Chia sẻ cách mình mang theo hệ điều hành cá nhân để làm việc mọi nơi

Lư Thế Nghĩa
15/8/2022 14:6Phản hồi: 132
Chia sẻ cách mình mang theo hệ điều hành cá nhân để làm việc mọi nơi
Đối với nhu cầu cá nhân, mình thường mang theo hệ điều hành được cài đặt riêng với những phần mềm cần thiết để có thể sử dụng trên nhiều máy tính khác nhau. Điều này giúp cho công việc trôi chảy hơn nhờ sự quen thuộc trong cách thiết lập, cài đặt, cũng như phần nào an toàn hơn về mặt dữ liệu và bảo mật. Trong bài viết này, mình muốn chia sẻ với anh em cách để cài đặt Windows lên ổ cứng di động và khởi động hệ thống bằng ổ cứng này qua cổng USB.

Có nhiều cách khác nhau để anh em có thể cài đặt hệ điều hành Windows lên trên ổ cứng di động (hoặc USB flash drive), mỗi cách có ưu và nhược điểm riêng. Mình chia sẻ với anh em cách cài đặt mà theo đánh giá cá nhân là khá đơn giản, dễ thực hiện: sử dụng phần mềm WinToUSB của Hasleo Software. Phiên bản WinToUSB mình sử dụng là miễn phí (Free License), với những hạn chế nhất định như không hỗ trợ Windows bản Professional, Education, Enterprise và Server, không hỗ trợ mã hóa BitLocker... nhưng theo mình thì không có gì quá ảnh hưởng. Nếu thực sự có nhu cầu mang theo Windows di động bản Professional hay cần mã hóa BitLocker, anh em có thể trả phí để dùng bản Professional License với giá 29.95 USD cho 2 PC.

usb_c_usb_3_khac_biet_tinhte-4.jpg

Đầu tiên, chúng ta cần chuẩn bị 1 ổ cứng di động hoặc USB flash drive có dung lượng khoảng 64 GB trở lên, lựa chọn tốt hơn cả là ổ SSD di động. Chuẩn giao tiếp cũng là điều anh em cần chú ý, nếu USB 3.0 (USB 3.1 Gen 1, USB 3.2 Gen 1) thì băng thông chỉ dừng ở mức 5 Gbps, tức là tối đa tốc độ đọc ghi chỉ 625 MBps. Đối với các ổ SSD di động thế hệ mới dùng USB 3.2 Gen 1x2 (USB 3.1 Gen 2, USB 3.2 Gen 2x1), băng thông đạt được gấp đôi - 10 Gbps - tương ứng tốc độ truyền tải tối đa đạt 1250 MBps. Băng thông lớn không chỉ giảm thời gian cài đặt Windows mà ít nhiều còn tăng tốc truyền tải dữ liệu trong quá trình sử dụng. Mức dung lượng 64 GB theo mình đánh giá là chỉ vừa đủ để cài đặt hệ điều hành cùng 1 vài phần mềm thường dùng, nếu có điều kiện, anh em nên đầu tư thêm để thoải mái hơn khi cần lưu trữ.

USB-C hay USB 3 - Điểm khác nhau và cách phân biệt?

Ngày nay, anh em thường hay bắt gặp các cụm từ như USB-C và USB 3 | USB 3.x khá nhiều, không chỉ ở lĩnh vực hay thiết bị máy tính mà còn ở các sản phẩm di động. Khi nhắc đến 2 cụm từ này, đa phần chúng ta sẽ nghĩ ngay đến 1 loại cổng giao tiếp…
tinhte.vn


Về đầu kết nối thì tùy theo mẫu mã ổ SSD di động, nhưng nếu là cổng Type-C, anh em có thể trang bị 1 dây cáp USB Type-C kèm theo 1 đầu chuyển Type-C qua Type-A để có khả năng tương thích tốt nhất cho nhiều máy tính khác nhau. Đa số laptop hay desktop hiện đại đều có cổng USB Type-C, tuy nhiên khả năng cao các máy tính để bàn văn phòng sẽ chỉ dừng ở USB Type-A mà thôi.

