Thế giới cần làm gì với biến chủng mới Omicron đáng sợ của covid-19

Lê Q Khánh
29/11/2021 13:39Phản hồi: 38
Thế giới cần làm gì với biến chủng mới Omicron đáng sợ của covid-19
TRỞ LẠI NĂM 2019, mất một tháng để cảnh báo về một căn bệnh hô hấp mới ở Vũ Hán nhận được sự chú ý; và thêm một tháng nữa để Mỹ dừng các chuyến bay từ Trung Quốc. Vào lúc đó, một lượng lớn coronavirus đã lây lan ra khắp thế giới. Ở chiều ngược lại, việc xác định biến thể mới của covid-19 ở Nam Phi đã diễn ra trong vài ngày. Các lệnh cấm đi lại được đưa ra trong vòng vài giờ. Sự thật là một số lệnh cấm đã được công bố ngay cả trước khi Tổ chức Y tế Thế giới đặt tên cho biến thể mới là Omicron.

Công việc đáng ngưỡng mộ của các nhà khoa học Nam Phi và sự cởi mở của họ, cùng với việc nhanh chóng nhận ra rằng Omicron là mối đe dọa thực sự, cho thấy thế giới đã học được nhiều điều về cách đối phó với đại dịch trong hai năm qua. Tuy nhiên, từ thực tế là Omicron đã được phát hiện sớm từ dữ liệu còn thưa thớt, bản chất thực sự của nó sẽ vẫn chưa rõ ràng nếu không nghiên cứu thêm. Khả năng chuẩn bị cho đại dịch sẽ là cách thế giới sử dụng thời gian đã có được một cách khôn ngoan như thế nào.

Một số câu hỏi cần trả lời gấp

Nhiệm vụ đầu tiên là trả lời một số câu hỏi cấp bách. Điều quan trọng nhất là liệu Omicron có thay thế biến thể Delta, biến thể đang gây ra 2,5 triệu ca nhiễm mỗi tuần chỉ riêng ở châu Âu, hay không. Bằng chứng ban đầu ở Nam Phi cho thấy nó thực sự lây lan rất nhanh. Điều đó có thể giải thích tại sao các trường hợp lẻ tẻ đang xuất hiện trên khắp thế giới, bao gồm 13 ở Hà Lan, 3 ở Anh, 2 ở Đan Mạch và Úc và hơn thế nữa, cùng với hơn 1.000 trường hợp bị nghi nhiễm.


Nhưng có những yếu tố phức tạp. Mật độ tiêm chủng ở Nam Phi là khá thấp và các trường hợp được ghi nhận ở đây cho đến gần đây là khoảng 1% so với mức cao nhất của nước này vào tháng Bảy. Có lẽ điều đó đã mang lại cho Omicron một khởi đầu thuận lợi và nó được giúp sức bởi một loạt các sự kiện siêu lây lan. Các biến thể khác, bao gồm Gamma và Lambda, trông nguy hiểm trong một thời gian trước khi dần tan biến. Khả năng lây truyền có thể mất từ hai đến bốn tuần để phát triển.
omicron_1.jpg

Một câu hỏi khác là liệu Omicron có gây ra bệnh nặng hay không. Các báo cáo ban đầu về các trường hợp nhẹ ở Nam Phi chưa mang lại câu trả lời thuyết phục. Các nhà khoa học nước này có thể đã mô tả các triệu chứng ở hầu hết những người trẻ tuổi, những người ít bị tổn thương hơn với tất cả biến thể của covid-19.

Để so sánh với các biến thể khác, các nhà khoa học cần quan sát đủ các trường hợp ở nhiều lứa tuổi và ở những người mắc các bệnh thứ phát, chẳng hạn như bệnh thận mãn tính và bệnh tiểu đường, được biết là nguyên nhân làm cho việc nhiễm covid nguy hiểm hơn. Cần nhớ một điều rằng, nếu Omicron thực sự ít độc tính hơn Delta nhưng lại có khả năng lây nhiễm cao hơn nhiều, nó vẫn có thể dẫn đến việc gia tăng số người nhập viện và tử vong. Việc đánh giá mức độ nghiêm trọng của Omicron có thể mất từ một đến hai tháng.
omicron_2.jpg
Câu hỏi thứ ba là vắc-xin, việc đã nhiễm trước đó và thuốc có thể bảo vệ và chống lại Omicron tới mức nào. Cơ sở cho các mối quan ngại hiện tại chủ yếu mang tính lý thuyết. Omicron có khoảng 30 đột biến trên protein gai, một số trong số đó được cho là giúp các phần tử vi rút xâm nhập vào tế bào người và một số đột biến khác gây rối loạn các cuộc tấn công từ các kháng thể. Có khoảng 20 đột biến khác ở những nơi khác trong bộ gen của virus: một số đột biến trong số đó cũng có thể nguy hiểm.
Có bằng chứng không đầy đủ về những người dù được tiêm phòng đầy đủ vẫn mắc bệnh, nhưng điều này hầu như không gây ngạc nhiên vì đó là một “chiêu” mà biến chủng Delta đã “thi triển”. Điều quan trọng là mức độ phổ biến của những trường hợp như vậy, mức độ dễ dàng lây truyền của bệnh và quan trọng là bao nhiêu trong số họ cần được chăm sóc đặc biệt. Dữ liệu về vắc xin sẽ có trong vòng một đến hai tuần.
omicron_6.jpg

