Người dân Úc hiện nay có thể tự do sử dụng bản thiết kế lá cờ thổ dân trên quần áo, sự kiện và lễ hội sau khi chính phủ liên bang đã đảm bảo bản quyền lá cờ từ nhà thiết kế Harold Thomas. Thoả thuận trị giá 20 triệu USD bao gồm số tiền thanh toán cho nhà thiết kế Harold Thomas và chấm dứt giấy phép thương mại về hạn chế sử dụng hình ảnh, tức là lá cờ hiện nay “thuộc về tất cả mọi người dân Úc”.
Lá cờ Thổ dân (Aboriginal flag) do nghệ sĩ Luritja Harold Thomas thiết kế, lần đầu tiên xuất hiện tại một cuộc biểu tình về quyền đất đai ở Adelaide vào tháng 7/1971. Kể từ đó, lá cờ đã trở thành một biểu tượng quan trọng đối với người Úc bản địa trong suốt nhiều thập kỷ. Lá cờ cũng thường xuyên được đặt cạnh và tung bay cùng với quốc kỳ của Úc trong nhiều các nghi lễ quốc gia.
Tuy nhiên, khác với quốc kỳ, bản quyền lá cờ thổ dân lại do chính Thomas nắm giữ. Vào năm 2018, Thomas đã trao độc quyền quyền sử dụng cờ trên quần áo và phương tiện truyền thông cho WAM Clothing. Tổ chức này sau đó đã đưa ra thông báo vi phạm của các nhóm phi lợi nhuận thổ dân vì đã sao chép hình ảnh khi chưa được phép. Các tranh cãi cứ xuất hiện, dẫn đến sự thành lập một uỷ ban quốc hội về việc sử dụng lá cờ thổ dân.
Cũng vì thế mà việc chính phủ mua lại bản quyền lá cờ thổ dân được nhiều người dân Úc hoan nghênh và chào đón. Chính phủ liên bang cho biết, thoả thuận cũng bao gồm khoản tiền để Thomas thành lập một tổ chức phi lợi nhuận. Bên cạnh đó, chính phủ liên bang cũng sẽ trưng bày một bức tranh của Thomas ghi nhận kỷ niệm 50 năm của lá cờ và việc chuyển giao bản quyền. Ngoài ra, số tiền trên cũng giúp Thomas có thể thanh toán cho các bên được cấp phép sử dụng lá cờ để chấm dứt giấy phép của họ.
“Trong suốt cuộc đàm phán, chúng tôi đã tìm cách để vừa bảo vệ tính toàn vẹn của lá cờ thổ dân, đồng thời phù hợp với mong muốn của Harold Thomas. Giờ đây, quốc kỳ thổ dân sẽ được quản lý theo cách tương tự với quốc kỳ Úc, khi mà việc sử dụng nó là miễn phí, không cần phải xin phép, nhưng vẫn đảm bảo sự tôn trọng và trang nghiêm.”
Theo Guardian
Quan tâm tin tức về cờ, quốc kỳ. Mời xem thêm bài: Tại sao rất ít quốc kỳ sử dụng màu tím?

Lá cờ Thổ dân (Aboriginal flag) do nghệ sĩ Luritja Harold Thomas thiết kế, lần đầu tiên xuất hiện tại một cuộc biểu tình về quyền đất đai ở Adelaide vào tháng 7/1971. Kể từ đó, lá cờ đã trở thành một biểu tượng quan trọng đối với người Úc bản địa trong suốt nhiều thập kỷ. Lá cờ cũng thường xuyên được đặt cạnh và tung bay cùng với quốc kỳ của Úc trong nhiều các nghi lễ quốc gia.

Tuy nhiên, khác với quốc kỳ, bản quyền lá cờ thổ dân lại do chính Thomas nắm giữ. Vào năm 2018, Thomas đã trao độc quyền quyền sử dụng cờ trên quần áo và phương tiện truyền thông cho WAM Clothing. Tổ chức này sau đó đã đưa ra thông báo vi phạm của các nhóm phi lợi nhuận thổ dân vì đã sao chép hình ảnh khi chưa được phép. Các tranh cãi cứ xuất hiện, dẫn đến sự thành lập một uỷ ban quốc hội về việc sử dụng lá cờ thổ dân.

Cũng vì thế mà việc chính phủ mua lại bản quyền lá cờ thổ dân được nhiều người dân Úc hoan nghênh và chào đón. Chính phủ liên bang cho biết, thoả thuận cũng bao gồm khoản tiền để Thomas thành lập một tổ chức phi lợi nhuận. Bên cạnh đó, chính phủ liên bang cũng sẽ trưng bày một bức tranh của Thomas ghi nhận kỷ niệm 50 năm của lá cờ và việc chuyển giao bản quyền. Ngoài ra, số tiền trên cũng giúp Thomas có thể thanh toán cho các bên được cấp phép sử dụng lá cờ để chấm dứt giấy phép của họ.
“Trong suốt cuộc đàm phán, chúng tôi đã tìm cách để vừa bảo vệ tính toàn vẹn của lá cờ thổ dân, đồng thời phù hợp với mong muốn của Harold Thomas. Giờ đây, quốc kỳ thổ dân sẽ được quản lý theo cách tương tự với quốc kỳ Úc, khi mà việc sử dụng nó là miễn phí, không cần phải xin phép, nhưng vẫn đảm bảo sự tôn trọng và trang nghiêm.”
Theo Guardian
Quan tâm tin tức về cờ, quốc kỳ. Mời xem thêm bài: Tại sao rất ít quốc kỳ sử dụng màu tím?