IFA 2024

IFA 2024


Đại học Texas tạo ra loại enzyme có thể phân hủy nhựa PET rất nhanh

bk9sw
3/5/2022 10:48Phản hồi: 33
Đại học Texas tạo ra loại enzyme có thể phân hủy nhựa PET rất nhanh
Các nhà khoa học đến từ đại học Texas, Austin đã tạo ra một loại enzyme có thể phân hủy rác thải nhựa PET trong vòng một tuần hay thậm chí là 24 giờ thay vì nhiều thế kỷ để phân hủy tự nhiên. Loại enzyme này mở ra nhiều khả năng trong nhiều ngành công nghiệp khác nhau để có thể đẩy nhanh quá trình tái chế rác thải nhựa cũng như bảo vệ môi trường.


Nhóm nghiên cứu gọi enzyme này là FAST-PETase (Functional, Active, Stable, Tolerant PETase) trong đó PETase là lớp enzyme esterase có chức năng xúc tác quá trình thủy phân nhựa polyethylene terephthalate (PET) thành monomeric (đơn vị cấu tạo đa phân tử polymer) mono-2-hydroxyethyl terephthalate (MHET). Họ phát triển loại enzyme này từ một enzyme PETase tự nhiên cho phép các vi khuẩn phân hủy nhựa PET và sửa đổi enzyme bằng cách sử dụng thuật toán máy học (Machine Learning) để xác định 5 đột biến có thể đẩy nhanh quá trình phân hủy nhựa trong nhiều điều kiện môi trường khác nhau.

Một khi biến thể enzyme đã hoàn tất quá trình phân hủy nhựa thành các đơn vị phân tử cơ bản (khử polymer) thì các nhà nghiên cứu đã thử ghép các phân tử nhựa này trở lại với nhau (polymer hóa) để tạo thành sản phẩm nhựa mới thông qua các quy trình hóa học.

[​IMG]
Họ đã sử dụng 51 chiếc hộp nhựa khác nhau, 5 loại sợi polyester khác nhau và các loại chai nhựa, vải nhựa làm từ PET. Qua thử nghiệm, các biến thể enzyme cho thấy nó phân hủy nhựa rất hiệu quả ở nhiệt độ dưới 50 độ C. Như vậy, enzyme FAST-PETase có lợi thế lớn trong tương lai khi được sử dụng cho các ứng dụng làm sạch môi trường bởi nó phát huy tác dụng ngay ở ngưỡng nhiệt độ môi trường, kỹ sư hóa học Hal Alper tại đại học Texas cho biết.

Nhựa PET được sử dụng trong rất nhiều bao bì tiêu dùng, từ hàng dệt may cho đến chai soda. Chỉ riêng PET chiếm khoảng 12% tổng lượng rác thải toàn cầu và đáng nguy hại hơn là có chưa đến 10% tổng lượng rác thải nhựa trên toàn cầu được tái chế.

Các nhà nghiên cứu cho biết FAST-PETase khá rẻ, dễ bảo quản, vận chuyển và không khó để có thể tăng tỉ lệ để sử dụng trong quy mô công nghiệp.

Hiện tại, phương pháp phổ biến nhất để xử lý rác thải nhựa đó là chôn lấp để nhựa phân hủy tự nhiên nhưng tốc độ rất chậm hoặc đốt - một quy trình vừa hao tốn nhiên liệu vừa gây ô nhiễm môi trường bởi khí thải độc hại. Vì vậy, thế giới vẫn đang tìm kiếm các phương pháp hiệu quả và an toàn hơn để xử lý rác thải nhựa.