Lạc quan nhưng không chủ quan

Có lẽ Omicron sẽ không bao giờ nguy hiểm như vậy. Mặc dù vậy, các chính phủ có thể sử dụng thời gian họ có được để chuẩn bị trong trường hợp Omicron nguy hiểm thực sự. Các lệnh cấm du lịch và cách ly sớm sẽ làm chậm sự lây lan của nó ra khỏi Nam Phi. Điều đó sẽ giúp các hệ thống theo dõi và tìm kiếm (track-and-trace system) theo kịp tốc độ lây lan của vi-rút.


Tuy nhiên, Omicron có thể sớm chứng minh khả năng lây nhiễm đến mức mà hệ thống theo dõi và tìm kiếm (track-and-trace) trở nên quá tải. Nếu vậy, việc lây truyền trong cộng đồng sẽ nhanh chóng trở nên quan trọng hơn so với các trường hợp lây lan bởi khách du lịch quốc tế.
omicron_3.jpg
Nhiệm vụ thứ hai là khả năng của các công ty dược phẩm để sản xuất vắc xin mới. Vắc xin mRNA có thể được chỉnh sửa nhanh chóng với bộ gen của biến thể mới, được thử nghiệm và sau đó được sản xuất trên quy mô lớn. Họ nói rằng sẽ mất 100 ngày hoặc lâu hơn. Các loại vắc-xin khác, nơi việc mở rộng quy mô khó khăn hơn, có thể mất nhiều thời gian hơn. Nhưng công việc đã bắt đầu.
Việc sử dụng những loại vắc-xin mới này có thực sự có ý nghĩa hay không vẫn còn phải xem xét. Jeremy Farrar, người đứng đầu Wellcome Trust, chỉ ra rằng mũi tiêm lý tưởng nên được tối ưu hóa để chống lại một loạt các biến thể hiện có. Vắc-xin chuyên về một thứ kỳ lạ như Omicron có thể không phải là chiến lược tốt nhất.

Quảng cáo


Trong khi đó, các chính phủ có thể đẩy nhanh các chương trình tiêm tăng cường dựa trên giả định hợp lý rằng các vắc-xin hiện có dù sao vẫn mang lại mức độ bảo vệ nào đó chống lại biến chủng mới. Những liều tiêm thứ ba như vậy mang lại nhiều an tâm cho dù Omicron có chiếm ưu thế hay không. Đó là bởi vì nhiệm vụ chính của mũi tiêm thứ ba là bảo vệ chống lại Delta, hiện đang càn quét châu Âu và một lần nữa đe dọa Hoa Kỳ.

Đừng lặp lại sai lầm vì sự chậm trễ

Nếu Omicron bắt đầu lan rộng, các chính phủ sẽ phải quay lại với các biện pháp can thiệp phi dược phẩm. Ít gây xáo trộn nhất là đeo khẩu trang, xác định lại quy tắc hai mét, làm việc tại nhà nếu có thể và cải thiện hệ thống thông gió. Nếu Omicron thực sự có khả năng lây lan cao hơn Delta, thì những nỗ lực cần thiết để ngăn chặn nó lây lan sẽ phải vất vả hơn. Việc phong tỏa với quy mô ngày càng tăng, như mọi khi, là biện pháp cuối cùng khi những ca nhiễm làm quá tải hệ thống y tế.


Để tất cả những điều này mang lại hiệu quả, các chính phủ cần biết khi nào cần hành động. Và điều đó phụ thuộc vào việc hiểu biến thể mới đang lây lan như thế nào. Các chính phủ đã phạm phải những sai lầm trong mọi giai đoạn của đại dịch này. Nhưng sai lầm mang tính lặp đi lặp lại là hành động quá muộn, khi các ca nhiễm đã nằm ngoài tầm kiểm soát. Với Omicron, Nam Phi đã mang thời gian cho chúng ta nhưng các chính phủ sẽ đối phó như thế nào?

