Nhập môn PHÍM CƠ, bắt đầu từ đâu?

2/12/2021 11:41Phản hồi: 206
Nhập môn PHÍM CƠ, bắt đầu từ đâu?
Chào mọi người, hôm nay mình xin chia sẻ đến mọi người những kiến thức về bàn phím cơ mà mình đã tích lũy được. Vào luôn nhé.

*Bài viết là kiến thức cá nhân của mình, mong được các “đồng phím” góp ý thêm ạ.
*Bài không đề cập các kiến thức nâng cao của mảng phím custom.

1. Kích thước bàn phím

Một bàn phím cơ bản sẽ có những phần như sau:


82199.image0.jpg

1. Phím chức năng (Function keys): những phím chức năng được kí hiệu từ F1 - F12.
  • Hàng phím này sẽ cần thiết cho những bạn làm lập trình (ví dụ trong Visual Studio Code thì phím F3 dùng để tìm kiếm, F5 dùng để Debug), hoặc các bạn chơi game (ví dụ trong game Dota 2 thì F1 để camera chuyển đến tướng đang chơi, F7 là để gà mang đồ lên cho tướng).

2. Phím ký tự (typewriter keys): những phím để nhập liệu văn bản, chắc chắn là bàn phím nào cũng phải có rồi.

3. Phím điều hướng (cursor control keys): các phím mũi tên, phía trên sẽ có thêm các phím chức năng như: Insert, Delete, Home, End, Page Up, and Page Down

4. Phím số (numeric keypad): các phím giống như một chiếc máy tính, dãy phím này là thiết yếu cho các bạn làm công việc tính toán như ngân hàng, kế toán.

Ok giờ các bạn cần xác định nhu cầu, sở thích và cách thức sử dụng để chọn kích cỡ bàn phím cơ cho phù hợp.

1. Full-size

fullsize.jpg


Đúng như tên gọi, bàn phím loại này là “full-option”, có đủ tất cả các phím.
  • Ưu: phục vụ mọi ngành nghề.
  • Nhược: to bự, phù hợp để cố định ở nhà hoặc cơ quan.

2. TKL (Tenkeyless/ 80%)

tkl.jpg

Quảng cáo




Bàn phím TKL được lược bỏ phần phím số nên tối ưu hơn về kích thước.
  • Ưu: gọn hơn full-size, có thể bỏ ba lô đi làm.
  • Nhược: thiếu hàng phím số nên sẽ không phù hợp cho các bạn làm công việc tính toán nhiều.

3. 75%

1631955618753.147514765456908775694664-devtty.jpeg


  • Ưu: các phím điều hướng được sắp xếp gọn hơn bàn phím TKL, đây là kích cỡ đáp ứng được tiêu chí gọn nhưng vẫn phục vụ được các công việc cần có dàn phím chức năng (Function Keys) như lập trình viên hoặc game thủ.
  • Nhược: không được đẹp (theo quan điểm cá nhân mình)

4. 65%

118765979_438819300393099_164768470357037726_n.jpg


Bàn phím NJ68 (68 phím) + keycap Leopold 980 màu cháo lòng

Quảng cáo



Đây là kích thước được làm tối giản từ 75% qua việc lược bỏ phần phím chức năng (Function Keys).
  • Ưu: gọn gàng, linh động, dễ dàng bỏ ba lô mang đi làm, kích thước cân đối nên dùng trang trí bàn làm việc rất ổn.
  • Nhược: do đã loại bỏ hàng phím chức năng nên các bạn lập trình viên hoặc game thủ sẽ hơi khó chịu khi sử dụng 😁
DSC05945.jpg
Leopold 660M Sweden (66 phím loại bỏ đi các phím Page up và Page Down)

*Còn rất nhiều style bàn phím có kích thước tối giản hơn, độc lạ hơn nhưng trong khuôn khổ bài viết này mình chỉ xin đề cập 4 loại cơ bản như trên. Các bạn có thể bổ sung thêm ở phần comment nhé.

