Vừa xem bài “trên tay xe tăng” từ tinhte, nghe rất là “chói tai”. Mấy admin tinhte thường hay dùng từ “trên tay” với ý là giới thiệu nhanh một sản phẩm mà chưa có nhiều cơ hội để trải nghiệm. Nên mình có đôi dòng suy nghĩ về những cụm từ này.
Có lẽ cũng giống như “Trên tay”, “Hands-on” là tiếng lóng được người trẻ tự định nghĩa khi giới thiệu một sản phẩm, một từ lóng được viết ngược lại của từ xxx on the hands, với nghĩa đen hoàn toàn.
Hands-on một sản phẩm, có thể không nhất thiết phải cầm trên tay, nhưng ý nói là việc đang gần kề sản phẩm, quan sát tốt như nó đang trong lòng bàn tay, đang trong tầm tay, tầm với của mình. Dĩ nhiên đã ở trong tầm mắt thì người ta thường nói những gì mà người ta thấy ngay lúc đó.
Tiếng Việt “trên tay” là một cách dịch chuẩn xác, giống như cái cách cầm trên tay, quan sát và nói những thứ gì mà mình thấy. (những gì liên quan đến “tay” tiếng Anh và Việt khá tương đồng, như vuột mất tầm tay, out of hands)
Thứ nhất: Trên tay - Hands-on (sản phẩm)
Với một người chưa từng đọc những tin tức về giới thiệu sản phẩm công nghệ, chắc họ cũng không thể hiểu được “trên tay” là cái gì. Bạn hãy thử hỏi ba má ở nhà cụm từ “Trên tay iPhone 14 Pro” thử các cụ có thể hiểu nó là cái gì hay không. Từ này lại khá tương đồng với từ “Hands-on” trong tiếng Anh. Trong tiếng Anh, nếu tra từ điển, “Hands-on” có khá nhiều nghĩa, nhưng không có nghĩa nào trùng với nghĩa trong cụm từ “Hands-on iPhone 14” cả.Có lẽ cũng giống như “Trên tay”, “Hands-on” là tiếng lóng được người trẻ tự định nghĩa khi giới thiệu một sản phẩm, một từ lóng được viết ngược lại của từ xxx on the hands, với nghĩa đen hoàn toàn.
Hands-on một sản phẩm, có thể không nhất thiết phải cầm trên tay, nhưng ý nói là việc đang gần kề sản phẩm, quan sát tốt như nó đang trong lòng bàn tay, đang trong tầm tay, tầm với của mình. Dĩ nhiên đã ở trong tầm mắt thì người ta thường nói những gì mà người ta thấy ngay lúc đó.
Tiếng Việt “trên tay” là một cách dịch chuẩn xác, giống như cái cách cầm trên tay, quan sát và nói những thứ gì mà mình thấy. (những gì liên quan đến “tay” tiếng Anh và Việt khá tương đồng, như vuột mất tầm tay, out of hands)
Quảng cáo
Vì lẽ đó, từ hands-on hiếm khi được dùng là từ để giới thiệu 1 sản phẩm to tướng, khó có thể quan sát hết mọi ngóc ngách trong tầm mắt, khó có thể ở trên bà tay được. Các bạn có thể tự tìm kiếm, các bạn có thể dễ dàng bắt gặp “first look”, “first impression”, “review” một chiếc xe, chứ hiếm họa lắm mới gặp từ “hands-on” một chiếc xe (có thể họ cũng dùng đại như cách mình dùng đại từ “trên tay” vậy thôi).
Vậy nên, dù dùng chữ “trên tay” với nghĩa đen tiếng Việt, hay là ý với nghĩa từ tiếng anh “hands-on”, mà dùng “trên tay xe tăng”, “trên tay nhà hàng”, “trên tay shop”, … rất là khiên cưỡng, nếu không muốn nói là không đúng với nghĩa ban đầu của nó. Vậy thì nên dùng từ gì, nếu muốn dùng cái nghĩa “trên tay” cho những sản phẩm không thể trên tay được, theo mình nên dùng từ “giới thiệu”.
