minh ra, tương lai con người sẽ làm gì đây khi mà robot ngày nay đang cướp ngày càng nhiều việc
@A0kiji làm nghề sửa robot
@A0kiji Sau này có khi con người không làm gì cả sống trong sở thu cho robot nuôi. Giống như mấy con hổ hay sư tử giờ cũng đâu cần đi săn nữa.
lấy độc trị độc
lỡ có sai gì có thằng đối trọng
tristan7684
ĐẠI BÀNG
2 năm
AI game đá bóng chính là ví dụ của việc tương tác rồi. Thằng đồng đội thì chuyền cho nhau, thằng đối phương thì phá bóng.
Đại học Mỹ nó dạy cái j mà vd thế nhỉ, sao đại học nước mình không nghiên cứu sâu hơn nhỉ
Để mai mốt dạy con người là Robot
datmuifb
ĐẠI BÀNG
2 năm
Robot thật sự nguy hiểm đối với những việc cần SỰ CHÍNH XÁC CAO. Còn làm việc như chúng ta làm sao mà robot có thể thay thế được.
datmuifb
ĐẠI BÀNG
2 năm
Sếp sáng đi làm trưa nhậu tới chiều, xong đến tháng vẫn lãnh đủ lương, nhiều khi còn nhận nhiều hơn. Robot sao thay thế được? Robot chỉ có thể thay thế lính thôi.
hpham37
ĐẠI BÀNG
2 năm
Bài viết dịch nhưng không mảy may để reference. Tinh tế một cách không tinh tế.
https://www.popsci.com/technology/robots-social-interaction-mit/?amp

Xu hướng

Bài mới









  • Chịu trách nhiệm nội dung: Trần Mạnh Hiệp
  • © 2024 Công ty Cổ phần MXH Tinh Tế
  • Địa chỉ: Số 70 Bà Huyện Thanh Quan, P. Võ Thị Sáu, Quận 3, TPHCM
  • Số điện thoại: 02822460095
  • MST: 0313255119
  • Giấy phép thiết lập MXH số 11/GP-BTTTT, Ký ngày: 08/01/2019