Các bạn cũng cần chú ý độ cao của bàn phím khi đặt tay lên, xem là có cần phải kê thêm không, mình thì không thích miếng kê nên không chọn những phím quá cao.
5670938_Glorious_GMMK_Pro_tinhte_cuhiep7.jpeg
Anh Hiệp và bàn phím Glorious GMK Pro (dùng kê cổ tay)

DSC05863-1_converted.jpg
Mình dùng Leopold 660M không dùng kê cổ tay

2. LED

Nếu bạn có nhu cầu sử dụng phím có LED để làm việc ban đêm thì đây là phần bạn cần lưu ý trong thông số của phím cơ khi mua, các tùy chọn cơ bản sẽ là: LED RGB, LED đơn sắc và không có LED.


5406471_tinhte_keychronK3_16.jpeg
Keychron K3 phiên bản LED RGB


Những bàn phím có trang bị LED RGB thường sẽ có nhiều chế độ hiển thị LED khi chúng ta gõ, các bạn có thể xem video Tinhte trên tay Keychron K3 (phút 11:10).
DSC05950.jpg
Một ưu điểm của bàn phím có LED là có thể kết hợp với các keycap Artisan xuyên LED. Bàn phím Leopold 660M của mình chỉ có LED đơn sắc đỏ ở hai nút Caps Lock và Insert.

3. Kết nối


1. Có dây

Các loại phím cơ có dây có chuẩn kết nối khá đa dạng, sau đây là những loại mình đã dùng qua:


  • Akko 3087: dùng kết nối USB A to USB C, loại kết nối này rất phổ biến nên dễ dàng thay dây type C to C để dùng cho Macbook, không phải dùng đầu chuyển đổi.
  • Leopold 660M: dùng kết nối USB A to mini USB, loại này dùng đầu mini USB nên tìm mua dây type C to mini USB khá cực, mình chỉ tìm được hai hãng là Ugreen và Filco.
DSC05920.jpg
Cổng mini USB trên Leopold 660M
DSC05921.jpg
Dây Type C to mini USB đầu chữ L của Filco

DSC05918.jpg
Thay dây Type C thì phối với Macbook sẽ gọn gàng hơn, không cần phải dùng đầu chuyển đổi.

Sử dụng phím cơ có dây thì lợi ích là đảm bảo về tín hiệu và không cần quan tâm về pin, tuy nhiên nếu bạn nào xài Macbook Pro M1 như mình thì khi dùng phím cơ + cắm sạc thì máy sẽ hết cổng, muốn sạc điện thoại phải sạc riêng.

2. Không dây (Bluetooth)

Hiện tại trên thị trường các dòng phím cơ hỗ trợ kết nối không dây (Bluetooth) đã cực kỳ phổ biến. Dòng phím này sẽ có hai loại là dùng pin sạc và pin tiểu.


118765979_438819300393099_164768470357037726_n.jpeg
Mình đã dùng qua bàn phím NJ68 có kết nối Bluetooth 5.0, pin 3100 mah, kết nối rất nhanh, bật công tắc là có thể dùng được ngay và pin dùng liên tục thì khoảng 2 tuần mình mới phải sạc.

5101009_cover_trentay_filco_minila_r_covertible.jpeg
Filco Minila-R Convertible
5096729_Minila_R_Convertible_Tinhte_trentay-10.jpeg
Filco Minila-R Convertible dùng 2 pin AAA

Các bạn có thể xem bài Trên tay Filco Minila-R Convertible | Tinh tế (tinhte.vn)

4. Switch

Đây là phần làm cho chiếc phím cơ khác biệt và mang lại cảm giác “nghiện” cho người gõ.


*Trong khuôn khổ bài viết nhập môn, mình xin phép không đi quá sâu về cấu tạo và các thuật ngữ của Switch để các bạn mới chơi dễ theo dõi hơn.
DSC05938.jpg
Các bạn có thể hình dung đơn giản Switch là những chiếc công tắc nằm bên dưới phím. Khi chúng ta gõ thì những chiếc công tắc này sẽ “bật-tắt” để gửi tín hiệu cho máy tính về phím chúng ta đang nhấn.