Thứ hai: đánh giá - review (sản phẩm)
Review (sản phẩm) tạm dịch tiếng Việt có nghĩa là đánh giá, tức là có quan sát, rồi đưa ra ý kiến chủ quan về sản phẩm đó. Lưu ý là ý kiến “chủ quan” nhé, anh em cứ đòi “khách quan”, “công tâm”, “đa chiều …” gì gì đó thì không gọi là “đánh giá” rồi, đã đánh giá tức là phải có nêu quan điểm của cá nhân, còn cứ nói lại quan điểm của người khác thì gọi là “ba phải”.
Mình thấy nhiều người đánh giá, mà cứ phải liên tục nhấn mạnh “đây là ý kiến cá nhân thôi”, … thực sự là không cần thiết. Không nói gì hết thì mọi người phải hiểu đó là ý kiến cá nhân.
Nhiều người cứ nghĩ review thì phải dùng thời gian thiệt lâu, giới thiệu, đánh giá lại, như vậy mới gọi là review, nhưng “thiệt lâu” ở đây là bao lâu, bao lâu thì đủ? Hoàn toàn không có, bản thân trong cụm từ tiếng việt “đánh giá” nó cũng không bao gồm thời gian trong đó, mà chỉ nói lên việc dùng ý kiến của bản thân nói về sản phẩm.
Việc đánh giá sản phẩm, với những người chưa có kinh nghiệm, có thể họ cần thời gian để trải nghiệm, nhưng với những người có nhiều kinh nghiệm, họ chỉ cần “first look” là cũng có thể review được. Bạn có thể dễ dàng bắt gặp first look and review, first look review, hands-on and review, unboxing review một sản phẩm nào đó.
Review đơn giản chỉ là đánh giá, đừng để nó liên quan đến thời gian trong đó, còn đánh giá nó ở mức độ nào, thì đó là việc của mỗi cá nhân xây dựng uy tín với cộng đồng. Như cuhiep có thể dùng từ review sau 1 tuần sử dụng, nhưng mình có thể dùng từ review sau 1 giờ sử dụng, không có gì sai cả. Như bài review máy hút bụi dyson, mình ngẫu hứng khi cứ thấy mọi người trong tinhte hỏi về máy hút bụi, và lôi ra ngâm cứu xem xét trong vòng tầm 1 tiếng, rồi bắt đầu viết bài.
https://tinhte.vn/thread/tim-hieu-nguyen-ly-hoat-dong-va-review-may-hut-bui-cam-tay-dyson.3447873/
Quảng cáo
Một sản phẩm được đánh giá chưa chuẩn, đó hoàn toàn không phải là do người ta dùng “review” hay dùng “hands-on” trên tựa đề, không phải do người ta cố tình review hay hands-on mà là do trình độ, trải nghiệm của người đánh giá chưa tới và bị kinh tế chi phối. Nếu người có kinh nghiệm và kiến thức tốt, chỉ cần nhìn qua 1 giờ, có khi đánh giá lại tốt hơn người khác dùng qua 1 tháng. Như vậy nếu 2 người này viết bài, thì bài nào là bài review, bài nào là trên tay?
Để đánh giá tốt sản phẩm, phải đảm bảo 3 tiêu chí: 1) bạn cần phải có kinh nghiệm 2) kiến thức và 3) không liên quan đến lợi nhuận, kinh tế.
- Kinh nghiệm: có được bằng trải nghiệm và tiếp xúc đa dạng. Ví dụ bạn đã trải nghiệm được 10 cái ghế công thái học, đến cái ghế thứ 11 bạn sẽ có đánh giá chuẩn hơn với thời gian trải nghiệm ít hơn, thậm chí chỉ với “first look” có thể đánh giá tốt. Vì lẽ này mấy ad chuyên làm đánh giá sẽ có ưu điểm hơn chúng ta, như mình chỉ dùng 2 cái ghế công thái học, nhưng mấy ad ở tinhte thì có thể đã dùng rất nhiều, vì họ có nhiều trải nghiệm.
