Viscose - loại vải "thân thiện với môi trường" đang làm gia tăng tình trạng chặt phá rừng nhiệt đới

_vphlinh_
16/12/2021 4:48Phản hồi: 34
Viscose - loại vải "thân thiện với môi trường" đang làm gia tăng tình trạng chặt phá rừng nhiệt đới
Vải viscose (hay còn được gọi là vải rayon) thường được quảng cáo là một loại vải đáp ứng xu hướng sản xuất và sử dụng nguyên vật liệu bền vững, tốt với môi trường. Thế nhưng, một cuộc điều tra gần đây cho thấy rằng, nhà cung cấp vải viscose lớn nhất thế giới tại Indonesia hiện đang là nguyên nhân chính làm đẩy nhanh và mở rộng nạn phá rừng ở nước này.

Các hình ảnh vệ tinh chụp tại rừng nhiệt đới ở Kalimantan tại Indonesia cho thấy, một trong những khu vực sản xuất vải lớn nhất thế giới, nơi cung cấp vải cho các công ty như Adidas, Abercrombie & Fitch và H&M..., hiện vẫn đang phá hủy liên tục các khu rừng nhiệt đới tại đây, bất chấp những cam kết ngăn chặn nạn phá rừng từng được đưa ra trước đó.

Viscose/rayon là một loại vải được làm từ sợi cellulose từ các loại cây như: bạch đàn, đậu nành, tre, mía,…Cấu trúc của loại vải này tương tự với Cotton, có đặc tính mềm mịn, thoáng mát, không đàn hồi. Vì loại vải này không được làm từ các sản phẩm hóa dầu nên thường được quảng cáo là một "lựa chọn xanh" so với các loại vải khác như polyester và nylon. Về lý thuyết, cây có thể được trồng lại hajwcc sinh sôi trở lại, và vải làm từ cây xanh có thể được phân hủy thành những loại vật liệu hữu cơ khác có thể tái sử dụng được, và thế là viscose rayon trở thành một lựa chọn tốt hơn, một loại nguyên vật liệu bền vững và thân thiện với môi trường, và tất nhiên nó được ưu tiên lựa chọn để sản xuất các loại quần áo và các mặt hàng như khăn lau trẻ em và khẩu trang.

vai.jpg
Một mẫu tơ viscose rayon nhân tạo được làm từ năm 1898, hiện đang được trưng bày tại Bảo tàng Khoa học ở London.

Thế nhưng, cách thu thập nguyên vật liệu để làm ra loại vải này chủ yếu là từ việc đốn cây, phá rừng, gây ra rất nhiều tác hại khác. Trong nhiều năm, phần lớn nguồn cung viscose rayon trên thế giới đến từ Indonesia, nơi các nhà cung cấp gỗ đã thực hiện vô số vụ phá rừng nhiệt đới tự nhiên già cỗi để trồng cây công nghiệp lấy nguyên liệu làm vải. Giống như các đồn điền trồng dầu cọ - một trong những nguồn gây ra tình trạng phá rừng lớn nhất ở Indonesia, quá trình sản xuất để lấy nguyên liệu làm viscose rayon khiến cho đất trở nên khô cằn, gia tăng trình trạng cháy rừng, từ đó dẫn đến các chuỗi ảnh hưởng tiêu cực như phá hủy môi trường sống của các loài động vật hoang dã, nhất là những loài có nguy cơ tuyệt chủng như đười ươi.


Các rừng cây công nghiệp nhân tạo này cũng hấp thụ ít CO2 hơn đáng kể so với rừng nhiệt đới tự nhiên. Một nghiên cứu được thực hiện và công bố trong năm 2018 cho thấy, mỗi ha rừng nhiệt đới bị đốn hạ và chuyển đổi thành một đơn vị đất công nghiệp sẽ thải ra môi trường một lượng khí carbon tương đương với chuyến bay của hơn 500 người bay từ Geneva đến New York.