Tùy vào cấu tạo của mỗi loại Switch sẽ cho ra cảm giác gõ (độ nặng, nhẹ khi gõ) và âm thanh phát ra khác nhau. Có 3 loại Switch cơ bản nhất gồm:

1. Linear:
  • Cảm giác gõ: không có khấc, nhấn phím trơn tuột.
  • Âm thanh: nhỏ, thích hợp các bạn gõ phím ban đêm hoặc thích yên tĩnh.
2. Tactile:
  • Cảm giác gõ: có khấc, nhấn cho cảm giác rõ ràng hơn linear.
  • Âm thanh: vừa phải, thích hợp các bạn gõ văn phòng.
3. Clicky
  • Cảm giác gõ: có khấc, nhấn cho cảm giác cực kỳ rõ ràng.
  • Âm thanh: to và ồn, thích hợp các bạn có phòng riêng, game thủ.

*Chú ý: Mình chỉ mô tả khái quát, chọn lựa Switch KHÔNG nên đọc hay xem video review trên mạng mà nên đến trực tiếp cửa hàng hoặc giao lưu với người chơi phím để trải nghiệm trực tiếp.
DSC05930.jpg
Từ trái sang → Kailh Linear Cream → Kailh Box Jade (Clicky) → Holy Panda Tactile

Giờ mình mời các bạn xem video Sound Test 3 loại Switch trên nhé, mình sử dụng những Switch mình sưu tầm được.


Trên thị trường có rất nhiều hãng làm Switch và phổ biến nhất là các Switch từ Cherry và Gateron. Nếu là người mới chơi, mình khuyến khích các bạn chọn các bàn phím có Cherry Switch để trải nghiệm cảm giác ban đầu về phím cơ. Switch của Cherry sẽ phân loại theo 3 màu cơ bản gồm: Linear (Red Switch), Tactile (Brown Switch) và Clicky (Blue Switch).
DSC05943.jpg
Cherry Brown Switch trên Leopold 660M

5. Mạch (PCB)

Một điểm lưu ý là sẽ có hai loại bàn phím: 1 loại mạch không thay nóng được (chỉ có thể rã hàn), 1 loại là mạch thay nóng (Hot Swap) cho phép chúng ta tùy biến Switch theo sở thích.


1. Không có Hot Swap

DSC05944.jpg


Bàn phím Leopold 660M của mình sử dụng Brown Switch của Cherry, không Hot Swap được, muốn thay Switch phải rã hàn.

2. Có Hot Swap

118825780_345803303125453_5122026664000506958_n.jpg


Chiếc phím NJ68 của mình thì mạch có HotSwap nên có thể tháo và thay Switch khác vào để trải nghiệm, các bạn còn có thể thay nhiều Switch khác nhau cho cùng một bàn phím, mình thích để nút Backspace là Linear Switch, phím mũi tên là Clicky còn lại thì để Tactile.

6. Keycap

Keycap là bộ phận quan trọng quyết định trải nghiệm gõ phím, mình sẽ phân tích những điều cơ bản cần lưu ý.


1. Chất liệu của Keycap và công nghệ xử lý kí tự

DSC05934.jpg


Từ trái sang → MT3 (ABS) → NJ68 Stock (PBT Dye-sub) → Leopold 660M Stock (PBT Double shot)

Các chất liệu dùng làm keycap:
  • ABS (Acrylonitrile Butadiene Styrene): keycap làm từ nhựa ABS, màu sắc loại này tươi tắn nên các nhà sản xuất làm ra rất nhiều bộ keycap ABS bắt mắt. Nhược điểm là bề mặt dễ bóng và dễ bám mồ hôi.
  • PBT (polybutylene terephthalate): keycap làm từ PBT - chất liệu cứng và bền, màu sắc ít bị xuống sắc theo thời gian. Nhược điểm là màu sắc sẽ không tươi tắn như ABS.

