Đây là thành phố sản xuất hơn 70% sản lượng quả bóng đá trên thế giới

Rubi Lee
23/11/2022 5:45Phản hồi: 40
Đây là thành phố sản xuất hơn 70% sản lượng quả bóng đá trên thế giới
Nếu bạn sở hữu một quả bóng đá chất lượng, rất nhiều khả năng nó đến từ Sialkot, một thành phố nằm ở phía đông bắc Pakistan, gần biên giới Kashmiri. Đây được xem là thủ phủ bóng đá khi chiếm 70% nguồn cung bóng đá cho thế giới, bao gồm cả trái bóng chính thức Al Rihla của World Cup 2022. Theo dữ liệu của Cục thống kê Pakistan, lượng hàng hoá thể thao mà nước này đã xuất khẩu lên đến 300 triệu USD.

bong-da-2.jpg

Hơn ⅔ số bóng đá trên thế giới được sản xuất tại 1 trong 1000 nhà máy có trong thị trấn nhỏ này. Ở Sialkot, có khoảng 60.000 người làm việc trong ngành sản xuất bóng đá, tương đương với khoảng 8% dân số trong thành phố. Họ thường phải làm việc rất nhiều giờ và hoàn tất mọi công đoạn bằng thủ công.

Sialkot_City_Way.jpg

Sialkot vốn nổi tiếng với việc sản xuất các mặt hàng thể thao chất lượng hàng đầu và đã sản xuất bóng đá cho World Cup trong một thời gian dài. Được biết, hơn 80% quả bóng được sản xuất tại Sialkot đều được làm thủ công, một quy trình tốn rất nhiều công sức và thời gian. Nhưng nhờ thế mà thành phẩm bền và ổn định hơn về mặt khí động học. Không chỉ vậy, đường may cũng sâu hơn, mũi kim có độ căng lớn hơn so với việc may bằng máy.


bong-da-3.jpg

Tại một nhà sản xuất bóng ở Sialkot có tên là Anwar Khawaja Industries, những người thợ khâu sẽ được trả khoảng 160 rupee (khoảng 0,75 USD) cho mỗi quả bóng. Thời gian để 1 người hoàn thành 1 quả bóng mất khoảng 3 giờ đồng hồ. Tức là, một thợ khâu có thể làm tối đa được 3 quả/ngày, kiếm được khoảng 9.600 rupee mỗi tháng.

bong-da-1.jpg

Tuy nhiên, theo ước tính của các nhà nghiên cứu, ngay cả đối với những vùng khó khăn, thu nhập thấp thì mức lương đủ sống ở Sialkot vẫn trong khoảng 20.000 rupee/tháng. Điều này đồng nghĩa là những người thợ khâu thường có thu nhập không cao và khó có thể trang trải cuộc sống với số tiền lương ít ỏi đó. Vì vậy, hầu hết những người khâu bóng đều là phụ nữ.

bong-da-4.jpg

Thông thường, một ngày họ sẽ khâu được khoảng 2 quả bóng, 1 quả vào buổi sáng sau đó về nhà nấu ăn cho con và tiếp tục trở lại với công việc. Trong khi đó, nam giới thường sẽ đảm nhận các giai đoạn khác của quy trình sản xuất như chuẩn bị nguyên liệu hoặc kiểm tra chất lượng.

Cho đến khi các quy định về lao động được ban hành vào năm 1997, các nhà máy Sialkot vẫn tuyển trẻ em từ 5 tuổi đi cùng với cha mẹ của chúng. Một báo cáo năm 2016 đã liệt kê việc cấm lao động trẻ em là mối đe dọa đối với ngành công nghiệp ở Sialkot, bởi vì nó “lấy mất cả 1 thế hệ có kỹ năng tiềm năng”, dẫn đến tình trạng thiếu lao động cho đến hiện nay.

bong-da-5.jpg

Quảng cáo



Trong ảnh là công nhân đang bôi chất kết dính lên các tấm da tổng hợp, được làm từ cotton, polyester và polyurethane - các chất liệu đến từ những quốc gia khác nhau tuỳ thuộc vào phân khúc sản phẩm hướng đến. Chẳng hạn, vật liệu từ Trung Quốc sẽ được dùng cho những quả bóng rẻ nhất, trong khi vật liệu của Hàn Quốc sẽ dành cho những quả bóng chất lượng cao hơn. Còn đối với những quả bóng dành cho giải Bundesliga của Đức hoặc các giải đấu châu Âu khác, người ta sẽ dùng vật liệu đến từ Nhật Bản.

bong-da-6.jpg

Mỗi quả bóng theo kiểu truyền thống được tạo thành từ 20 hình lục giác và 12 hình ngũ giác, liên kết với nhau bằng 690 mũi khâu. Sau này, nhiều loại bóng được kết dính bằng keo, những loại bóng này vẫn đảm bảo được chất lượng cao với giá thành rẻ hơn, nhưng đổi lại phí vận chuyển đắt hơn và không thể sửa hay xì hơi như các loại bóng khâu.

bong-da-7.jpg

Cuối cùng quả bóng sẽ phải trải qua quá trình kiểm tra nghiêm ngặt để đáp ứng được các tiêu chuẩn của FIFA. Quả bóng trong ảnh đang được kiểm tra về độ tròn để đảm bảo khả năng chuyển động và độ bay. Theo ước tính, mọi người trên khắp thế giới mua khoảng 40 triệu quả bóng đá mỗi năm, và tăng vọt lên trong thời gian diễn ra World Cup.