rung.jpg

Vào tháng 04/2015, một trong những nhà cung cấp bột giấy lớn nhất của Indonesia, Asia Pacific Resources International Holdings Ltd. (APRIL), đã tuyên bố ngừng sử dụng gỗ từ các vùng đất than bùn và rừng nhiệt đới. Công ty này cũng hứa hẹn sẽ thực hiện việc trồng và thu hoạch cây sao cho hợp lý, thân thiện với môi trường hơn. Tuy nhiên, vào năm 2020, các nhóm hoạt động vì môi trường đã công bố một báo cáo có sử dụng dữ liệu vệ tinh, qua đó cho thấy các công ty trực thuộc APRIL vẫn liên tục thực hiện rất nhiều vụ phá rừng tự nhiên, bao gồm việc "dọn sạch" gần 73 km vuông rừng chỉ trong vòng 5 năm kể từ khi đưa ra các cam kết "có vẻ thân thiện" kia.

Bột giấy từ một số công ty được lấy từ Kalimantan sau đó sẽ được gửi đến một công ty chế biến ở Trung Quốc, nơi làm ra những loại vải thành phẩm, và tiếp tục được bán cho các thương hiệu lớn để lấy vải làm quần áo, hàng hóa (cho tới nay, APRIL vẫn đang phủ nhận những cáo buộc trên).

xe.jpeg
Xe tải vận chuyển gỗ lấy từ một khu rừng tại Bắc Kalimantan

Edward Boyda, đồng sáng lập Earthrise, người đã kiểm tra tính xác thực của các hình ảnh vệ tinh ghi nhận tại các khu rừng bị phá hủy, cho biết, Indonesia đã tự biến quốc gia mình, nơi từng là một trong những khu vực có tính đa dạng sinh học bậc nhất trên thế giới, trở thành một nơi mà về cơ bản “trông giống như một sa mạc sinh học”.

Indonesia đã phải trải qua tình trạng mất rừng nhiệt đới nghiêm trọng trong 20 năm qua, phần lớn là do nhu cầu trồng dầu cọ. Vào năm 2014, một nghiên cứu được công bố cho thấy, Indonesia là quốc gia có tỷ lệ phá rừng cao nhất trên thế giới. Một tin mừng có thể kể đến chính là, tình trạng chặt phá rừng bất hợp pháp đã bị kéo giãn và diễn biến chậm lại trong 5 năm qua nhờ một số tác động nhất định, bao gồm việc chính phủ thực hiện các quy định gắt gao đối với các nhà sản xuất dầu cọ. Đại dịch COVID-19 gây ảnh hưởng đến chuỗi sản xuất toàn cầu cũng đã làm chậm lại quá trình sản xuất và khai thác rừng tại đây. Tuy vậy, các nhà bảo vệ môi trường vẫn lo ngại rằng, nhu cầu về việc sử dụng bột giấy làm từ gỗ để làm giấy và vải (một phần do sự phát triển vượt bậc của ngành thời trang nhanh) - có thể sẽ thúc đẩy nạn phá rừng quay trở lại.