Công nghệ xử lý ký tự:
  • In nổi: phương pháp đơn giản nhất, màu sẽ được in trực tiếp lên keycap để tạo ra ký tự, kí tự được in bằng công nghệ này thường khá dễ bay màu.
  • PBT Dye-sub là công nghệ dùng nhiệt để làm cho mực thấm sâu vào keycap, keycap được xử lý bằng công nghệ này sẽ khó bay màu.
  • PBT Double shot: keycap sử dụng khuôn đúc 2 lớp. Thay vì in kí tự lên keycap, kí tự được đổ khuôn và đúc bằng nhựa màu, phần còn lại của keycap được đúc quanh kí tự đó bằng nhựa màu khác. Ưu điểm của phương pháp này là kí tự trên keycap sẽ không bao giờ có thể bị mờ, đồng thời double-shot keycap cũng tạo được độ tương phản màu cao do màu của kí tự không bị ảnh hưởng bởi màu của bề mặt keycap.
DSC05933.jpg
Phím Space của Keycap Stock Leopold 660M được lót một lớp xốp nên gõ dịu và êm hơn so với phím Space thường.

*Một thông tin mình tìm hiểu được khi chơi trên group phím cơ đó là những keycap stock của các bàn phím Leopold rất được săn đón vì chất lượng cao và cảm giác gõ tốt. Mình đã từng xem một post đăng bán bộ Keycap Leopold Sweden mà mình đang dùng với giá rất cao.

Cảm giác gõ và âm thanh của Keycap khác chất liệu tất nhiên cũng khác nhau, mình không miêu tả cho các bạn được, khuyến khích mọi người đến cửa hàng hoặc tham gia các hội nhóm để trải nghiệm trực tiếp nhé.

2. Profile của Keycap

Hiểu nôm na là độ cao của Keycap (mình chỉ nêu những profile mình đã trải nghiệm, mọi người có thể góp ý thêm ở phần comment nhé)


DSC05936.jpg
Từ trái sang → MT3 profile → NJ68 Stock (cherry profile) → Leopold 660M Stock (low profile)

Độ cao và độ nghiêng mặt keycap sẽ tạo ra trải nghiệm gõ phím rất đa dạng.
DSC05947.jpg
Keycap stock của Leopold 660M, khá thấp vì là low profile

DSC05940.jpg
MT3 profile thì cao hơn nhiều nhưng mình gõ thoải mái mà không cần phải kê cổ tay

3. Artisan Keycap

Đây là phần làm nhiều anh em mới chơi keycap ngạc nhiên khi lần đầu tiếp cận, một cái keycap giá bằng hoặc hơn cả bàn phím!


DSC05925.jpg
The Great Ducky - Artisan Keycap mình mua từ Dwarf-Factory (một studio Việt Nam) giá là 55 USD (~1tr 250 nghìn), phím Leopold 660M của mình giá là 2.5tr → con vịt bằng nửa con phím luôn rồi!

4970230_cover_Artkey_Scarlet_Sirius.jpeg
Artkey Scarlet Sirius: 70 USD của anh Hiệp (Artkey là một studio của Việt Nam)

DSC05949.jpg
Điều làm nên sự đặc biệt của keycap Artisan là chúng được chế tác thủ công và không bán đại trà. Để sở hữu một keycap Artisan:
  1. Bạn phải mua ngay thời điểm nó ra mắt, vì nếu được bán hết thì sẽ phải chờ đợt sau hoặc phải mua lại giá cao.
  2. Có keycap bán theo event, người bán sẽ chỉ sản xuất 10 cái chẳng hạn và quay số trong những người đặt mua, ai nhân phẩm tốt thì mới mua được.

Mình sẽ có bài viết đi sâu hơn về quá trình một keycap artisan được tạo ra, mọi người đón xem nhé ^^
DSC05926.jpg
DSC05945.jpg
Keycap Artisan sẽ tạo nên điểm nhấn đặc biệt cho bàn phím.

7. Kết

Phím cơ là cả một thế giới với rất nhiều điều thú vị phải không, mình có một mẹo nhỏ cho các bạn mới đó là hãy vào những cộng đồng chơi phím cơ trên Facebook để đọc bài, giao lưu và trải nghiệm tận tay các bàn phím cơ mà các bạn thích. Hãy trải nghiệm thật nhiều loại, nhiều thương hiệu, Switch và Keycap trước khi ra quyết định mua vì thú chơi này tốn kém lắm nha.