huong_dan_cai_dat_windows_ssd_di_dong_tinhte-7.png

Để cài đặt Windows lên ổ SSD gắn ngoài, anh em cần định dạng (format) nó trước. Cắm ổ di động vào máy tính và thực hiện sao lưu dữ liệu cần thiết, sau đó mở menu Start, gõ Disk Management và nhấn Enter để truy cập vào khu vực quản lý ổ đĩa. Tại đây, anh em xác định ổ di động của mình, xóa hết tất cả phân vùng trên đó (chuột phải - Delete Volume) để gom tất cả không gian ổ đĩa lại làm 1 phân vùng chưa định dạng. Tiếp tục nhấn phải chuột vào ổ đĩa, chọn Format, đặt tên tùy chọn, File system là NTFS, Allocation unit size là Default, đánh dấu vào Perform a quick format rồi nhấn OK. Xác nhận lại 1 lần nữa để tiến trình định dạng thực hiện là hoàn thành công đoạn chuẩn bị ổ cứng di động.

huong_dan_cai_dat_windows_ssd_di_dong_tinhte-8.png

Tiếp theo, anh em cần bộ nguồn cài đặt Windows. Tải về Windows Media Creation Tool tương ứng với phiên bản hệ điều hành anh em muốn (Windows 10, Windows 11). Chạy phần mềm và chọn bản Windows mong muốn (đối với Windows 10 trước đó cần chọn Create installation media (USB flash drive, DVD, or ISO file) for another PC) rồi Next để tải về file ISO chứa hệ điều hành. Cá nhân mình quen và thích sử dụng Windows 10 hơn, 1 phần do giao diện, 1 phần khác vì độ ổn định của nó tốt hơn.

huong_dan_cai_dat_windows_ssd_di_dong_tinhte-1.png

Sau khi đã có file Windows ISO, anh em tải về phần mềm WinToUSB từ trang chủ của Hasleo Software rồi cài đặt. Sau đó khởi chạy và chọn Windows To Go USB để cài Windows lên thiết bị lưu trữ di động đã chuẩn bị trước. Ở giao diện này, anh em sẽ chỉ đường đến file Windows ISO: Select installation source - Browse image file, rồi chọn phiên bản Windows. Do WinToUSB Free nên chỉ chọn được Windows 10 Home (x64) mà thôi. Tiếp tục anh em chọn ổ SSD di động cần cài đặt, Partition scheme là GPT for UEFI và Installation mode là Legacy để hỗ trợ và tương thích tốt nhất cho nhiều máy tính khác nhau. Sau khi hoàn thành các lựa chọn thì nhấn Proceed.

huong_dan_cai_dat_windows_ssd_di_dong_tinhte-2.png

Quảng cáo



WinToUSB sẽ xác nhận lại 1 lần nữa là ổ đĩa sẽ bị format và dữ liệu mất hết, không khôi phục được. Anh em nhấn Yes để tiếp tục.

huong_dan_cai_dat_windows_ssd_di_dong_tinhte-3.png

Phần mềm thực hiện format và cài đặt Windows, quá trình này mất nhiều hay ít thời gian tùy thuộc vào tốc độ ổ lưu trữ của anh em, cũng như giao tiếp USB. Mình thử nghiệm bằng ổ Seagate FireCuda Gaming SSD dung lượng 1 TB thì hoàn tất trong gần 3 phút với USB 3.2 Gen 1x2 băng thông 10 Gbps. Xong rồi thì anh em nhấn Finish.

Tới đây thì coi như đã hoàn thành xong phần khó nhất là cài đặt Windows lên thiết bị lưu trữ di động. Anh em đã có thể khởi động vào Windows rồi, sau đó cài đặt thêm các phần mềm cần thiết như trên 1 hệ điều hành thông thường.

Đối với đa số các máy tính để bàn và laptop, ngay sau khi khởi động, anh em nhanh tay ấn F2 hoặc Delete để truy cập vào BIOS/UEFI và chọn khởi động Windows từ ổ cứng di động (thường nằm ở phần Boot - Boot Overdrive). Trừ các máy tính đặc biệt trong những công ty siết chặt về bảo mật thì hầu như chúng ta đều có thể vào BIOS/UEFI dễ dàng, vì vậy sử dụng Windows cá nhân gần như không gặp khó khăn.

huong_dan_cai_dat_windows_ssd_di_dong_tinhte-4.png

Quảng cáo



Trước khi chuyển sang Seagate FireCuda Gaming SSD thì mình sử dụng ổ WD My Passport SSD cho mục đích này trong thời gian khá dài và gần như không có vấn đề gì xảy ra cả. Hạn chế nếu có so với khởi động từ SSD gắn trong là tốn nhiều thời gian hơn, khởi chạy phần mềm cũng chậm hơn đôi chút. Bù lại là những ưu điểm mình thấy được như sự quen thuộc và trôi chảy khi làm việc, mức độ tin cậy cao hơn, an tâm hơn. Thói quen sử dụng máy tính của mình là phó mặc mật khẩu cho trình duyệt Microsoft Edge nhớ và tự điền, khi cần thì vào Settings xem lại. Mình cũng đăng nhập cả account Microsoft vào Edge nên việc cứ phải login/logout ở máy lạ khá phiền phức. Ngoài ra, mỗi khi cần nhờ máy đồng nghiệp hay người quen, việc sử dụng Windows cá nhân cũng khiến họ thoải mái hơn và cả 2 đều không lo lộ mật khẩu hay những dữ liệu nhạy cảm.

