Bất chấp các lệnh trừng phạt và lệnh cấm nhập khẩu của Liên minh Châu Âu (EU) có hiệu lực, Nga vẫn xuất khẩu một lượng lớn nhiên liệu hóa thạch trị giá lến đến 97,7 tỷ USD trong 100 ngày đầu tiên kể từ khi cuộc chiến Nga - Ukraine nổ ra, với mức trung bình 977 triệu USD mỗi ngày.
Việc cắt giảm sản lượng khai thác nhiên liệu do đại dịch gây ra dẫn đến nguồn cung giảm, trong khi người dân tiêu thụ nhiều năng lượng hơn khi các nền kinh tế mở cửa trở lại và mùa đông đến gần. Do đó, nhu cầu nhiên liệu hóa thạch đã tăng lên đáng kể ngay cả trước khi cuộc chiến giữa Nga và Ukraine nổ ra.
Nga là nhà sản xuất lớn thứ ba và xuất khẩu dầu thô lớn thứ hai trên thế giới. Trong khi dầu thô của Nga được vận chuyển trên các tàu chở dầu, thì khí đốt từ Nga được chuyển thẳng đến châu Âu thông qua một mạng lưới đường ống vận chuyển. Trên thực tế, Nga cung cấp đến 41% tổng lượng khí đốt tự nhiên nhập khẩu vào EU, và một số quốc gia gần như chỉ phụ thuộc vào khí đốt của Nga.
Trong thời gian 100 ngày kể từ khi cuộc chiến giữa Nga và Ukraine nổ ra. Khối EU đã nhập khẩu một lượng lớn nhiên liệu từ Nga, chiếm 61% doanh thu xuất khẩu nhiên liệu hóa thạch của Nga. Đức, Ý và Hà Lan (thành viên của cả EU và NATO) là những nhà nhập khẩu lớn nhất, chỉ sau Trung Quốc.
Trung Quốc đã vượt qua Đức để trở thành nhà nhập khẩu lớn nhất với gần 2 triệu thùng dầu chiết khấu của Nga trong tháng 5 - tăng 55% so với một năm trước. Tương tự, Nga đã vượt qua Ả Rập Saudi để trở thành nhà cung cấp dầu lớn nhất của Trung Quốc.
Nhập khẩu tăng mạnh nhất đến từ Ấn Độ, quốc gia này đã mua 18% tổng lượng dầu xuất khẩu của Nga trong thời gian 100 ngày. Một lượng lớn dầu đã được Ấn Độ tái xuất dưới dạng sản phẩm tinh chế và bán sang Mỹ và châu Âu, những quốc gia đang cố gắng giảm sự phụ thuộc với nhiên liệu nhập khẩu từ Nga.
Châu Âu đang đề ra nhiều kế hoạch để giảm mức độ phụ thuộc nhiên liệu đối với Nga vì một cuộc tẩy chay toàn diện đối với nhiên liệu hóa thạch của Nga cũng sẽ gây tổn hại cho nền kinh tế châu Âu. Do đó, việc này có thể sẽ diễn ra từ từ.
Nguồn: visualcapitalist
Việc cắt giảm sản lượng khai thác nhiên liệu do đại dịch gây ra dẫn đến nguồn cung giảm, trong khi người dân tiêu thụ nhiều năng lượng hơn khi các nền kinh tế mở cửa trở lại và mùa đông đến gần. Do đó, nhu cầu nhiên liệu hóa thạch đã tăng lên đáng kể ngay cả trước khi cuộc chiến giữa Nga và Ukraine nổ ra.
Nga là nhà sản xuất lớn thứ ba và xuất khẩu dầu thô lớn thứ hai trên thế giới. Trong khi dầu thô của Nga được vận chuyển trên các tàu chở dầu, thì khí đốt từ Nga được chuyển thẳng đến châu Âu thông qua một mạng lưới đường ống vận chuyển. Trên thực tế, Nga cung cấp đến 41% tổng lượng khí đốt tự nhiên nhập khẩu vào EU, và một số quốc gia gần như chỉ phụ thuộc vào khí đốt của Nga.
Trong thời gian 100 ngày kể từ khi cuộc chiến giữa Nga và Ukraine nổ ra. Khối EU đã nhập khẩu một lượng lớn nhiên liệu từ Nga, chiếm 61% doanh thu xuất khẩu nhiên liệu hóa thạch của Nga. Đức, Ý và Hà Lan (thành viên của cả EU và NATO) là những nhà nhập khẩu lớn nhất, chỉ sau Trung Quốc.
Trung Quốc đã vượt qua Đức để trở thành nhà nhập khẩu lớn nhất với gần 2 triệu thùng dầu chiết khấu của Nga trong tháng 5 - tăng 55% so với một năm trước. Tương tự, Nga đã vượt qua Ả Rập Saudi để trở thành nhà cung cấp dầu lớn nhất của Trung Quốc.
Nhập khẩu tăng mạnh nhất đến từ Ấn Độ, quốc gia này đã mua 18% tổng lượng dầu xuất khẩu của Nga trong thời gian 100 ngày. Một lượng lớn dầu đã được Ấn Độ tái xuất dưới dạng sản phẩm tinh chế và bán sang Mỹ và châu Âu, những quốc gia đang cố gắng giảm sự phụ thuộc với nhiên liệu nhập khẩu từ Nga.
Châu Âu đang đề ra nhiều kế hoạch để giảm mức độ phụ thuộc nhiên liệu đối với Nga vì một cuộc tẩy chay toàn diện đối với nhiên liệu hóa thạch của Nga cũng sẽ gây tổn hại cho nền kinh tế châu Âu. Do đó, việc này có thể sẽ diễn ra từ từ.
Nguồn: visualcapitalist