Mình hy vọng những chia sẻ trong bài viết sẽ hữu ích cho mọi người ạ ^^

Nguồn ảnh: 1, 2
206 bình luận
Chia sẻ

Xu hướng

Realforce R3.
Chân ái của mình, Topre switch silent, chỉnh được hành trình, chỉnh được lực nhấn, Bluetooth 4 thiết bị + USB-C, pin con ó. Có tặng foam lót luôn.
Có bản full size và màu đen cho thím nào có nhu cầu.
Không có đèn nên thím nào thích 7 màu thì cân nhắc.

Cá nhân mình thì đã bán hết phím cũ, vì thấy không xài giữ lại cũng lãng phí.
2021-11-16_20-30-23_306.jpg
@nnkjsc 4 kết nối BT và 1 kết nối type C, made in japan
@thantrunghieubn Hic, 10 tuổi chưa chơi được loại này cụ ơi :'(
@nnkjsc
Cười vô mặt
@nightwish47 bác ơi còn bán ko ạ?
minhdang03
ĐẠI BÀNG
2 năm
Bữa h định mua 1 em cho mac mà nhìn mù mắt luôn. Ở sg có show room trãi nghiệm k bác
@minhdang03 Cắm dây xài bình thường thôi
htux
CAO CẤP
2 năm
@minhdang03 Mac thì mình đang dùng 2 con. Filco minila r thì có tích hợp keycap + switch sang layout macos. 1 con mx keys mini for mac để gõ êm ái & có đèn nền. Con pc đc bonus thêm con leopold fc660m màu sweden như chủ bài viết
@qsangp Leo với Filco đợt rồi Hà Nội tìm mòn mắt luôn không đâu có hàng, thế mới tài chứ lị, toàn akko này nọ :'(
@nnkjsc Filco ở HN qua Playzone thiếu giề? 😁 mình cũng mua ở đó mà
Lưu lại mới được
agram3ooo
TÍCH CỰC
2 năm
@mrthanh213 Nghiện cái gì tốn tiền cái đấy.
Tránh xa ra nếu ko muốn tốn xèng bác ợ 😁
Tung-DT
ĐẠI BÀNG
2 năm
@agram3ooo nghiện là dở rồi ;p
iiiiiiiiiiiiiiiiiii
ChrisDv
ĐẠI BÀNG
2 năm
Một niu-bi như em thì chân ái stock cũng là em Leo ghẻ 😁
20211202_222629.jpg
@CHAUDVB Hẳn là Leo ghẻ, thua mỗi đội custom với topre =))
ChrisDv
ĐẠI BÀNG
2 năm
@nnkjsc haha, custom cũng nhiều phân khúc lắm r bác, em cũng mới nhập môn custom ddc vài tháng.
F538FDE6-D312-4787-BF0E-EA17F7CFD029.jpeg
Nhập môn phím cơ nhưng Led lại đứng trước switch với keycap
switch linear âm nhỏ
ôi đọc xong mà muốn trầm cảm
@Unreasonable Player G Dạ em không quá chuyên mảng này ạ, những cái chuyên sâu hơn nếu được nhờ bác chia sẻ ạ, em chỉ đưa ra cái nhìn khái quát từ kinh nghiệm của em, nếu dc bác có thể chia sẻ kinh nghiệm để em và mọi người cùng học hỏi ạ.
@Unreasonable Player G Về switch em chỉ phân biệt cơ bản ạ. Em cũng có ghi chú là mọi người nên trải nghiệm trực tiếp, chọn lựa switch không nên xem review hoặc video.