huong_dan_cai_dat_windows_ssd_di_dong_tinhte-5.png

Về tốc độ khởi động Windows và truyền tải dữ liệu, mình có thử so sánh với hệ thống test bench của Tinhte.vn. Hệ thống chạy Windows 11 khởi động trên ổ SSD M.2 PCIe GIGABYTE AORUS Gen4 1 TB mất 10 giây để đến màn hình Welcome và hoàn tất khởi động toàn bộ cả những phần mềm tự chạy là tổng 38.218 giây. Trong khi đó bản Windows 10 Home (x64) cài trên Seagate FireCuda Gaming SSD 1 TB mất 11 giây để đến màn hình Welcome và hoàn tất toàn bộ trong 38.187 giây. Lưu ý rằng Windows 10 mình chỉ mới cài đặt hệ điều hành, chưa có phần mềm đi kèm và cũng không có autorun nào cả. Có thể thấy thời gian khởi động dài hơn là có nhưng không quá nhiều. Dĩ nhiên, với ổ WD My Passport SSD cũ trước đây thì cần thời gian nhiều hơn kha khá, tầm 25 - 30 giây để đến màn hình Welcome. Giới hạn ở băng thông 5 Gbps cũng khiến cho quá trình cài đặt và truyền tải dữ liệu chậm hơn. Ngoài ra, việc chuyển nhà sang ổ SSD di động mới có tốc độ nhanh hơn cũng cho phép mình chơi được vài game cơ bản để giải trí, như Overwatch hay Path of Exile, chỉ khác 1 chút là tốc độ tải game bị chậm đi.

huong_dan_cai_dat_windows_ssd_di_dong_tinhte-6.png

Lý giải cho việc khởi động chậm hơn khi cài đặt Windows trên thiết bị lưu trữ ngoài là do hiệu năng đọc 4K của ổ đĩa tương đối chậm. Mình có benchmark thử bằng CrystalDiskMark thì ổ M.2 PCIe SSD gắn trong có tốc độ đọc 4K đạt 42.87 MBps, trong khi ổ gắn ngoài chỉ dừng lại ở 37.88 MBps. Khi khởi động, Windows cần nạp rất nhiều tập tin dung lượng nhỏ vào bộ nhớ, và nếu tốc độ đọc 4K cao, thời gian sẽ giảm đi. Đây cũng là 1 yếu tố mà anh em cần quan tâm khi chọn SSD cho mục đích chứa hệ điều hành.

Nhìn chung nếu anh em có nhu cầu cơ bản tương tự như mình (không nhớ mật khẩu, mối lo về an toàn dữ liệu, hay sự thoải mái và quen thuộc trong lúc sử dụng) thì việc cài đặt và mang theo hệ điều hành cùng các phần mềm cá nhân là khá hay. Không nhất thiết phải là ổ SSD di động, anh em hoàn toàn có thể sử dụng ổ cứng di động thông thường hay USB flash drive cũng được, bù lại cần tốn thời gian chờ đợi.
132 bình luận
Chia sẻ