Theo Bloomberg

Quảng cáo

40 bình luận
Chia sẻ

Xu hướng

Mình vẫn còn trái bóng của trận chung kết WC2014.
@Bắp Xào Bơ Tỏi fake trungquốc thôi 😁
Không liên quan lắm, ngành may mặc Việt Nam đang dần mất đơn hàng vào tay của Bangladesh và Pakistan
@kellykent cứ made in vn mà xài cho lành yên tâm bác nhỉ,hic
@Micron C Mình od trực tiếp trên web US, nhận hàng mình hết sức bất ngờ luôn, may thua cả hàng chợ VN, có mail cho hãng thì họ trả lời rằng, sẽ thu lại nếu muốn, hoặc giảm giá 10%. Mình làm công tu chỉ may, ngành may mặc nên cực kì chú trọng đến đường kim mũi chỉ, daan trong nghề nên rất khó chịu với những vấn đề này. Hàng Tommy sản xuất tại VN, China hay Turkey thì cực kì chất lượng, và ở thị trường VN Tommy không bán sản phẩm sản xuất tại Ấn, mình cũng từng vào store mua mấy lần nhưng vẫn chưa thấy. Nếu như chưa tin mình gửi ít hình hàng tommy sx tại Vn hay Turkey cho xem.
A3CF3401-D3C9-4C14-A7F5-C0EBDF4603D8.jpg
1B719F3A-E188-4F6F-A75F-029BA23B62C6.jpg
7A6CDB43-385B-48D7-9E40-AE17B36B0E7E.jpg
58179DC8-B7AC-4E3A-8ECD-E89B1F207BF1.jpg
A0F1AABD-F373-486B-839B-8B9E3B737DD0.jpg
221D0177-E6F0-42A1-8AC7-BE02A0A2509C.jpg
39A2042A-5165-41BB-BF46-9D3D6EFE6A60.jpg
9E1A93C2-084B-4C5F-BE11-654B04FB1BEF.jpg
627EE6DA-AA7F-4D0B-BD50-21C92E2107E2.jpg
42A370CF-30D4-4B87-8FD6-ADF325AC5DF3.jpg
@Micron C Mình od trực tiếp trên web US, nhận hàng mình hết sức bất ngờ luôn, may thua cả hàng chợ VN, có mail cho hãng thì họ trả lời rằng, sẽ thu lại nếu muốn, hoặc giảm giá 10%. Mình làm công tu chỉ may, ngành may mặc nên cực kì chú trọng đến đường kim mũi chỉ, daan trong nghề nên rất khó chịu với những vấn đề này. Hàng Tommy sản xuất tại VN, China hay Turkey thì cực kì chất lượng, và ở thị trường VN Tommy không bán sản phẩm sản xuất tại Ấn, mình cũng từng vào store mua mấy lần nhưng vẫn chưa thấy. Nếu như chưa tin mình gửi ít hình hàng tommy sx tại Vn hay Turkey cho xem.
57A3CDBE-7B45-4474-B2BD-41D8A14FCBBE.jpg
4B178BCC-1563-4581-9C3D-EE78FFB7417A.jpg
4A4F411E-712D-408E-90B3-6592523D2430.jpg
66BD8E20-1D5A-484F-A80B-397D8E063475.jpg
98612E83-CB2E-4643-9C1B-7FD763502A55.jpg
95E6F67A-F659-4656-B275-8E6F82EE694F.jpg
4FCF7AC9-DBF3-478B-93B9-076CBDB82EE9.jpg
D25F0BA4-2671-42CF-8FE9-4500343D4312.jpg
DEA32378-F743-4E09-B9D2-2EDBB9F4BDFB.jpg
@kellykent Ok fen, tớ sai, có vẻ tớ quá tin hàng hãng.
Nhưng thẳng thắn thì cái áo của bạn không đến nỗi thua hàng chợ ở Việt Nam. Tớ dân may gia công ra đây nên tớ biết hàng chợ như thê nào mà!
Còn cái áo của fen thì quá kém nếu là hàng hãng bán ra!
tuổi gì với trung quốc, fake mẫu mã 1 phát 1
Zhyper
ĐẠI BÀNG
một năm
@vunh94 Lương thấp thế này Trung Quốc nó dí vào thèm làm
@vunh94 Lương thấp quá ko ai làm thì thằng Pakistan mới có đơn hàng thôi
Cười vô mặt
Lương bèo quá sao sống nổi 😔((
Zhyper
ĐẠI BÀNG
một năm
Vãi cả bóc lột , làm cả tháng được 3 tr bạc
