Mình suýt chết vì lỗi khi cài đặt chỉ vì quên đổi date, may hồn sau khi đổi date, xoá sạch ổ lại thì Big Sur vẫn là Big Sur thôi.
Trong phần dưới mình sẽ hướng dẫn về khi không có Iphone, Ipad hay 1 con máy mac khác ở đây, tóm lại là tự máy và ổ làm việc với nhau thông qua mình.
Máy đang chạy ventura khá nóng, các bạn nên tham khảo hoặc để bản chính thức cần thì lên.
Nhìn thì thấy chả có gì quan trọng nhưng thật sự nó…..không quan trọng thật, những văn bản quan trọng, bạn nên copy hết ra ổ cứng rời để trước khi bắt đầu, bạn không bị lúng túng thì mình chia sẻ những gạch đầu dòng dưới đây cho bạn dễ hình dung:
Trong phần dưới mình sẽ hướng dẫn về khi không có Iphone, Ipad hay 1 con máy mac khác ở đây, tóm lại là tự máy và ổ làm việc với nhau thông qua mình.
- MÁY DÙNG VÀO MỤC ĐÍCH GÌ?
- Nếu nó là máy chính, máy làm việc:
Máy đang chạy ventura khá nóng, các bạn nên tham khảo hoặc để bản chính thức cần thì lên.
Nhìn thì thấy chả có gì quan trọng nhưng thật sự nó…..không quan trọng thật, những văn bản quan trọng, bạn nên copy hết ra ổ cứng rời để trước khi bắt đầu, bạn không bị lúng túng thì mình chia sẻ những gạch đầu dòng dưới đây cho bạn dễ hình dung:
- Thoát icloud hoàn toàn khỏi máy, remove toàn bộ những gì có trên icloud ra khỏi máy (bước này giúp bạn xác định được những gì bạn muốn giữ lại trên máy).
- Copy những thứ mà bạn chưa bị mất khi thoát icloud (thường thì icloud có 5gb free thôi, copy sao cho hết những thứ của bạn để tránh phải tiếc nuối sau khi cài lại).
- Có 1 ổ cứng chứa bộ cài mac OS mà bạn muốn cài, M1 thường thì sẽ bắt đầu bản thấp nhất là Big Sur.
Bước 1: bạn thoát hẳn Icloud trên máy, remote máy ra khỏi phần thiết bị của mình trên icloud (trên web hoặc từ 1 thiết bị Apple khác) trước khi tiến hành các bước sau, NẾU KHÔNG, MÁY BẠN SẼ XUẤT HIỆN CHỮ BÊN DƯỚI
“An error occurred while preparing the update. Failed to personalize the software update. Please try again.”
![[IMG]](https://photo2.tinhte.vn/data/attachment-files/2022/06/6035275_image.jpeg)
Bước 2: giữ nút nguồn đến khi hiện ra ổ cài là Big Sur (cái đĩa CD chứa hình bộ cài Big Sur, bạn nào chưa biết có thể lên mạng xem)
Bước 3: bạn click qua cái đĩa, nhấn continue để tiếp tục
Sau khi đến bước này, bạn chú ý từng bước bên dưới:
Bước 4: bạn vào Disk Ultility > chọn ổ cứng máy, lưu ý: CHỌN PHẦN CHUNG (là cái phần APPLE GÌ GÌ ĐÓ chứ KHÔNG PHẢI Ổ TÊN MACINTOSH HD đâu nha mấy bạn)
Bước 5: bạn xoá bằng dấu trừ luôn chứ không phải eraser đâu nha, nút đó nó làm lỗi “mém chết” ở đầu mình có ghi rồi đó, chạy 1 quãng gần xong, còn đâu bằng 0.3 mm là xong thì nó báo file CHỈ VÌ NÚT ERASER CHẾT TIỆT NẰM Ở ĐÓ.