Xu hướng

Cách này lâu rồi. Quan trọng là tốc độ truy xuất của các cổng USB-3 hay USB-C… như nào thôi. Thêm nữa là OS chứa trong thê nhớ USB, HDD hay SSD. Trước mình cũng làm ổ HDD chứa win, linux, hackintosh, hiren cứu hộ … các kiểu. Giờ lười vọc vạch rồi.
Raziel
CAO CẤP
2 năm
@caocaolatre199x Bootcamp đâu bạn ?
@Raziel Đối với mình thì 1 máy chạy 1 hệ điều hành thôi, mình không thích bootcamp. khi vào trong macOS nó hay hiện mấy cái ổ của Windows, mình hơi khó tính nên không thích điều này. Với cả bootcamp có khi update macOS lên xong bị hỏng bootcamp phải cài lại. Mang theo 1 cái ổ ssd 2.5 inch đối với mình là giải pháp tốt hơn so với bootcamp.
256abc
ĐẠI BÀNG
2 năm
@caocaolatre199x bác cho em hỏi chạy như thế nào vậy ạ? macM1 thì có sử dụng được không? hiện em có vài ổ ssd 128gb dùng lưu trữ, cũng muốn thử
@256abc Không bootcamp chỉ dành cho mac Intel thôi bạn ạ. Cài qua ổ cứng rời bên ngoài thì thực chất vẫn phải qua bootcamp, cũng giống như cài vào ổ cứng trong máy thôi. Bootcamp không hỗ trợ M1, M1 hiện giờ duy nhất chỉ có giải pháp máy ảo thôi ạ.
Cho hỏi bạn sử dụng dây usb loại nào, có cần loại cao cấp. Và nhiệt độ ổ đĩa có nóng lắm không?
@rongxike Mình xài cáp USB Type-C theo ổ, nhưng mình thấy dây USB-C nào cũng được. Trước ổ WD My Passport SSD thì bình thường nhưng cái Seagate FireCuda Gaming SSD này tương đối nóng, tại vì bản chất nó hoạt động đã nóng rồi (bên trong là NVMe) + vỏ kim loại nữa, chứ k phải vì chạy hệ điều hành mà nóng.
@mig0 Bác ko post ảnh áo dài nữa mà đổi qua máy tính ạ ? 😆
@adagioleonard Haha, mig this mig that nha
Cười vô mặt
crazycoder
TÍCH CỰC
2 năm
Ít có nhu cầu xài cái này, do cần phải đảm bảo phải có máy tính tại nơi đến để xài, lại phải đảm bảo đủ tin cậy. Máy tại hotel hay mấy nơi công cộng thì hầu như không dám cắm USB có chứa thông tin cá nhân.
Chủ thớt nói an toàn hơn về dữ liệu cá nhân là sai nhé. Sau khi boot từ ổ USB, máy nó cũng sẽ nhận luôn phân vùng ổ cứng trong máy. Chỉ cần trong cái ổ đó chứa virus, mã độc... là cái hệ điều hành với đầy rẫy thông tin cá nhân của bạn sẽ trở thành miếng mồi không thể béo bở hơn.
@Bạn và 500 Anh Em Cái này cũng giống khởi động Ubuntu từ ổ gắn ngoài, thay vì Ubuntu thì là Windows.
@vunt Bác hãy chỉ mình sai chỗ nào? Chứ nói như vậy thì không hợp lý.
@trilv@live.com Ý mình nói là ubuntu an toàn hơn windows. Đỡ bị mấy con trojan bên ổ cứng gắn trong tự động lây lan sang ổ mình.
noname9x2007
ĐẠI BÀNG
2 năm
@Bạn và 500 Anh Em ubuntu an toàn hơn win10 nếu virus viết cho cho win, còn virus viết cho linux thì hên xui, tỉ lệ thấp thôi nhưng ko phải ko có
nlht
TÍCH CỰC
2 năm
Thời xưa áp dụng hiệu quả chứ thời nay cloud hoá hết rồi. Vọc chơi thì dc
vunt
TÍCH CỰC
2 năm
@mig0 Quán net nào nó cho cắm USB rồi vào Bios của máy tính quán đó đế setup lại khởi động chọn USB?
@mig0 như mình chơi củ chuối . có 1 cái máy thuộc DMZ truy cập vào nó chạy vpn kết nối bằng key trên dt bao hết các kiểu
@vunt nó đặt pass bios, ko lẽ tháo tung thùng máy ra để clear cmos?
Cười vô mặt
Ktv79
ĐẠI BÀNG
2 năm
@mig0 Ý là đăng nhập 2 bước đó bạn. Dùng máy công cộng ngoài đăng nhập user mật khẩu thì cần 1 bước phê duyệt hoặc mã của bên thứ 3 nữa, Mình hay đăng nhập ở máy công cộng toàn dùng cách này.
- hôm bữa tôi có vọc phần mềm gọi là diskgenius (miễn phí), cơ bản là khi chạy nó, nó sẽ copy image windows của máy bạn đang có sang 1 usb/ssd gắn vào usb. thì bạn có thể mang theo "nguyên giàn máy" của mình có đủ image của máy chính (phần mềm có licensed).
- của chủ thớt hơi khó dùng, rufus sẽ làm đẹp hơn là cái wintousb gì đấy.