@qsangp đoạn đó em có đọc bác ơi, nhưng bác chỉ nên dừng ở những cái thuộc về đặc tính kĩ thuật của con switch: housing, lá đồng, lò xo, stem, còn âm thanh nó ảnh hưởng bởi nhiều thứ nên cần tách riêng ra
@Unreasonable Player G Dạ
phím cơ rắc rối quá, mình khôgn thể theo được. nen toàn đi mua cái nugowif khác làm sẵn
@cuhiep Giờ em cũng giống anh, mua cái có sẵn, không có thời gian để mày mò mấy món này nữa
patrick835
TÍCH CỰC
2 năm
@cuhiep cái nào sẵn mà khoẻ anh Hiệp ơi 😁
@patrick835 GMMK Pro hay bản thường, switch lubbed sẵn hết luôn, có núm encoder lắp vào dùng luôn, build ngon, xứng đáng bàn phím quốc dân.
@cuhiep Mình không biết nó có tác dụng gì hơn bàn phím thường?
Ko nên nghiện món này nha ae
tangocthien
ĐẠI BÀNG
2 năm
@nonut Thế thì bạn nhầm to. Một bộ bàn phím và chuột tốt sẽ giúp bạn làm việc hiệu quả hơn nhiều. Tình trạng đau mỏi cổ tay, cánh tay cũng giảm hẳn so với dùng chuột phím 1-200k
Một ngày bạn làm việc với bàn phím từ 8-10h, hà cớ gì lại không chọn một cái bàn phím tốt chứ?
@nonut Tinh tế họ chơi để kiếm tiền, chụp ảnh nền cho đẹp. Mấy bác lớn tuổi mà chơi cái này cũng kiểu người dị. Riêng m cũng 3x tuổi rồi, chưa bao giờ hứng thú cái này. Có gì đó trẻ trâu thật. Dùng chuột phím nào êm, gõ dễ là dc. Ngồi cạnh mấy ông lúc nào cạch cạch làm người khác khó chịu.
@tangocthien M ngày nào cũng 8-10 tiếng đây. Làm việc chứ đâu phải gõ chữ thuê đâu. Dùng phím mặc định laptop cũng rất ổn rồi.
tangocthien
ĐẠI BÀNG
2 năm
@nguyenbathanhtk4 Đấy là tại bác chưa dùng qua đồ tốt hơn thôi.
Trước mình cũng nghĩ như bác: bàn phím laptop + chuột 100k vẫn ổn… cho tới khi mình chuyển qua phím chuột loại xịn hơn
Mình cũng không cần chơi bời j như trong bài, cứ nhắm budget bao nhiêu rồi chọn một con phím tốt trong tầm giá về dùng thôi
@ZeroITP Còn nhớ đợt A trúng Sokratis (Wicked) qua kèo raffle của GSK còn có người cho rằng ko ai tham gia nên việc A trúng là đương nhiên đấy chú. Giá như đây là sự thật để A thường xuyên được sở hữu nhiều nút hơn nữa của mấy team như này 😁
 Sent from CRAZYSEXYCOOL1981 using BlackBerry Athena 
Screen Shot 2021-12-05 at 14.56.47.jpg
Screen Shot 2021-12-05 at 14.56.47.jpg
@ZeroITP Cụ thể trong link dưới nè chú, đợt 7/10/2021 vừa qua 😁
 Sent from CRAZYSEXYCOOL1981 using BlackBerry Athena 