Bước 6: bạn tạo ổ mới, để im cái định dạng APFS rồi tạo cho đến khi máy báo done thôi.
Quảng cáo
Bước 7: đổi date về năm 2020 đã nha, cái quên chết người của mình là quên đổi date, nó góp phần lỗi ở đầu (5 + 7 = chết người).
Vào Ultilities > Terminal gõ lệnh sau:
Date 101010102020 bạn gõ bạn cứ đếm 2 số ngày và 2 số này không quá 28, 30, 31, 2 số tháng và 2 số này không quá 12, 2 số giờ và 2 số này không quá 23, 2 số phút và hai số này không quá 59, 4 số cuối của năm và chắc chắn là 2020 vì 2020 là năm phát hành Big Sur.
Quit terminal và mày tới công chiệng dí tao.
Nhấn reinstall macOS Big Sur và đợi cho đến khi hoàn tất, nhớ connect mạng nha các bạn, không là faild đó.

Sau khi cài xong, SIP, Gatekeeper, Hạ bảo mật là 3 cái bắt buộc đối với mình, làm luôn sau khi thiết lập máy.
Nói chung bản ổn định cho M1 vẫn là Big Sur vì :
Quảng cáo
- Nó khá mát
- Độ bao phủ ứng dụng hỗ trợ nhiều
Những ai thích sự ổn định về hiệu năng máy thì có thể tham khảo, có thể về, còn mất dữ liệu hay không thì bạn nên cop dữ liệu của bạn ra ngoài vì mình xoá toàn bộ ổ, có những thứ đồng bộ trên icloud máy thì bạn có thể sign in account máy vô và nó sẽ tự down về cho bạn nếu bạn cần.
Chân ái của MacBook Pro M1 13 inch 2020, 8GB ram, 512 SSD chắc là Big Sur thôi.
Những thứ sau khi các bạn hạ cần thiết lập:
- Tắt GateKeeper
- Tắt Sip
- Hạ cấp bảo mật Security Policy
Chọn vào Option, nhấn Enter để vào chế độ Recovery trên Mac. Bạn cần chọn vào Tên User, nhấn Next, Nhập mật khẩu đăng nhập máy thì mới có thể vào chế độ Recovery chính của máy.
Tiếp đến màn hình Recovery sẽ hiện ra, bạn chọn vào Utilities>Startup Security Utility tiếp tục chọn vào phân vùng cài Mac hiện tại của bạn, chọn vào Security Policy…
Chọn tiếp vào Reduced Security và tick luôn vào 2 dấu vuông “Allow user management of kernel extensions from identified developers ”và “Allow remote management of kernel extensions and automatic software updates” nhấn ok
Nhập mật khẩu đăng nhập máy để xác thực và sau đó restart máy lại để cài ứng dụng bình thường.
Lưu ý: không cài được app ngân hàng hoặc app yêu cầu bật bảo mật nhé.
Sau đó các bạn cài app lên dùng bình thường thôi.
CẢM NHẬN SAU KHI VỀ BIG SUR
Dưới đây là cảm nhận cá nhân của mình, những bình luận tương tự như:
“có máy M1 thì cố gắng khai thác hết hiệu năng của nó đi, có ver mới cứ lên đi sợ gì”
“em cứ dùng tẹt gas đi khi nào nó lag quá hẵng về, về chi sớm?”
..v..v..v…. mình xin phép bỏ qua.
về cảm nhận thì máy rất mát, nhẹ, quạt không còn kêu to như trước, các tác vụ dễ dàng hơn, ứng dụng tương thích nhiều hơn, tuy không có phần “Stage Manager ” của Ventura nhưng mình thích sự mát mẻ, mạnh, mượt của Big Sur hơn nhiều, vì sao mình không chọn Monterey, đơn giản vì nó vẫn nóng.
Bạn nào còn thắc mắc hay do dự muốn về hay ở thì tham khảo nhé, cám ơn các bạn.