- Kiến thức: khi bạn đánh giá những thứ gì bạn cũng cần có kiến thức nền về thứ đó, như khi bạn đánh giá cách vận hành của 1 cơ sở kinh doanh, bạn cần có kiến thức kinh tế, đánh giá ios, app cũng cần có kiến thức lập trình, còn đánh giá những thiết bị như ghế, máy móc, bạn cũng cần có kiến thức vật lý, cơ. Theo quan sát của mình, những reviewer hiện nay đa phần có kiến thức về công nghệ, vì dù gì họ cũng nổi lên bắt đầu từ iphone, youtube, … bắt đầu từ công nghệ. Không nhiều người có nền tảng về vật lý, cơ học. Do đó xem những đánh giá về những thiết bị máy móc mình không thỏa mãn cho lắm, vì phần lớn họ chỉ nói sơ lược, mà không đi vào cụ thể, chi tiết.
- Không liên quan đến lợi nhuận kinh tế. Cái gì mà liên quan đến lợi nhuận thì sẽ không còn công tâm. Rõ ràng là như thế. Trong thời đại hiện nay, cái gì cũng liên quan đến quảng cáo, quảng cáo bẻ cong mọi thứ. Google, 1 công cụ tìm kiếm tưởng chừng là đưa ra kết quả công tâm thế kia, nhưng không, công tâm có mà cạp đất mà ăn, nó cũng hiển thị kết quả theo quảng cáo. Mô tuyp mà hầu hết những reviewer hiện nay mà ta thường thấy đó là: nổi lên bằng sự đánh giá công tâm, sau khi được nhiều người biết, và sau đó là bắt đầu kiếm tiền dựa trên quảng cáo, mà đã quảng cáo rồi thì sẽ không còn công tâm.
Thế nên, với mình, tinhte vẫn là nơi đánh giá sản phẩm tốt nhất, tốt hơn những trang web khác, vì đảm bảo theo tiêu chí 1, cũng phần nào tạm đảm bảo theo tiêu chí thứ 2, mặc dù đôi lúc không ổn, và đặc biệt đảm bảo theo tiêu chí thứ 3, tiêu chí mà theo mình, là ít có cá nhân hay tổ chức nào đảm bảo (theo mình nhận xét là phần lớn những ad ở tinhte không bị chi phối bởi quảng cáo).
Đánh giá sản phẩm ở tinhte, mặc dù có sai chính tả, dùng từ nghe khá thốn như “trên tay cửa hàng”, câu cú lủng củng, …. Nhưng mọi thứ đó mình nghĩ không quan trọng cho lắm, cái quan trọng nhất là không ảnh hưởng và bị chi phối bởi quảng cáo. Lúc đó người đánh giá sẽ nói lên được chính xác cái mình cảm nhận, cái mình suy nghĩ. Còn khi nào mọi người thấy ad nào bắt đầu giới thiệu sản phẩm mình đánh giá để cho mọi người mua, thì đó là lúc bắt đầu “nghi ngại” là vừa.
Về cụm từ sử dụng, không thể dùng từ “review” hay “đánh giá” cho một sản phẩm mình chỉ nhìn thấy mà chưa có trải nghiệm, chưa có dùng, chưa trải nghiệm đương nhiên không thể đưa ra ý kiến đánh giá chủ quan được. Ví dụ xe tăng chưa cầm lái thử, thì không thể đánh giá nó được.
Quảng cáo
Do không thể dùng từ “review”, đánh giá, còn dùng từ “giới thiệu” thì nó lại nhẹ nhàng, không có tính chất công nghệ thời đại gì cả, bí quá, mấy ad cứ dùng từ “trên tay”, “hands-on” cho mọi thứ. Nghe thiệt là chói tai gai mắt 😁
Tuy nhiên, nếu suy nghĩ thoáng hơn, coi như là mấy ad muốn nói là “giới thiệu sơ lược về sản phẩm nào đó”, và tự định nghĩa cái công việc đó bằng cụm từ hơi sang “trên tay” vậy đi cho quen. Có thể là tinhte đang “tái định nghĩa” lại hành động “trên tay”. Luật được đưa ra bởi kẻ mạnh mà :D