https://tinhte.vn/thread/lan-dau-trong-doi-trung-raffle-cua-gsk.3414479/

Lần đầu trong đời trúng raffle của GSK | Viết bởi crazysexycool1981

Lần đầu trong đời trúng raffle của GSK Đêm qua mình điền vu vơ thế nào lại trúng kèo Sokratis (Wicked), đã vậy còn trúng ngay phiên bản colorway vô cùng hợp gu, hơm nhẽ lại cất công chia sẻ thêm một bài viết nữa lên Tinh Tế về việc trúng raffle sau…
tinhte.vn
@crazysexycool1981 Nhưng đủ tiền thì chốt
hungnvpro
TÍCH CỰC
2 năm
@americanoda Toàn làm màu khoe khoang vớ vẩn thôi bác
Cười ra nước mắt
ai la ai
ĐẠI BÀNG
2 năm
Đang định dấn thân vào mà đọc xong hoang mang quá. Thời gian đâu? Tiền đâu? hihi
inGodz
ĐẠI BÀNG
2 năm
@ai la ai Ko có thời gian thì có thể nhờ thợ build giùm, mod giùm. Nhưng ko có tiền thì no hope :v
Heisenb3rg
TÍCH CỰC
2 năm
@ai la ai nó có 2 dòng:
- dòng để gõ
- dòng để làm màu
để gõ thì đơn giản, phím cơ loại nào cũng dùng đc (ngon) cả. mua cái setup sẵn, loại rẻ nhất gõ cũng ngon.
còn để make color thì vô cùng, không có đáy. dư tiền + thời gian thì chơi.
Mình bữa giờ cũng nghiên cứu vụ này, ngân sách khoảng 3-4tr, công việc ít dùng Function Keys và phím số nên chọn layout 65%, có Bluetooth, dùng pin AAA (hết thì thay, khỏi lo sạc, lo chai pin), Keycap stock PBT ngon, mua về dùng luôn nên cuối cùng cũng nghía được em Leopold FC660MPD, Cherry brown switch.
Lúc đầu cũng định chọn hãng Filco mà thấy Keycap nhựa ABS, rồi Bluetooth 3.0, cổng micro usb nên bỏ qua luôn (chắc do Nhật bảo thủ chậm cải tiến công nghệ)
Leopold FC660M-BT-Blue-Grey-(5).jpg
hachito
ĐẠI BÀNG
2 năm
@nuhuta Thực ra dùng quen thì sướng hơn mấy cái bàn phím thông thường nhiều, tận dụng hết chức năng của phím Fn. Mỗi tội khó chơi keycap. Lúc đầu tôi cũng dùng Akko rồi Leopold. Nhưng qua con này thì dùng lại mấy em kia thấy gượng gượng. Giờ mấy con kia chả dùng mấy.
Cười mặt nồi
@nuhuta Mình cũng thích kiểu dáng con này lắm. Lần đầu mình sở hữu 1 con nhưng bỏ sau 1 thời gian vì vụ phím điều hướng, sau đó phát hiện dùng power toys trên windows map lại phím là dùng lại ngon như thường. Đã nghĩ đến chuyện mua lại nhưng rồi lại từ bỏ vì con này không hot swap được. Sau khi đã dùng qua một số loại switch rồi thấy 4 lựa chọn switch của cherry căn bản không thể thỏa mãn được nên chạy đi mua mấy con hot swap về tự mod lại cho sướng.
@gauto988 con HHKB type S tớ vừa mua được vài ngày cũng đang dùng BT 4.2. Nhật người ta tính giỏi lắm, Dùng cho bàn phím thì chuẩn này là ổn rồi, ko nhất thiết là 5.0 vs 5.1 đâu. bạn dùng Filco gõ rất thích, nhưng Leopold bản 980c hoặc 660c switch topre gõ sướng lắm.
@thantrunghieubn Co gi ma tinh gioi dau ban, do ho bao thu thoi 😁. BT5.0 thi hon o power efficiency voi latency, ngoai ra fast connect nua. Nhung neu khong yeu cau qua khat khe thi BT4.2 cung duoc, nhung minh tuyet doi k chon ban phim BT3.0 vi no khong co Low energy connection.
Đúng cái mình đang tìm 👍
_ Ngoài Cherry và các biến thể, còn có kha khá loại switch khác, ví dụ Topre, Buckling Spring etc 😆
Cười vô mặt
888.888
TÍCH CỰC
2 năm
Hy vọng sang năm, đổi phím. Mấy bàn phím trên đẹp quá
2021-11-30 22_42_24-Greenshot.png
farcry2708
TÍCH CỰC
2 năm
Kinh nghiệm qua nhiều năm chơi game với bàn phím cơ, mình rút ra cách build cho từng phong cách chơi riêng mình như sau:
1. Chuyên fps: nên chọn swich linear cho tốc độ nhanh, và đỡ mỏi trong việc chơi liên tục trên 3 tiếng.
2. Chuyên game liên quân hoặc tương tự: chọn swich tactile hoặc nếu ở phòng riêng thì swich clicky ( nhưng khuyến khích chơi tactile vì khi dùng các phím vào combo gõ liên tục tiếng clicky to nên dễ bị phân tâm)
3. Còn dùng ở văn phòng thì chơi linear hoặc tactile đỡ ảnh hưởng người xung quanh.