@Zhyper Theo bài báo một tháng kiếm được 9600 rupee một tháng . Mà 1 rupee bằng 111 VND tính ra một tháng kiếm được 1 065 600 . Tức là một tháng kiếm được có 1 triệu thôi không được 3 triệu đâu . Giá nhân công thấp thế này thề nào ngành dệt may Việt Nam không cạnh tranh được không có đơn hàng sấp mặt lol hết cũng đúng .Trong thế giới cạnh tranh này muốn nhàn , làm ít mà lại giàu thì phải lắm công nghệ lõi trong tay . Như, Âu , Mỹ, Nhật . Còn bán sức lao động phổ thông thì muôn đời nghèo . Như Trung Quốc năng suất lao động phổ thông cao hơn Việt Nam, logistics tốt , làm quần quật như trâu , bò 996 mà thu nhập bình quân đầu người vẫn còn thấp . Còn mấy nước tư bản đúng làm chơi ăn thật .Vì Vậy Việt Nam muốn giàu có chỉ có cách duy nhất là phát triển công nghệ lõi , tìm ra lợi thế cạnh tranh chứ không phải hạ giá lao động để cạnh tranh.
Cười vô mặt
@Minh anh 368 giá thấp chỉ bằng 1 nửa công nhân vn thôi thì làm sao sống nổi nhỉ,bên đó môi trường khí hậu khắc nghiệt hơn bên mình nhiều,hic
@toilachi9 Có 1 triệu 1 tháng sao lại bằng một nửa , bằng có 1/7 công nhân Việt Nam thôi .Còn tại sao lương thấp tới vậy họ vẫn sống , theo như bài báo thì những người này là phụ nữ chỉ là lao động phụ trong gia đình còn lao động chính là người chồng . Mà Pakistan cực kỳ nghèo , đến 30 % dân số còn không có điện sử dụng , ăn uống toàn mấy đồ phế thải, bữa đói bữa lo , 90 % thu nhập của họ chỉ phục vụ mỗi ăn uống , tỷ lệ thất học của họ cũng rất cao nhà còn không bằng ổ chuột, khắp nơi ruồi muỗi bẩn vô cùng .lần trước mình xem Youtube người Việt Nam sang làm từ thiện, phát mỗi người chỉ 10 kg gạo mà họ tranh cướp xô xát , chứng tỏ có nhiều người đói nhiều ngày rồi nên khi có người làm từ thiện thì thú tính xuất hiện.
Cười vô mặt
@Minh anh 368 nghe từ công nghệ lõi cứ bị nổi da gà =))
đá banh nhiều tệ nạn vậy mà thế giới ko cấm 😔
@dấu-tên-nhưng-sinh-năm-1981 internet cũng nhiều tệ nạn sao bạn vẫn dùng ?
@dấu-tên-nhưng-sinh-năm-1981 ?? Không hiểu. Tệ nạn thì tránh sao được. Ngay cả cuộc sống của ông cũng có tệ nạn mà. Người ta cược mai ông còn sống hay đã chết với giá 1 triệu đô. Rồi người truy sát người bảo vệ ông tương ứng cược chết hay sống.
@dấu-tên-nhưng-sinh-năm-1981 Đá banh ở tây là văn minh, đá banh ở ta là tệ nạn 🐏
Lương bèo khiếp
Bóc lột vãi, làm cực lắm chứ chả đùa
Nhớ hồi đội của mình được tặng 2 quả bóng Adidas tiêu chuẩn Champios League đọc thấy có chữ Made in Pakistan hóa ra là ở đây ra. Mà công nhận bóng của das đá sướng thật, độ cứng vừa phải và bay rất chính xác.
Bóng WC 2022 năm nay "Made in China" mà ta
Bóng công nghệ cao mà nhìn như làng nghề vậy ae
Thu nhập quá thấp
Khi nào mang được về VN sản xuất nhỉ!!?
1000 nhà máy, dân số 750 ngàn mà vẫn là thị trấn nhỏ @@
Mình có trái banh của vivo tặng, chứ làm gì có tiền mà mua banh xịn 😔
Việt Nam nên tập trung tìm việc nào giá trị cao mà làm đừng làm mấy việc mạt hạng giá trị thấp như này
Cười vô mặt
Thanks Mod, nhớ có hồi WC nào kêu là VN cung cấp bóng với lưới khung thành mà lâu quên rồi
Lương bèo bọt thật sự, so với VN mình cũng quá là thấp 😔

Xu hướng

Bài mới









  • Chịu trách nhiệm nội dung: Trần Mạnh Hiệp
  • © 2024 Công ty Cổ phần MXH Tinh Tế
  • Địa chỉ: Số 70 Bà Huyện Thanh Quan, P. Võ Thị Sáu, Quận 3, TPHCM
  • Số điện thoại: 02822460095
  • MST: 0313255119
  • Giấy phép thiết lập MXH số 11/GP-BTTTT, Ký ngày: 08/01/2019