có post trên fact nè: https://tinhte.vn/thread/diskgenius.3544819/

| Viết bởi

Diễn đàn thảo luận về Điện thoại, Máy tính, Máy ảnh và các thiết bị Khoa học & Công nghệ.
tinhte.vn
@Kilo Victor Qua máy khác spec khác chạy dc ngon k bác
@Kilo Victor Có bản quyền kg bác, 69 đô khá là xót
@moitapkinhdoanh chịu khó tìm trong diễn đàn nầy từ khóa thì ra "cách"; bản quyền nên mua để hỗ trợ phát triển.
@hoanglong0712 - tôi có thử cùng máy thì mọi thứ bình thường, hơi chậm vì qua usb (cảm giác vậy chứ nó vẫn nhanh hơn từ ổ cứng)
- khác máy thì tùy, tôi không rảnh để thử hết mọi thứ nên hên xui. Quan trọng là giờ win10/11 nó "chạy" được, không bị bsod là ok. Bạn cần dùng "lâu dài" thì nên "bẻ" hoặc có bản quyền thì cài vô.
- windowstogo chỉ là "cách chửa cháy", không khuyến khích dùng thường.
Mình thắc mắc là có thể dùng surface dòng tablet, cần thì cắm ra màn, máy chiếu thì vừa tiện, nhanh, có màn... làm cái này để rồi phụ thuộc thì chỉ giải quyết đúng 1 việc là xài win nhà
@jindowing mình định mua dùng tác vụ cơ bản Office, Gdocs online hết thôi nên không biết dòng nào đáp ứng được và rẻ, dữ liệu offlice mình dùng cỡ chip 4 nhân i3 i5 i7 đều được ( chấp nhận chờ khoảng 30s).
@killer_timem Đã từng mua surface pro 4 (2 cái). Bây giờ chắc nó ra pro 7 pro 8 gì đó. Nhưng với cách làm ăn của MS, cũng như không có cải tiến hiệu năng ở chip intel và HĐH windows 11, Vẫn khuyên bạn không sử dụng surface. Thay vào đó mua một con máy laptop mỏng chất lượng (có thêm màn hình cảm ứng càng tốt).
@dktran01 cảm ơn bạn. Mình chỉ cần gọn nhẹ, linh hoạt. Khi về nhà thì cắm màn xài, khi ra đường thì mang theo. Chợt nghĩ bàn phím của Surface chắc không bền (yếu tố mình quan tâm hàng đầu), xài loại rời thì lôi thôi nên lựa chọn phù hợp với mình là LG Gram hoặc dòng Thinkpad X1.
bita95
TÍCH CỰC
2 năm
@killer_timem Surface mình từng sử dụng vài ba con đời 3-4-5. Thật sự là price/performance của nó không có gì đặt biệt, thậm chí là không đáng tiền chút nào. Nhìn thì đẹp đó, nhưng bạn phải trả một cái giá quá cao cho sự tiện lợi và gọn nhẹ, ngoài ra cấu hình và tối ưu đều tệ, đây là mình dùng core i7 ram 16gb mà vẫn không dùng nổi. Về sau cạch, thà chịu khó mang thêm con macbook 13-14 inch, cũng ko phải to hơn nhiều lắm nhưng khả năng tối thì bạn biết rồi, cần windows thì chạy parallels là perfect.
Ôm cái laptop theo cho nó đơn giản
@anhtuan1066 thực ra thì đây cũng là một cách làm phức tạp hóa vấn đề lên thôi. chứ người còn đi đc, huống chi mang theo cái laptop cá nhân lại không đc. chưa kể tablet giờ cũng gần như làm đc như laptop rồi.
thuanbbt
ĐẠI BÀNG
2 năm
@-KhangThien- Like bạn này.
@-KhangThien- ồ, cho nhu cầu rất cụ thể của mình thì cách này rất hợp đấy nhé, ko đùa được.

ko nên xem đây là cách "làm phức tạp hóa vấn đề", chỉ nên xem nó có lượng người dùng nhỏ, một cái "ngách" trong nhiều cách sử dụng windows.
@anhtuan1066 Cái ổ ssd vẫn gọn gàng hơn chứ bạn
@Bạn và 500 Anh Em Nếu mà là ổ SSD, bác hoàn toàn có thể mua các dòng tini PC, nó chỉ nhỉnh hơn ổ SSD 1 chút thôi. Cỡ 1 con android box.
Còn 1 phương án nữa là android/ios + app remote để remote pc ở nhà.
trước mình cũng xài như này, tốc độ có thấp hơn cắm trực tiếp vào main nhưng dùng bình thường cũng khó mà cảm nhận. Win 10 nó nhận driver rất tốt nên hầu như cắm máy nào là ăn máy đó
@If you dont mind Nếu SSD kết hợp với USB-3 thì tạm ổn.
XBlue
CAO CẤP
2 năm
Bài viết dài quá mức cần thiết
Bạn có thể cài win lên và convert thành WindowsToGo hoặc deploy win lên nếu đang cắm ngoài
Cách này xưa thì vui vì đến trường có thể boot data của mình, hoặc đi sửa cho ai đó
Giờ thì ko có tình huống nào phù hợp, ngoại trừ mượn lap cắm vào, mà thế thì cũng phải mua lap rồi
vunt
TÍCH CỰC
2 năm
@dktran01 1. Win 11 thì ông dùng 3 máy hay vài chục máy khác nhau nó vẫn nhận đầy đủ như thường, cài đầy đủ phần mềm đó là nhu cầu của ông.

