[Tuần này xem ảnh của ai?] Những bức ảnh không dùng tới máy ảnh của Man Ray

blueJune
10/10/2022 9:11Phản hồi: 13
[Tuần này xem ảnh của ai?] Những bức ảnh không dùng tới máy ảnh của Man Ray
Man Ray là một nghệ sĩ người Mỹ có vị thế của thế giới vào thế kỷ 20, các hình thức sáng tác của ông đa dạng, từ nhiếp ảnh cho tới hội họa, phim ảnh. Ông được coi là nhiếp ảnh gia tiên phong, từng có danh tiếng lẫy lừng trong ảnh thời trang và ảnh chân dung. Rayograph, được lấy từ tên họ của ông, là một phương thức làm ảnh do ông sáng tạo ra và đặc biệt vì không cần dùng đến máy ảnh hay ống kính, là đóng góp tiêu biểu cho phong trào nghệ thuật Dada lúc bấy giờ.

Trong một lần làm việc ở phòng tối năm 1921, Man Ray đã tình cờ phát hiện ra cách làm ảnh mới khi ông lỡ làm rơi một tờ giấy ảnh nhạy sáng vào dung dịch tráng phim. Tiếc tờ giấy, ông đã đặt một chiếc phễu thủy tinh cùng chiếc nhiệt kế lên tờ giấy này. Khi ông bật đèn lên, một chiếc bóng biến dạng của hai vật thể hiện lên trên tờ giấy. Nghệ sĩ hào hứng làm thêm vài bản in thử nghiệm với bất cứ đồ vật gì rơi vào tay ông: chiếc chìa khóa, khăn tay, bút chì,… Vùng sáng của bản in là nơi các vật thể nằm trên giấy, nơi ánh sáng không chiếu lên được.
man-ray.PNG
man-ray-4.PNG
man-ray-5.PNG

Kĩ thuật mà Man Ray tự đặt tên là Rayograph này hấp dẫn ông bởi quá trình diễn ra tự động, nó phù hợp với tư tưởng và cách thực hành của chủ nghĩa Siêu thực. Nó đại diện cho các vật thể bình thường theo một cách mơ hồ, nắm bắt hình dạng và bóng của chúng hơn là mô tả cấu trúc hoặc cảm giác về mặt xúc giác. Bằng cách tập trung vào trò chơi giữa ánh sáng và bóng tối, những vật dụng hàng ngày quen thuộc nhất trở thành một nhân vật kì lạ và đầy bất ngờ.

Quá thích thú với quy trình làm ảnh này, Ray tuyên bố rằng mình không muốn vẽ nữa: “Cuối cùng tôi đã giải phóng bản thân mình khỏi chất liệu dinh dính của màu vẽ, giờ tôi chỉ làm việc trực tiếp với ánh sáng mà thôi.” Tuy nhiên, ông vẫn tiếp tục vẽ sau đó trong suốt cuộc đời mình, áp dụng những gì ông học được từ những thử nghiệm trong nhiếp ảnh. Chỉ có điều ông hiếm khi công bố các bức tranh của mình.



Tham khảo V&A Museum, Daily Art Magazine, San Francisco Museum of Modern Art
13 bình luận
Chia sẻ

Xu hướng

anhtuannd
TÍCH CỰC
2 năm
Bác này nghịch phết nhỉ, chơi cross-process với giấy ảnh 😅
Giống chụp xquang ghê!
Cám ơn mod, giờ mình mới biết ông này luôn.
MeoMao121
TÍCH CỰC
2 năm
Này là tranh chứ sao gọi là ảnh nhỉ.
@MeoMao121 Vì nó vẫn sử dụng hóa chất và quy trình phơi sáng trong nhiếp ảnh chứ không dùng bút vẽ hay màu vẽ bạn ạ 😁
@MeoMao121 Thế mới quý, bạn chụp ảnh mà như tranh ms tài, cũng như hoạ sĩ vẽ tranh như ảnh thật ms hay chớ. Phải ngược vs quy luật thì ng ta ms trầm trồ dcツ
hieunokia
ĐẠI BÀNG
2 năm
@Barbatos kiểu chụp như ko chụp ấy à
@blueJune dạo này đang đọc cuốn hành vi tâm lý học nào vậy bác,hic
Shiba Inu
ĐẠI BÀNG
2 năm
Yêu luôn
mrqd
TÍCH CỰC
2 năm
hơn 90% phát minh của con người do "tình cờ" không trong tính toán, cách đây cả ngàn năm 1 vị vua (quên tên rồi) chủ động tránh thai với hoàng hậu đã để tinh binh của mình rớt vào ống hút rượu (khi nằm hút) bằng ruột dê và ông chợt thấy nó không thấm sang bên kia > condom ra đời từ đó.
X-Quang
hieunokia
ĐẠI BÀNG
2 năm
xin lỗi bác. cháu chưa đủ trình để cảm nhận đc sự tinh tế trong bst này. có thể vài chục năm nữa.
@hieunokia Cảm nhận đi, bức ảnh rất có chiều sâu
Capture.JPG
Bởi vì tờ giấy chưa hề được phơi sáng, nhưng hình trên này là hình thực thu được sau quá trình tráng, và là màu sắc âm bản.
Thế nên bóng từ đen trở thành trắng, phần sáng hơn lại là đen.
Giống như người ta chụp ngược sáng thôi mà

Xu hướng

Bài mới









  • Chịu trách nhiệm nội dung: Trần Mạnh Hiệp
  • © 2024 Công ty Cổ phần MXH Tinh Tế
  • Địa chỉ: Số 70 Bà Huyện Thanh Quan, P. Võ Thị Sáu, Quận 3, TPHCM
  • Số điện thoại: 02822460095
  • MST: 0313255119
  • Giấy phép thiết lập MXH số 11/GP-BTTTT, Ký ngày: 08/01/2019