Universal Music Group mới đây vừa thay đổi một số điều khoản trong hợp đồng nhằm kéo dài thời gian trước khi các nghệ sỹ có thể thu lại album của mình. Trước đây với một hợp đồng tiêu chuẩn, nghệ sỹ sẽ không được thu lại tác phẩm của họ trong vòng 5 năm sau khi phát hành lần cuối hoặc sau 2 năm khi chấm dứt hợp đồng (áp dụng cho thời hạn nào dài hơn). Điều khoản hợp đồng mới sẽ tăng thời hạn này lên 7 năm sau khi phát hành tác phẩm lần cuối và 5 năm sau khi chấm dứt hợp đồng, nghĩa là tăng từ tối đa 7 năm (hợp đồng gốc) lên 12 năm.
Với trường hợp của Taylor Swift, cô giữ bản quyền sáng tác tất cả các tác phẩm của mình. Nhãn thu đầu tiên của cô là Big Machine Records đã bán bản quyền của bản thu master (phiên bản được phát hành thương mại) cho một công ty đầu tư hồi năm 2019. Các bản master này sau đó được phát hiện đã bán lại cho một quỹ đầu tư với giá hơn 300 triệu USD trong năm 2020, cũng là khoảng thời gian mà Taylor Swift được tự do thu lại album của mình. Cho đến nay, Taylor Swift đã thu lại và tái phát hành 2 album Fearless (2008) và Red (2012), được ghi chú rõ “phiên bản của Taylor” trên tên album để phân biệt với bản cũ.
Các nhãn thu hiện đang dần mất đi quyền hạn và sức ảnh hưởng đến ngành âm nhạc do sự phát triển của các dịch vụ stream nhạc như Apple Music và Spotify. Một trong các tác động từ dịch vụ stream nhạc qua mạng chính là sự thay đổi trong hình thức kinh doanh âm nhạc. Các nghệ sỹ giờ đây có thể tự quảng bá cho tác phẩm của mình mà không cần nhờ đến các nhãn thu.
Theo trang WSJ, các điều khoản hợp đồng mới sẽ ngăn phía nghệ sỹ phát hành tác phẩm cạnh tranh với tác phẩm thuộc quyền nhãn thu trong vòng ít nhất là 10 năm đầu. Thay đổi hợp đồng từ Universal có thể sẽ là tiền đề cho các nhãn thu khác kiểm soát nghệ sỹ của họ.
Nguồn theverge

Với trường hợp của Taylor Swift, cô giữ bản quyền sáng tác tất cả các tác phẩm của mình. Nhãn thu đầu tiên của cô là Big Machine Records đã bán bản quyền của bản thu master (phiên bản được phát hành thương mại) cho một công ty đầu tư hồi năm 2019. Các bản master này sau đó được phát hiện đã bán lại cho một quỹ đầu tư với giá hơn 300 triệu USD trong năm 2020, cũng là khoảng thời gian mà Taylor Swift được tự do thu lại album của mình. Cho đến nay, Taylor Swift đã thu lại và tái phát hành 2 album Fearless (2008) và Red (2012), được ghi chú rõ “phiên bản của Taylor” trên tên album để phân biệt với bản cũ.

Các nhãn thu hiện đang dần mất đi quyền hạn và sức ảnh hưởng đến ngành âm nhạc do sự phát triển của các dịch vụ stream nhạc như Apple Music và Spotify. Một trong các tác động từ dịch vụ stream nhạc qua mạng chính là sự thay đổi trong hình thức kinh doanh âm nhạc. Các nghệ sỹ giờ đây có thể tự quảng bá cho tác phẩm của mình mà không cần nhờ đến các nhãn thu.
Theo trang WSJ, các điều khoản hợp đồng mới sẽ ngăn phía nghệ sỹ phát hành tác phẩm cạnh tranh với tác phẩm thuộc quyền nhãn thu trong vòng ít nhất là 10 năm đầu. Thay đổi hợp đồng từ Universal có thể sẽ là tiền đề cho các nhãn thu khác kiểm soát nghệ sỹ của họ.
Nguồn theverge