Hạt vi nhựa thực sự đã có mặt khắp mọi nơi. Chúng đã được tìm thấy ở dưới đáy đại dương, sông ngòi, rừng rậm... và nghiên cứu gần đây cho thấy, vi nhựa cũng đã xuất hiện tại khu vực cao nhất của dãy Alps ở Châu Âu, nơi tưởng chừng không bị ảnh hưởng bởi sự ô nhiễm do con người gây ra.
Việc đáng chú ý không chỉ là nơi vi nhựa xuất hiện, mà còn là cách mà chúng đến được đó. Các nhà nghiên cứu tin rằng, những mảnh vi nhựa này đã được "đưa" đến dãy Alps từ những nơi xa xôi khác. Theo đó, những mảnh vi nhựa thường có trên những con đường cao tốc với mức độ ô nhiễm cao cũng đã xuất hiện ở tầng đối lưu - là khối không khí phía trên những đám mây tại khu vực dãy Alps. Steve Allen, một nhà khoa học môi trường tại Đại học Strathclyde ở Glasgow và là tác giả chính của báo cáo, cho biết, có thể những hạt vi nhựa này đã di chuyển xuyên lục địa và xuyên Đại Tây Dương để tới được đây.
Ảnh nghiên cứu về sự xuất hiện của hạt vi nhựa tại dãy Alps ở Pháp, bao gồm hình chụp scan các hạt vi nhựa thu thập được trong không khí
Nhóm nghiên cứu đã tìm thấy các mảnh vi nhựa tại Đài quan sát Pic du Midi nằm ở độ cao gần 3.050m trên dãy Alps tại Pháp. Trong vòng bốn tháng, họ đã hút không khí từ tầng đối lưu của Trái đất để tiến hành nghiên cứu và tìm những mảnh vật lạ (nếu có). Về cơ bản, họ sẽ nghiên cứu bất kỳ thứ gì không phải là không khí có trong khu vực tầng đối lưu này. Các nhà nghiên cứu đã thực sự phát hiện ra sự tồn tại của các mảnh vi nhựa trong lượng không khí này, và tính toán rằng cứ mối 4 mét khối không khí sẽ có khoảng 1 hạt vi nhựa lẫn trong đó. Họ đã sử dụng kính hiển vi laser để tìm ra loại nhựa xuất hiện đỉnh của dãy Alps là loại nào, và hầu hết các mảnh vi nhựa họ tìm thấy đều là các loại nhựa được sử dụng làm bao bì: polyme polystyrene hoặc polyethylene.
Allen cho biết, một số hạt vi nhựa nhỏ như tro núi lửa hay muối biển, và quá trình ô nhiễm không khí đã cuốn chúng lẫn vào bầu khí quyển. Các nghiên cứu chỉ ra rằng, hạt vi nhựa có trong biển cả đã lẫn vào trong không khí khi quá trình nước biển bay hơi diễn ra, và chúng cứ thế di chuyển trong không khí ở độ cao lớn hơn, và cứ thế hạt vi nhựa "được đưa đi" xa hơn, lên cao hơn. Điều này cho thấy, hành trình của hạt vi nhựa có thể không bao giờ có điểm dừng. Dù chúng có rơi hay đáp xuống ở đâu, chúng vẫn có thể được đưa đi ngày càng hoặc bay lên ngày càng cao khi bị lẫn vào không khí.
Theo nghiên cứu, các khu vực được cho là nơi khởi nguồn của những mảnh vi nhựa xuất hiện tại dãy Alps bao gồm Châu Âu, Bắc Phi, Biển Địa Trung Hải và Đại Tây Dương, thậm chí là những nơi xa hơn như Mỹ hay Canada. Mặc dù mức độ vi nhựa xuất hiện tại đây không thể gây nguy hiểm, nhưng chúng chính là bằng chứng rõ nét nhất để chứng minh cho mức độ ô nhiễm mà con người gây ra đối với môi trường...
Theo Gizmodo
Việc đáng chú ý không chỉ là nơi vi nhựa xuất hiện, mà còn là cách mà chúng đến được đó. Các nhà nghiên cứu tin rằng, những mảnh vi nhựa này đã được "đưa" đến dãy Alps từ những nơi xa xôi khác. Theo đó, những mảnh vi nhựa thường có trên những con đường cao tốc với mức độ ô nhiễm cao cũng đã xuất hiện ở tầng đối lưu - là khối không khí phía trên những đám mây tại khu vực dãy Alps. Steve Allen, một nhà khoa học môi trường tại Đại học Strathclyde ở Glasgow và là tác giả chính của báo cáo, cho biết, có thể những hạt vi nhựa này đã di chuyển xuyên lục địa và xuyên Đại Tây Dương để tới được đây.

Ảnh nghiên cứu về sự xuất hiện của hạt vi nhựa tại dãy Alps ở Pháp, bao gồm hình chụp scan các hạt vi nhựa thu thập được trong không khí
Nhóm nghiên cứu đã tìm thấy các mảnh vi nhựa tại Đài quan sát Pic du Midi nằm ở độ cao gần 3.050m trên dãy Alps tại Pháp. Trong vòng bốn tháng, họ đã hút không khí từ tầng đối lưu của Trái đất để tiến hành nghiên cứu và tìm những mảnh vật lạ (nếu có). Về cơ bản, họ sẽ nghiên cứu bất kỳ thứ gì không phải là không khí có trong khu vực tầng đối lưu này. Các nhà nghiên cứu đã thực sự phát hiện ra sự tồn tại của các mảnh vi nhựa trong lượng không khí này, và tính toán rằng cứ mối 4 mét khối không khí sẽ có khoảng 1 hạt vi nhựa lẫn trong đó. Họ đã sử dụng kính hiển vi laser để tìm ra loại nhựa xuất hiện đỉnh của dãy Alps là loại nào, và hầu hết các mảnh vi nhựa họ tìm thấy đều là các loại nhựa được sử dụng làm bao bì: polyme polystyrene hoặc polyethylene.

Allen cho biết, một số hạt vi nhựa nhỏ như tro núi lửa hay muối biển, và quá trình ô nhiễm không khí đã cuốn chúng lẫn vào bầu khí quyển. Các nghiên cứu chỉ ra rằng, hạt vi nhựa có trong biển cả đã lẫn vào trong không khí khi quá trình nước biển bay hơi diễn ra, và chúng cứ thế di chuyển trong không khí ở độ cao lớn hơn, và cứ thế hạt vi nhựa "được đưa đi" xa hơn, lên cao hơn. Điều này cho thấy, hành trình của hạt vi nhựa có thể không bao giờ có điểm dừng. Dù chúng có rơi hay đáp xuống ở đâu, chúng vẫn có thể được đưa đi ngày càng hoặc bay lên ngày càng cao khi bị lẫn vào không khí.
Theo nghiên cứu, các khu vực được cho là nơi khởi nguồn của những mảnh vi nhựa xuất hiện tại dãy Alps bao gồm Châu Âu, Bắc Phi, Biển Địa Trung Hải và Đại Tây Dương, thậm chí là những nơi xa hơn như Mỹ hay Canada. Mặc dù mức độ vi nhựa xuất hiện tại đây không thể gây nguy hiểm, nhưng chúng chính là bằng chứng rõ nét nhất để chứng minh cho mức độ ô nhiễm mà con người gây ra đối với môi trường...
Theo Gizmodo