Theo: ScienceAlert
33 bình luận
Chia sẻ

Xu hướng

Mấy bác ve chai không thích điều này
hieneken
ĐẠI BÀNG
2 năm
@phucprolangtu Muốn phân huỷ PET theo công nghệ này thì cũng phải thu gom nó lại chứ, mấy bác đó vẫn có việc làm.Hy vọng họ hoàn thiện công nghệ này ở quy mô công nghiệp
@phucprolangtu việc thu gom vẫn cần các cô chú đó, 1 công việc thầm lặng nhưng đáng trân trọng.
Macole
ĐẠI BÀNG
2 năm
@phucprolangtu Tái chế là ưu tiên hàng đầu mà. Xong mới tới xử lí.
Vậy thì có tăng nguy cơ con người bị "nhựa hoá "do hấp thu cái món đã phân huỷ ra đó không ta?
laiviet
TÍCH CỰC
2 năm
@ptp49 Phân hủy ra monomer thôi. Sau ng ta sd lại monomer để sản xuất nhựa polymer mới. Chứ phân hủy xong vứt đó thì ô nhiễm môi trường lắm.
iamvuanhson
ĐẠI BÀNG
2 năm
Rồi đến bao giờ ứng dụng trong thực tế??
hi vọng sớm ứng dụng vào thực tế, chứ rác thải nhựa đang hủy hoại môi trường quá rồi
becoivn
ĐẠI BÀNG
2 năm
Phân huỷ ra hạt vi nhựa ah các bác?
Enzyme này so với sâu gạo thì cái nào ăn nhựa nhanh hơn nhỉ
huanlgm
ĐẠI BÀNG
2 năm
Không biết cần bao nhiêu năm để có thể ứng dụng và phổ biến rộng rãi nhỉ!
Phatqwerty
ĐẠI BÀNG
2 năm
Phân hủy thì còn hạt vi nhựa không, hay phân hủy nó thành chất khí nhỉ ?
@Phatqwerty Một khi biến thể enzyme đã hoàn tất quá trình phân hủy nhựa thành các đơn vị phân tử cơ bản (khử polymer) thì các nhà nghiên cứu đã thử ghép các phân tử nhựa này trở lại với nhau (polymer hóa) để tạo thành sản phẩm nhựa mới thông qua các quy trình hóa học.
Quá hay 😍
Nguyên một nhóm đại học mà nghiên cứu ba xàm bá láp vậy chi phí tiền, tốn thời gian, hao công sức vậy?

Qua xứ tao coi GS/TS người ta còn làm cả luận văn lý luận về cầu lông cà, từ đó tính ra sức gió, tốc lực, thế đảo chiều, cấp vụ, cái ghế, ...

Kinh tỏm tụi tây phương.
elgato
TÍCH CỰC
2 năm
@Ting Tưởng "Người tây không có thói quen làm việc sáng tạo, lại quan liêu và thụ động trong công việc"
Cười vô mặt
sboy888
ĐẠI BÀNG
2 năm
Đọc bài này lại nghĩ tới lùm xùm luận án tiến sĩ cầu lông mấy hôm nay ở ta. Nghĩ mà buồn.
Các hãng nước ngọt rất thích điều này, hi vọng sắp tới sẽ phân huỷ dc các loại pin
Tuyệt!
Yêu quá
ngon lành rồi hy vọng là sớm thành công
Cần ai đó gửi ngay bài báo đến Apple 😁
toiyeulexus
ĐẠI BÀNG
2 năm
thế là mua điện thoại hộp có cục sạc comeback hã anh em
elgato
TÍCH CỰC
2 năm
@toiyeulexus "enzyme có thể phân hủy nhựa PET"
Cục sạc không dùng loại nhựa PET. 😆
hy vọng đây sẽ là giải pháp

Xu hướng

Bài mới










  • Chịu trách nhiệm nội dung: Trần Mạnh Hiệp
  • © 2024 Công ty Cổ phần MXH Tinh Tế
  • Địa chỉ: Số 70 Bà Huyện Thanh Quan, P. Võ Thị Sáu, Quận 3, TPHCM
  • Số điện thoại: 02822460095
  • MST: 0313255119
  • Giấy phép thiết lập MXH số 11/GP-BTTTT, Ký ngày: 08/01/2019