Nạn phá rừng Amazon, Brazil, 08/2019, Mayke Toscano
Đây chỉ là 1 mảnh rừng Amazon bị phá ngay trong năm đầu tiên nhiệm kỳ tổng thống của ông Jair Bolsonaro, người mà trong thời gian mình làm tổng thống đã gần như thả cửa cho việc phá rừng. Chỉ trong 4 năm số rừng bị phá tăng 75% so với cả thập kỷ trước đó. Cách dẹp rừng bằng việc đốt đã làm đất khô hơn và làm nhiều đám cháy không thể kiểm soát.
Lụt tại Venice, Italy, 11/2019, Filippo Monteforte
Thành phố nổi Venice đang dần trở thành thành phố chìm nếu không có các biện pháp can thiệp phù hợp. Năm 2019 thành phố này chịu trận lụt nặng nề nhất trong vòng nửa thế kỷ trở lại đây. Hơn 80% Venice bị lụt, làm thiệt hại khảong 1 tỷ Euro và 2 người thiệt mạng. Hiện cả thành phố chỉ còn khoảng 52 nghìn dân so với 175 nghìn người vào năm 1951. Nếu mực nước biển vẫn tăng nhanh thì hầu hết nhà cửa tại đây sẽ bị ăn mòn bởi nước biển và không đủ an toàn để sinh sống trong đó.
Ngôi làng ma dưới đáy hồ tại Galicia, Tây Ban Nha, 02/2022, Brais Lorenzo
Ngôi làng Aceredo đã được nhận chìm hồi 1992 trong dự án làm hồ chưa nước. Giờ đây hồ chứa gần cạn kiệt và nó lại được nhìn thấy bằng mắt thường chứ không phải lặn xuống xem nữa.
Các rặng san hô chết hàng loạt tại Great Barrier Reef, Australia, 03/2017, Brett Monroe Garner
Nhà hải dương học Charlie Veron, được mệnh danh là “Bố già” của các rặng san hô chia sẻ bức ảnh đầu tiên về san hô bị bạt màu vào hồi đầu những năm 1980. Lúc đầu ngừoi ta cho rằng đó là 1 loài mới, nhưng đến giờ đây là biểu tượng của sự cảnh báo hệ sinh thái san hô đang gặp nguy. Nước biển nóng lên làm san hô bị bạt màu, chết, rôi mục rữa, dẫn đến sự sụp đổ của cả rặng san hô. Hiện tại khu vực Great Barrier Reef đã mất đi 1 nửa tổng số san hô, cùng với đó là hàng nghìn loài động vật sống trong các rặng san hô này.
Cỏ được phun sơn màu xanh thay vì trồng mới, California, Mỹ, 05/2015, Justin Sullivan
Quảng cáo
Trong vòng 2 thập kỷ vừa rồi California hứng chịu đợt khô hạn nặng nề nhất trong thiên niên kỷ. Cỏ đáng lẽ được trồng và tưới nước thì giờ chả còn nước mà tưới. Để vẫn còn màu xanh của cỏ đã có những công ty đưa dịch vụ phun sơn màu xanh lên cỏ úa để khi nhìn ra vẫn thấy cỏ xanh.
Chó kéo xe chạy trên mặt nước chứ không phải mặt băng, Greenland, 06/2019, Steffen M Olsen
Hình tượng chó husky kéo xe trượt tuyết chạy trên mặt tuyết hay mặt băng vốn đã quá quen thuộc. Nhưng khi mà vùng đất vốn được coi không bao giờ thiếu băng tuyết như Greenland mà lại như trong hình thì biến đổi khí hậu đã ở mức quá khắc nghiệt. Chỉ trong năm 2019 tại đây mất đến 532 tỷ tấn băng, gấp đôi con số trung bình từ năm 2023. Và giờ Greenland đang trên đường trở thành vùng đất xanh đúng nghĩa của nó.
Tiếp nước cho lính gác tại Anh, London, 07/2022, John Sibley
Đợt nắng nóng đến hơn 40 độ tại Anh vào mùa hè năm nay cùng với độ ẩm cao làm nhiều người không chịu nổi. Đặc biệt là những người lính phải đóng bộ rất kín và đứng trong trụ gác kín mít như vậy. Theo dự báo vào cuối thế kỷ này cứ 3 năm 1 lần mức nhiệt trên 40 độ sẽ xuất hiện tại Anh do biến đổi khí hậu.
Quảng cáo
Đánh golf ngay gần khu rừng đang cháy dữ dội ở Washington, Mỹ, 09/2017, Kristi McCluer
Bức ảnh cho thấy sự vô tâm của con người trước thảm hoạ thiên nhiên. Ai cháy cứ cháy còn ai chơi cứ chơi. Đám cháy này kéo dài tận 3 tháng mới dập được, làm hơn 20 nghìn hecta rừng biến mất.
Ngày đầu năm mới đầy ô nhiễm tại Mexicali, Mexico, 01/2018, Eliud Gil Samaniego
Đây không phải sương phủ mà là bụi mù tại 1 trong những thành phố ô nhiễm nhất Bắc Mỹ, sát biên giới với Mỹ. Theo WHO chính việc sống trong bầu không khí ô nhiễm như vậy gây nên cái chết cho hơn 7 triệu người trên thế giới.
Con gấu trắng gần chết đói, Canada, 07/2017, Cristina Mittermeier
Gấu trắng sẽ tuyệt chủng theo cách rất thảm thương đó là chết đói. Tốc độ nóng của Bắc cực cao gấp 4 lần so với các khu vực khác, làm tan chảy môi trường sống quen thuộc của loài gấu này. Nếu tiếp tục như hiện tại đến đầu thế kỷ sau có thể tất cả loài gấu trắng sẽ chết vì không kiếm được thức ăn.
Nguồn The Guardian