2. Ông sử dụng phần mềm tính toán cần đến cấu hình máy mạnh theo ông nói 100 củ mà ở phòng khác, ông qua ông cắm con USB vào chạy win 11 của ông, con máy 100 củ đó ko phải của ông, ông sử dụng tài nguyên của khác, về nhà máy tính laptop thì của ông, ông vẫn phải cắm cái USB vào để chạy. 😆

3. Ông nói đến vấn đề công ty mua bản quyển đầy đủ cho các máy cá nhân cấp cho nhân viên (Ông) dùng thì tôi nói.

4. Ông thích thì kệ mịa ông, ông đi xe đạp hay xe máy hay ô tô cũng kệ mịa ông, tin tôi đi, ông có đi cái gì đi chăng nữa thì ông cũng thừa sức xách theo một con laptop thôi.

😃) Giải pháp cũ, loằng ngoằng, giới hạn nên méo ai dùng, nó hiện chỉ thích hợp cho các kỹ thuật cài lại hệ điều hành!

Thế ông nghĩ đổi máy làm việc là mỗi ngày làm việc ông đổi một máy, mỗi ngày làm việc công ty cấp cho ông một con máy khác?

Người làm cad hay gì đi chăng nữa, các thông số cần config thì họ biết luôn con mịa nó rồi, ko đến 5 phút config cho một máy!

Ngụy biện!
@vunt 1 Vậy cmt trả lời lại làm chi?
2. Ông có vấn đề về đọc hiểu không. Công ty bố trí 4 cái máy mạnh trong cùng 1 văn phòng để sử dụng các phần mềm mạnh (mà công ty đã trả tiền bản quyền) nhưng không có phần mềm tôi sử dụng. Và đó là MÁY CHUNG. Phần mềm chuyên ngành, chứ không phải word/excel mà sử dụng liên tục. Ví dụ CFD, trước khi chạy CFD, ông phải lập công thức, tính toán tay, lập mô hình 3D, lên kịch bản chạy, rồi chạy ra so sánh với kết quả tính tay => ông không sử dụng 24/24. Ông có vấn đề học hiểu thật.
3. Phần mềm CAD (như zwcad của trung quốc giá rẻ) ông ty mua 500 license. Còn phần mềm chuyên ngành ( tức trong công ty số người sử dụng rất ít và thuộc dạng có hay không cũng được), Tôi sử dụng phần mềm bẻ, nhằm tăng năng suất lao động của tôi, có vi phạm bản quyền đó, nhưng đang lách luật, và cũng không xâm hại công ty.
4. BỐ đời cmt trên ông nói là giải pháp ngoằn nghèo, xuống dưới thì bảo "kệ mịa ông". Bố thuộc dạng tiêu chuẩn kép. Đi làm mang mỗi cái box dưới 100gam, so với cái laptop cả cục sạc gần 2kg. trong khi box sử dụng với cấu hình máy nào cũng được.
5. "Kỹ thuật cài lại HĐH", => trẻ con, nó chạy trên VHDX ( một tệp đĩa ảo của hyperv). Xàm lông.
6. Cái thằng chưa dùng mà đã phát biểu. 100% chưa biết, hoặc chưa đụng đến ngón tay phần mềm CAD. Einstein nói không nên tranh cãi với bọn không biết gì, vì hạ thấp tiêu chuẩn mình. VD: set nét vẽ/màu vẽ là tùy thuộc bản vẽ của đối tác/đồng nghiệp/ rồi kết quả ra đậm nhạt, nét đôi nét đơn là riêng biệt. Nó đéo phải là setting cài đặt sở thích sử dụng phần mềm/giao diện. Tào lao.
vunt
TÍCH CỰC
2 năm
@dktran01 Thôi ông ạ, ông là nhất, ông là số một, giải pháp của ông là tối ưu OKIE.