Mình đang chơi bộ rk G68 mod full dùng swich panda glorious tactile, mih chuyên chơi cod nên phải thay 4 phím wasd bằng swich linear để đỡ mỏi. Con này ngon nhất trong tầm giá và đa năng với hầu như tất cả thiết bị hiện nay: kết nối pc, tablet, Ps4.
thecheetah
ĐẠI BÀNG
2 năm
@nospecial Cá nhân mình nghĩ là kailh box white sẽ phù hợp nhu cầu của bác. Cơ mà đã clicky thì nhỏ cỡ nào cũng là clicky 😆
mr.binhnq
ĐẠI BÀNG
2 năm
@farcry2708 tư vấn giúp mình con nào fullsize, không dây, kết nối đa thiết bị thì tốt, kinh phí tầm 6-8tr trở xuống
@farcry2708 thím có tham gia hội voz bàn luận về phím k cho e xin link
farcry2708
TÍCH CỰC
2 năm
@KiD Performan không bác ơi, tự chơi tự tìm tòi rồi mod ra cái bàn phím phù hợp với mình thôi
Bác viết bài có sự phân chia nhưng thực sự thì kiến thức mang lại hời hợt quá. Mà đã ko hiểu sâu mà viết thì là ko có tâm đâu. Cũng ko thể lí do "chia sẻ để đc chia sẻ lại" hay " dành cho người cần ai ko cần thì bỏ qua". Cái này ko thể viết theo kiểu múa bút hay "cảm nhận cá nhân" để đánh lận con đen đc đâu. 1 là 1 2 là 2, cái A hơn cái B ở điểm X. Chỉ vậy thôi.
hieu106
ĐẠI BÀNG
2 năm
keycap hịn quá bác
RK100 giá 800k làm quen rồi từ từ lên cao hơn như Akko, ...
Tôi lại chỉ chơi 60% cho tiện mang đi. Dù ít khi mang đi.
58B92A5A-1240-4FAB-A932-474BB8C36A1B.jpg
hanzu292
ĐẠI BÀNG
2 năm
@wink numpad mua ở đâu vậy bro?
@hanzu292 Tôi đặt riêng thôi, của 1 cậu trên group Mech tên là Nguyễn Xuân Khánh.
itlegend007
ĐẠI BÀNG
2 năm
@wink mình xin info quả phím với bác ơi, cu te hột me quá 😆
@itlegend007 Phím Mojo60 Moss.
Nên mua trên taobao cho rẻ hơn khoảng 3.7tr + - tiền ship cân nặng.
Mua quốc tế link Melgeek Mojo giá cỡ 4.5tr.
Mà nên mua cái Mojo60 ember để có hotswap. Con Moss chỉ có lớp vỏ ngoài đẹp kiểu Cosmo (Nasa) thôi.
latoan339
TÍCH CỰC
2 năm
Ngon, bổ, rẻ
Mua về dùng thôi chứ chẳng có nghiện ngập đau khổ gì cả.
2EE166AC-6C51-4E80-ABCF-E8DDEB4825D1.jpeg
gbambooking
ĐẠI BÀNG
2 năm
@latoan339 Xin info con này bác ơi
latoan339
TÍCH CỰC
2 năm
@gbambooking Akko 3087 bác ơi

Xu hướng

Bài mới









  • Chịu trách nhiệm nội dung: Trần Mạnh Hiệp
  • © 2024 Công ty Cổ phần MXH Tinh Tế
  • Địa chỉ: Số 70 Bà Huyện Thanh Quan, P. Võ Thị Sáu, Quận 3, TPHCM
  • Số điện thoại: 02822460095
  • MST: 0313255119
  • Giấy phép thiết lập MXH số 11/GP-BTTTT, Ký ngày: 08/01/2019