Nhiều nghiên cứu khoa học đã phát hiện ra rằng, những loại trái cây, rau củ và ngũ cốc được trồng và thu hoạch ở thời điểm hiện tại có hàm lượng những vi chất dinh dưỡng như calcium, phosphor, sắt, riboflavin và vitamin C thấp hơn so với hàng chục năm về trước. Thực tế thì giữa lúc ngày càng nhiều người chọn chế độ ăn dựa trên thực vật, cho dù là vì lý do sức khỏe hay môi trường, các chuyên gia cũng bày tỏ lo ngại về chất lượng bữa ăn, cũng như tác động của tình trạng thiếu vi chất trong rau củ quả đối với sức khỏe con người.
Giáo sư chuyên ngành địa mạo đại học Washington, David R. Montgomery cho rằng: “Sự suy giảm vi chất dinh dưỡng trong thực phẩm sẽ khiến cơ thể hấp thụ được ít những dưỡng chất cần thiết để chống lại những mầm bệnh mãn tính, nghĩa là vai trò làm thuốc chống bệnh của thực phẩm sẽ bị ảnh hưởng.”
Giải thích cho thực trạng phải thừa nhận là đáng lo ngại này, các nhà khoa học cho rằng nguyên nhân đến từ chính những kỹ thuật canh tác hiện đại, giúp tăng sản lượng thu hoạch mỗi vụ, nhưng phá hỏng sức khỏe của đất, từ tưới tiêu, bón phân cho tới cả những giải pháp thu hoạch. Vì những thứ được cho là hiện đại này, quá trình tương tác giữa thực vật với những vi sinh vật và nấm trong đất trồng bị ảnh hưởng, làm giảm khả năng hấp thụ chất dinh dưỡng từ đất của cây cối.
Cùng lúc, tình trạng trái đất ấm lên, hệ quả trực tiếp của khí thải carbon trong bầu khí quyển cũng là một tác động khác khiến rau củ trái cây hay ngũ cốc giờ không nhiều chất bổ như xưa. Thực tế này không phải những gì các nhà khoa học đưa ra để dọa anh em không ăn rau củ nữa, mà là để mọi người nhận ra tác động của chính con người đối với môi trường đang tạo ra hệ quả tiêu cực cho chính chúng ta.
Một trong những nghiên cứu đầu tiên chỉ ra việc rau củ không nhiều chất như xưa được thực hiện vào năm 2004, sử dụng dữ liệu dinh dưỡng của USDA đăng tải vào năm 1950 và 1999. Nghiên cứu này phát hiện ra trong 40 năm, hàm lượng protein trong các loại thực phẩm nguồn gốc thực vật đã giảm 6%, hàm lượng riboflavin, chất rất quan trọng trong quá trình chuyển hóa mỡ và các loại hóa chất trong thuốc đã giảm trung bình khoảng 38%. Tương tự như vậy là hàm lượng calcium trung bình trong súp lơ xanh, hay hàm lượng vitamin C trong trái cây hay măng tây.
Sau đó một nghiên cứu khác đăng tải vào năm 2020 phát hiện ra hàm lượng protein trong ngũ cốc giảm 23% so với thập niên 1950, cũng như những khoáng chất quan trọng như mangan, sắt, kẽm và magnesium. Đến tháng 1 năm 2022, các nhà khoa học Úc phát hiện ra trong ngô ngọt, khoai tây, súp lơ, đậu cô-ve có hàm lượng sắt giảm từ 30 đến 50% trong khoảng thời gian từ 1980 đến 2010.
Một hệ quả khác đến từ chính nguồn cung cấp thực phẩm chăn nuôi. Những gia súc gia cầm ăn những loại rau củ ngũ cốc ít chất bổ hơn cũng hấp thụ ít vi chất hơn, dẫn đến việc mọi người ăn thịt cá gà bò cũng bớt dinh dưỡng hơn so với vài chục năm về trước.
Theo National Geographic
Giáo sư chuyên ngành địa mạo đại học Washington, David R. Montgomery cho rằng: “Sự suy giảm vi chất dinh dưỡng trong thực phẩm sẽ khiến cơ thể hấp thụ được ít những dưỡng chất cần thiết để chống lại những mầm bệnh mãn tính, nghĩa là vai trò làm thuốc chống bệnh của thực phẩm sẽ bị ảnh hưởng.”
Giải thích cho thực trạng phải thừa nhận là đáng lo ngại này, các nhà khoa học cho rằng nguyên nhân đến từ chính những kỹ thuật canh tác hiện đại, giúp tăng sản lượng thu hoạch mỗi vụ, nhưng phá hỏng sức khỏe của đất, từ tưới tiêu, bón phân cho tới cả những giải pháp thu hoạch. Vì những thứ được cho là hiện đại này, quá trình tương tác giữa thực vật với những vi sinh vật và nấm trong đất trồng bị ảnh hưởng, làm giảm khả năng hấp thụ chất dinh dưỡng từ đất của cây cối.

Cùng lúc, tình trạng trái đất ấm lên, hệ quả trực tiếp của khí thải carbon trong bầu khí quyển cũng là một tác động khác khiến rau củ trái cây hay ngũ cốc giờ không nhiều chất bổ như xưa. Thực tế này không phải những gì các nhà khoa học đưa ra để dọa anh em không ăn rau củ nữa, mà là để mọi người nhận ra tác động của chính con người đối với môi trường đang tạo ra hệ quả tiêu cực cho chính chúng ta.
Một trong những nghiên cứu đầu tiên chỉ ra việc rau củ không nhiều chất như xưa được thực hiện vào năm 2004, sử dụng dữ liệu dinh dưỡng của USDA đăng tải vào năm 1950 và 1999. Nghiên cứu này phát hiện ra trong 40 năm, hàm lượng protein trong các loại thực phẩm nguồn gốc thực vật đã giảm 6%, hàm lượng riboflavin, chất rất quan trọng trong quá trình chuyển hóa mỡ và các loại hóa chất trong thuốc đã giảm trung bình khoảng 38%. Tương tự như vậy là hàm lượng calcium trung bình trong súp lơ xanh, hay hàm lượng vitamin C trong trái cây hay măng tây.

Sau đó một nghiên cứu khác đăng tải vào năm 2020 phát hiện ra hàm lượng protein trong ngũ cốc giảm 23% so với thập niên 1950, cũng như những khoáng chất quan trọng như mangan, sắt, kẽm và magnesium. Đến tháng 1 năm 2022, các nhà khoa học Úc phát hiện ra trong ngô ngọt, khoai tây, súp lơ, đậu cô-ve có hàm lượng sắt giảm từ 30 đến 50% trong khoảng thời gian từ 1980 đến 2010.
Một hệ quả khác đến từ chính nguồn cung cấp thực phẩm chăn nuôi. Những gia súc gia cầm ăn những loại rau củ ngũ cốc ít chất bổ hơn cũng hấp thụ ít vi chất hơn, dẫn đến việc mọi người ăn thịt cá gà bò cũng bớt dinh dưỡng hơn so với vài chục năm về trước.
Theo National Geographic