Bản chất ông đang thừa nhận là lách luật, là vi phạm bản quyền rồi thì tranh luận làm cái méo gì nữa.

Bye!
@vunt rồi topic liên quan mẹ gì bản quyền? Cua gắt thế ông bạn
fffxxx INFO
ĐẠI BÀNG
2 năm
giờ cái laptop cũng chỉ cỡ 1kg, nên dc chọn thì mình chọn lap cho nhanh.
@fffxxx INFO Cty cấm xài lap thì đây là cứu cánh
ntherol
TÍCH CỰC
2 năm
@mig0 cho mình hỏi mình có gặp trở ngại gì khi gắn vào các phần cứng khác nhau ko ạ.
@ntherol Mình chưa gặp trở ngại gì đáng kể. Để cẩn thận hơn thì bạn có thể copy sẵn driver mới nhất cho card NVIDIA, AMD và Intel (chiếm đâu đó cỡ 1 GB) để cài khi cần. Còn lại bản thân Windows 10 đã có khả năng nhận phần cứng khá tốt rồi, chưa kể nếu thiếu thì cập nhật qua Internet cũng nhanh. Ngoài ra mục đích là sử dụng ké máy lạ, với công việc cần xài kiểu này thì cũng chỉ loanh quanh phần mềm văn phòng thôi nên có nhận thiếu chức năng của máy cũng không quan trọng lắm.
chim say
TÍCH CỰC
2 năm
Sợ là boot vào nó chậm 🤣
1: mua box NVME, SSD NVME
2. Phân vùng ssd: 1 EFI ( chứa bootloader) , 1 NTFS ( chưa data, không phải chứa toàn bộ HĐH)
3. Tạo đỉa ảo VHDX, cài HĐH (ví dụ Windows 11) vào VHDX.
4. Chép VHDX chứa HĐH vào Phần vùng NTFS của ssd
5. Tạo file boot tại phân vùng EFI trỏ đến file VHDX trong NTFS.
=>
Ưu điểm: ổ cứng mang theo chứa HĐH, có thể chứa cứu hộ (WINPE, hirenboot, ....), chưa data thông thường. VHDX chứa cả bộ HĐH, nên có thể backup dự phòng hỏng HĐH.

Cơ bản lên youtube search, windows 11 vhdx in external harddrive.
bttb79
ĐẠI BÀNG
2 năm
@dktran01 Chạy ổ ảo vhd hay vhdx cơ bản là chậm hơn cài luôn win lên ổ cứng. Chỉ có ưu điểm là dễ thay thế, xoá tệp vhd đi thay tệp mới là xong, hoặc muốn cập nhật win thì lắp ổ ảo vào máy ảo vmware hoặc virtualbox cập nhật thoải mái. Nhưng nói chung là vẫn rắc rối so với mỗi nơi một máy, dữ liệu trên ☁️ là tiện dụng nhất
@bttb79 mong bạn có bài test chậm hơn để mình tham khảo.
Cá nhân mình có nghĩ đến, nhưng do bận sử dụng nên không test được
Tuy nhiên trong qua trình sử dụng có để ý tốc độ chép file: 800-900MB/s cho cổng thunderbolt 3 ( box hổ trợ 10Mbps, nvme 3GB/s. vì đó, mình chỉ thấy nó bị ngẻn cổ chai ở Box hoặc sơi dây cáp.

