CEO Meta, Mark Zuckerberg khởi đầu năm 2022 với khối tài sản trị giá 125 tỷ USD. Nhưng chỉ 9 tháng sau, con số này bốc hơi một mạch 70 tỷ USD. Giờ đây với khối tài sản ước tính 55,3 tỷ USD theo Bloomberg Billionaire Index, hay 53,4 tỷ USD theo ước tính của Forbes, Mark Zuckerberg giờ chỉ là người giàu thứ 20 trên thế giới.
Xếp trên Mark Zuckerberg bây giờ, theo Bloomberg, là những cái tên siêu giàu nhưng ít nổi đình nổi đám hơn các tỷ phú công nghệ: Nhà Walton, nhà Koch, tỷ phú Trung Quốc Zhong Shanshan, nhà sáng lập công ty nước giải khát Nongfu Spring, hay Carlos Slim của Mexico, chủ tập đoàn Grupo Carso.
Hiện giờ người giàu nhất hành tinh vẫn là Elon Musk, với khối tài sản ước tính trị giá 268 tỷ USD. Đứng thứ nhì, đẩy Jeff Bezos xuống vị trí thứ 3 là Gautam Adani, nhà sáng lập tập đoàn Ấn Độ Adani Group. Những cái tên kế tiếp cũng rất quen thuộc: Bernard Arnault (LVMH), Bill Gates, Warren Buffett (Berkshire Hathaway), cùng hai nhà đồng sáng lập Google, Larry Page và Sergey Brin.
Quay trở lại với Mark Zuckerberg. Tập đoàn chủ quản Facebook, Instagram, WhatsApp và Oculus đã phải trải qua 12 tháng đầy biến động. Không phải trùng hợp khi quãng thời gian đó bắt đầu đúng từ cái ngày Zuckerberg tuyên bố tập đoàn mạng xã hội khổng lồ sẽ biến thành một công ty tập trung phát triển công nghệ “metaverse”, kết hợp cuộc sống ảo và thật của con người lại thành một thể đồng nhất. Và ngay lập tức, trong ba tháng cuối năm 2021, Facebook thông báo lần đầu tiên bị giảm lượng người dùng hàng ngày, khi chừng 1 triệu tài khoản daily active user biến mất.
Ngay sau đó là những rắc rối về mặt danh tiếng cũng như bảo mật của Meta, khi cô Frances Haugen, người từng đảm nhiệm chính vị trí phát triển thuật toán thu thập dữ liệu và quảng cáo định hướng cho Facebook lên tiếng và tiết lộ những thông tin mật của công ty, qua đó mô tả tác động vô cùng tồi tệ mà việc sống ảo trên Instagram ảnh hưởng tới tâm lý những bạn nữ tuổi vị thành niên, cố gắng gò ép bản thân cả về mặt sức khỏe thể chất lẫn tâm thần để đạt được hình mẫu các bạn cho là “lý tưởng”.
Quý II năm 2022, doanh thu của Meta giảm 36% so với cùng kỳ năm 2021. Tháng 4 vừa rồi, Meta tuyên bố đã đầu tư khoảng 10 tỷ USD để phát triển công nghệ thế giới ảo metaverse, tương đương 50% nguồn vốn đầu tư của tập đoàn. Cùng với đó, lượng kỹ sư đang góp công phát triển giấc mơ metaverse của Meta hiện giờ rơi vào khoảng 10 nghìn người.
Mark Zuckerberg có vẻ không nề hà lắm chuyện mất tiền, khi tuyên bố như thế này vào hồi tháng 5: “Kinh doanh metaverse đối với chúng tôi thực sự sẽ không tạo ra nguồn thu đáng kể cho đến ít nhất là cuối thập niên 2020, và hoàn toàn có khả năng cả thập kỷ này sẽ chỉ được dành ra để xây dựng nền móng cho công nghệ, để rồi đến thập niên 2030 mới đem được lợi nhuận về cho tập đoàn.”
Theo Insider
Xếp trên Mark Zuckerberg bây giờ, theo Bloomberg, là những cái tên siêu giàu nhưng ít nổi đình nổi đám hơn các tỷ phú công nghệ: Nhà Walton, nhà Koch, tỷ phú Trung Quốc Zhong Shanshan, nhà sáng lập công ty nước giải khát Nongfu Spring, hay Carlos Slim của Mexico, chủ tập đoàn Grupo Carso.
Hiện giờ người giàu nhất hành tinh vẫn là Elon Musk, với khối tài sản ước tính trị giá 268 tỷ USD. Đứng thứ nhì, đẩy Jeff Bezos xuống vị trí thứ 3 là Gautam Adani, nhà sáng lập tập đoàn Ấn Độ Adani Group. Những cái tên kế tiếp cũng rất quen thuộc: Bernard Arnault (LVMH), Bill Gates, Warren Buffett (Berkshire Hathaway), cùng hai nhà đồng sáng lập Google, Larry Page và Sergey Brin.
Quay trở lại với Mark Zuckerberg. Tập đoàn chủ quản Facebook, Instagram, WhatsApp và Oculus đã phải trải qua 12 tháng đầy biến động. Không phải trùng hợp khi quãng thời gian đó bắt đầu đúng từ cái ngày Zuckerberg tuyên bố tập đoàn mạng xã hội khổng lồ sẽ biến thành một công ty tập trung phát triển công nghệ “metaverse”, kết hợp cuộc sống ảo và thật của con người lại thành một thể đồng nhất. Và ngay lập tức, trong ba tháng cuối năm 2021, Facebook thông báo lần đầu tiên bị giảm lượng người dùng hàng ngày, khi chừng 1 triệu tài khoản daily active user biến mất.
Ngay sau đó là những rắc rối về mặt danh tiếng cũng như bảo mật của Meta, khi cô Frances Haugen, người từng đảm nhiệm chính vị trí phát triển thuật toán thu thập dữ liệu và quảng cáo định hướng cho Facebook lên tiếng và tiết lộ những thông tin mật của công ty, qua đó mô tả tác động vô cùng tồi tệ mà việc sống ảo trên Instagram ảnh hưởng tới tâm lý những bạn nữ tuổi vị thành niên, cố gắng gò ép bản thân cả về mặt sức khỏe thể chất lẫn tâm thần để đạt được hình mẫu các bạn cho là “lý tưởng”.
Quý II năm 2022, doanh thu của Meta giảm 36% so với cùng kỳ năm 2021. Tháng 4 vừa rồi, Meta tuyên bố đã đầu tư khoảng 10 tỷ USD để phát triển công nghệ thế giới ảo metaverse, tương đương 50% nguồn vốn đầu tư của tập đoàn. Cùng với đó, lượng kỹ sư đang góp công phát triển giấc mơ metaverse của Meta hiện giờ rơi vào khoảng 10 nghìn người.
Mark Zuckerberg có vẻ không nề hà lắm chuyện mất tiền, khi tuyên bố như thế này vào hồi tháng 5: “Kinh doanh metaverse đối với chúng tôi thực sự sẽ không tạo ra nguồn thu đáng kể cho đến ít nhất là cuối thập niên 2020, và hoàn toàn có khả năng cả thập kỷ này sẽ chỉ được dành ra để xây dựng nền móng cho công nghệ, để rồi đến thập niên 2030 mới đem được lợi nhuận về cho tập đoàn.”
Theo Insider