Theo Gizmodo, Nbcnews

Quảng cáo

34 bình luận
Chia sẻ

Xu hướng

Với tốc độ phát triển của loài người như hiện tại thì sự diệt vong của trái đất không còn xa.
@A0kiji Hầm đâu bạn? Chỉ cho tôi cái. Trái đất nó nóng thêm 5 độ nữa là loài người chết 70% rồi. Hầm đâu chui? Hay hầm đó chôn xác tập thể?
@p700i ở VN thì phân lô bán đất nền để làm nhà vườn và du lịch sinh thái cả rồi. Có ai đâu đủ tiền để mua miếng đất lớn để trồng cây như thế này chứ
bicooclee
ĐẠI BÀNG
3 năm
@p700i diệt vong của loài người b ơi, trái đất chỉ đang tồn tại 1 loài virus mang tên Loài Người mà thôi
Với khả năng sáng tạo của con người như hiện giờ thì sự tàn phá thiên nhiên ngày càng trầm trọng hơn
Cái cụm từ dùng từ vật liệu thân thiện với môi trường để các cty lách luật hay sao ta 😆.
Chủ yếu là do nhu cầu của con người thôi, còn dùng thì còn phải phá cái này, khai thác cái kia. Không có bất cứ nguyên liệu hay nhiên liệu nào là "xanh" cả, luôn có mặt tiêu cực. Không dùng vải từ dầu mỏ thì dùng vải từ phá rừng, cam kết xả thải carbon bằng 0 thì sản xuất thải các kim loại và khí độc hại khác, không đốt than thì ngăn sông làm thủy điện tàn phá hệ sinh thái,... Trước đây đã từng có bài về việc đồ thời trang không bán được dồn hết về Peru thì phải, hàng chục tấn mỗi năm bị bỏ phí, vì chạy theo lợi nhuận, sản xuất công nghiệp và tiêu dùng vô tội vạ. Lựa chọn tốt nhất là sống chậm lại, dùng ít đi, vừa đủ với cái mình cần. Nhưng như thế đi ngược lại với con người ham muốn không giới hạn, với kinh tế vốn dựa trên "văn hóa tiêu dùng". Phát triển kinh tế "bền vững" chỉ là ảo tưởng, vì phát triển là bỏ cũ làm mới, thì không bền vững được!
Phú1991
TÍCH CỰC
3 năm
Phải nói là thân thiện dùng chứ đâu có với môi trường
reduce > reuse > recycle
Thân thiện với môi trường là sau khi vứt đi thôi, chứ còn các khâu như sản xuất, sử dụng đâu có thân thiện? Chẳng có gì là thân thiện với môi trường 100% đâu, chỉ là chưa biết đến mặt trái của nó, cũng như năng lượng thôi, chẳng có năng lượng nào xanh sạch đẹp cả.
Các bạn thân thiện môi trường nên hiểu 1 điều, là ở nơi nào có thể trồng cây công nghiệp, thì trước đó tự nhiên đã trồng rừng mất rồi. Nên việc sản xuất cây công nghiệp, đi liền với việc phá rừng
Bạch đàn trồng nhanh mà
leopark121
TÍCH CỰC
3 năm
@toivaem986 Đọc bài đi.
đây là vấn đề của cty ,chớ ko fai bản thân visco
doanh nghiệp fai có quỹ đât để trồng cây công ngịp ngắn ngày
KH cũng tip tay cho những cty vải khi ko yêu cầu về nguồn cung vật lịu .ông có trồng cây ko ,có thì tui mua ,ko thì bye
Kỷ luật + Rút kinh nghiệm thôi. 700ha mà còn cười huề thì có mấy chục ngàn km2 bên đó chỉ là con muỗi
Vải "thân thiện với môi trường" giống kiểu áo lông thú ấy nhỉ 😆
Quần áo bây giờ mặc cho hợp mốt, nhiều bộ mặc 1-2 lần đã vứt nên lãng phí vô cùng. Hậu quả là đây!
@traithanhnam90 Chuẩn. Angelina đang lăng xê mặc lại đồ cũ. Đây mới tốt nè
Tiêu chuẩn kép thế, vừa muốn nó không có nguồn gốc hoá thạch, vừa muốn nó không phải từ gỗ sợi tự nhiên thì làm kiểu gì.
Muốn bảo vệ thiên thiên thì đúng ra phải hạn chế tiêu dùng thời trang tiêu dùng nhanh.
Chuẩn bị lên hành tinh đỏ ở rồi!
èo căng vậy, nếu phỉa chặt phá rừng thì liệu có được gọi là thân thiện môi trường
Hài
Thêm xe điện làm giảm co2 nhưng pin tỷ lệ tái chế hiện cực thấp. Sau lại thành 1 mối lo mới.
leopark121
TÍCH CỰC
3 năm
Ít ra nó còn phân hủy được. Còn việc chặt phá rừng thì không cản được. Lí do không đến từ loại vải này hay trồng cọ... tất cả đều vì tiền mà ra hết. Nếu quốc gia đủ giàu thì mới nghĩ tới các vấn đề về môi trường.

Xu hướng

Bài mới










  • Chịu trách nhiệm nội dung: Trần Mạnh Hiệp
  • © 2024 Công ty Cổ phần MXH Tinh Tế
  • Địa chỉ: Số 70 Bà Huyện Thanh Quan, P. Võ Thị Sáu, Quận 3, TPHCM
  • Số điện thoại: 02822460095
  • MST: 0313255119
  • Giấy phép thiết lập MXH số 11/GP-BTTTT, Ký ngày: 08/01/2019