Chưa kể khởi động máy ảo hyperv luôn nhanh hơn khởi động bằng máy thực 😁
bttb79
ĐẠI BÀNG
2 năm
@dktran01 Mình nghiên cứu cái này mấy năm trước nên giờ cũng ngại dựng lại để thử. Nhưng với cấu hình khủng như của bạn thì k cần test đâu vì có chậm cũng k ảnh hưởng gì đến trải nghiệm cả 😅
taolao
TÍCH CỰC
2 năm
Giải pháp xưa cũ và rắc rối. Thường dùng trong những trường hợp như thế này thì chỉ xử lý những thứ gấp và nhanh gọn. Chỉ cần usb cài sẵn Chrome Flex là đủ.
- Mọi thứ đều có sẵn và lưu trữ trên mây, chỉ cần tài khoản gmail đăng nhập vào là sử dụng tất cả các công cụ của google.
- Việc tạo usb khởi động chrome flex cũng dễ dàng và nhanh gọn chỉ cần máy win cài trình duyệt chrome.
- Chrome Flex gọn nhẹ cân được mọi cấu hình máy từ cũ đến mới. Lại gọn nhẹ và khả năng lây nhiễm virus là cực thấp. Cho dù file virus có ghi được lên usb thì cũng không thể chạy trong chrome os flex vì cơ bản nó chỉ như chạy duy nhất trình duyệt chrome trên máy tính.
- Chrome flex nay đã chạy được các app của Linux
Đã thử làm USB 2 năm trước và chưa 1 lần dùng 😃
Trò này 3 năm trước mình cũng có vọc nhưng thực sự chẳng đụng đến mấy. Giờ có cái laptop xách đi luôn cho tiện.
cuong09m
ĐẠI BÀNG
2 năm
Mình thấy cách này cũ rồi, bây giờ mình đưa hết dữ liệu lên cloud, mạng ở nhà thì có thể setup vpc hoặc dùng ddns update ip lên dns để remote. Đi đâu remote về máy ở nhà dùng. Tốc độ mạng bây giờ remote rất nhanh rồi.
Bác dùng Remote Desktop để remote vô cái pc ở nhà còn sướng hơn. Bật chế độ cho thế đánh thức khi nó sleep. Bình thường cứ để máy sleep, khi cần thì mượn máy remote vào dùng chứ ai rảnh mà xách theo cục ổ cứng
@Kkkkkkkkkkkkk đã làm rồi và có vài vấn đề đánh đổi
1. Một là phải có các điều sao: domain, hoặc mở port, thiết bị đánh thức nội bộ, bla bla. Máy bị đánh thức phải setting lại ( đặt biệt laptop sẽ chạy ngầm chờ tín hiệu cổng ethernet, tốn năng lượng, ăn pin)
2. Tốc độ remote desktop (của chính chủ MS) cũng tùy thuộc vào đường truyền
3. Mạng ở công ty thường hay chặn cổng kết nối remote desktop (không nhầm 3389), nếu cty bạn không có thì mình có.
@dktran01 1. Tình huống này nên xài cho PC chứ laptop thì vác đi luôn cho rồi. PC thì bật WOL lên, cấu hình lại router một chút, điện thoại cài mấy cái app như Auto Waker là bật được rồi đâu cầu thiết bị gì thêm
2. Này thì đúng. Nhưng so với việc phải khởi động os trên cái ổ cứng kia lên, rồi chạy trên cái ổ cứng đó có khi remote còn lẹ hơn
3. Này là thay thế tình huống xài cá nhân thôi chứ đâu phải trong môi trường công ty. nhiều cty nó còn chặn luôn cổng usb để khỏi sao chép dữ liệu thì việc gắn ổ cứng rời vô để chạy như ông viết bài cũng bất khả thi
@Kkkkkkkkkkkkk 1. Thì như đã nói. WOL thì phải setting, mainboard ngâm điện chờ ethernet. Rồi cuối cùng vẫn remote desktop. Vấn đề là remote vô máy nhà được tích sự gì? Nếu dữ liệu đã có cloud. Cần phần mềm/cấu hình máy nhà thì tùy thuộc công việc, làm đôi chút thì remote ok, liên quan đến thao tác lâu dài ( vẽ, tính toán, bla bla) thì không ổn.
3. Công ty mà đã strict thì cách nào cũng không được (remote hoặc là mobile drive). Tùy cách ứng biến. Đặc thù công cty mình cần trao đổi dữ liệu (rò rỉ thì bị đuổi việc kiện như chơi) nên không thể áp dụng khóa USB với máy cá nhân đc cấp (một số máy đặc thù thì có.
Ổ cứng mang theo ( của mình to gấp 3 cái usb) rồi khởi động trên máy "quen" (đã đủ driver), thì mất lầm 1 phút ( thao tác chọn ổ bios, khởi động). Rồi làm việc 8 tiếng một ngày với máy đó.
ủa vậy cắm vô nhiều phần cứng khác nhau cái drvier nó nhận sao
vunt
TÍCH CỰC
2 năm
@nefertem Riêng cái này thì với HDH win 10 trở lên nó cung cấp rất nhiều Driver cần thiết rồi.
@vunt oh thế à

Xu hướng

Bài mới









  • Chịu trách nhiệm nội dung: Trần Mạnh Hiệp
  • © 2024 Công ty Cổ phần MXH Tinh Tế
  • Địa chỉ: Số 70 Bà Huyện Thanh Quan, P. Võ Thị Sáu, Quận 3, TPHCM
  • Số điện thoại: 02822460095
  • MST: 0313255119
  • Giấy phép thiết lập MXH số 11/GP-BTTTT, Ký ngày: 08/01/2019