Theo The Economist
38 bình luận
Chia sẻ

Xu hướng

Con chót bảng đáng sợ.
@cosmos47 Con đáng sợ là con mà người ta không dám nhắc tới đó
@tamnguyen072 "kẻ mà ai cũng biết"
@cosmos47 con chót là virus chúa rồi 😆)
Thuốc tốt nhất là thuốc sớm nhất, anh Tàu chắc có thuốc rồi, em Đông Lào không phải lo nhé
Con Xi là nguy hiểm nhất vì méo thằng nào dám đặt tên cho nó haha
Kin_92
TÍCH CỰC
2 năm
@viettien_milo Trùng tên ai vậy bác?
@Kin_92 Xi jinping tập cận bình.
@Kin_92 Bình hí
Chủng Nam Phi đáng sợ, rồi mu, delta ++ gì đó nghe dọa vài lần rồi nhưng chủng Delta vẫn đang thống trị toàn cầu.
Biến thể có tốc độ lây lan càng cao thì độc lực càng giảm.

https://www.facebook.com/100013119784675/posts/1369303810183599/?d=n
n3_bmt
TÍCH CỰC
2 năm
@hakuruno Có khi nào đây là loại vắc xin tự nhiên giúp con người khống chế covid
zoro1tuoi
ĐẠI BÀNG
2 năm
@n3_bmt Con Omicron có tốc độc lây nhanh mà độc lực giảm lại còn có đa dạng các gen gai thì chẳng phải là siêu vắc xin free hay sao mà đóng cửa 😁
Mình cứ liên tưởng đến truyện Hoả ngục của Dan Brown. Phải chăng là một mưu đồ điều chỉnh dân số thế giới thông qua virus của ai đó...
@Cookie210206 Tui cũng nghĩ như bạn.kkk
Hornet600
TÍCH CỰC
2 năm
@Cookie210206 Đỡ tốn kém và tàn phá hơn cuộc chiến tranh thế giới.

Nhưng chưa đủ thành công bằng cách của tập đoàn Umbrella
Metal 3338
ĐẠI BÀNG
2 năm
@Hornet600 Và xẽ xuất hiện Alice plus để tiêu diệt kẻ tạo ra virus?
Việt Nam giờ đang nằm top BXH ĐNÁ, cỡ mà con Xi virus này về nữa chắc vỡ trận tiếp... hic
Nhanh trí cử người qua điều tra, nếu thấy độc lực giảm và tỷ lệ R0 cao thì chủ động mang nó về thả luôn cho máu
Băn khoăn lớn nhất là tại sao mod đổi nick từ Khánh Khát Khao thành tên này ạ :eek:
@Hassler cho dễ gần và dễ đọc ấy!
Nếu độc lực nhẹ, nhưng lây mạnh thì chắc sớm mdcđ vì con Omicron này quá
noMacLe
CAO CẤP
2 năm
Đừng lặp lại sai lầm là nhập vaccine tq về nữa.
dvtung0103
ĐẠI BÀNG
2 năm
Theo dõi tình hình dịch bệnh Covid 19 cứ như đang xem ai đó Lai Chym chơi Plague Inc vậy. Kinh dị thật 😢
Trong các quy tắc chống dịch thì cái khoảng cách 2m là cái vô lý, bất khả thi, và nực cười nhất mình từng nghe đc.
@AZwarrior Đúng là óc trẻ trâu.
Mình thì nghĩ càng lây lan nhanh thì độc lực càng giảm. Tư nhiên có cơ chế vận hành rất tuyệt vời và cân bằng. Nói khách quan thì chính nỗ lực tạo ra vaccine hay chữa bệnh bằng thuốc của con người là sự thúc đẩy cho các căn bệnh đáng sợ hơn xuất hiện 😁 mình cũng ghét bọn anti-vaccine lắm nhưng ghét mấy thì ghét trong 100 điều chúng nó tuyên truyền láo cũng có 1,2 điều có lý và thuyết phục ^^
cần dẹp hết báo chí chứ làm gì
chả làm gì được, sẽ bùm thôi
Hornet600
TÍCH CỰC
2 năm
Có hàng trăm phân tử trên cầu gai của virus corona nhưng với biển thể mơi này đã khoảng hơn 30 đột biến so chủng gốc. Nó nguy hiểm hơn, chết chóc hơn., dễ lây hơn..? vẫn chưa rõ.

Nhưng nhân loại đã tiến hóa cả triệu năm và đã trãi qua rất nhiều cơn đại dịch nên chủng corona này cũng sẽ thoái trào thôi. Hiện nay cac nhà khoa học đã có vacxin và hiểu rất rõ về virus corona này.

Chẳng qua tâm lý của tất cả mọi người muốn chấm dút nhanh đại dịch để trở về cuộc sống bình thường trước đây nên cảm thấy hoang mang, lo lắng , thất vọng ...trước đột biến này.
open0
CAO CẤP
2 năm
Tiêu diệt kẻ tạo ra china virus
Sợ quá

Xu hướng

Bài mới









  • Chịu trách nhiệm nội dung: Trần Mạnh Hiệp
  • © 2024 Công ty Cổ phần MXH Tinh Tế
  • Địa chỉ: Số 70 Bà Huyện Thanh Quan, P. Võ Thị Sáu, Quận 3, TPHCM
  • Số điện thoại: 02822460095
  • MST: 0313255119
  • Giấy phép thiết lập MXH số 11/GP-BTTTT, Ký ngày: 08/01/2019