Nhắc lại: Đeo tai nghe khi chạy xe máy là vi phạm luật giao thông

MinhTriND
9/3/2023 10:44Phản hồi: 274
Nhắc lại: Đeo tai nghe khi chạy xe máy là vi phạm luật giao thông
Theo như nghị định 100/2019: Hành vi sử dụng tai nghe khi điều khiển xe mô tô, xe gắn máy (kể cả xe máy điện) và các loại xe tương tự xe mô tô, xe gắn máy thì bị phạt tiền từ 800.000 đồng đến 1.000.000 đồng. Ngoài ra còn bị tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe từ 1 đến 3 tháng. Đối với người điều khiển xe ô tô thì không có quy định này. Xung quanh mình cũng có một vài người bạn đã từng bị xử phạt vì lỗi này. Giờ thì thử tìm hiểu xem ở các quốc gia khác trên thế giới thì việc này được quy định ra sao.



Quy định ở một số quốc gia


Trên thực tế, khi mình đi tìm hiểu thông tin về việc đeo tai nghe lúc chạy xe thì thông thường, các quy định đều được đặt ra đối với người điều khiển ô tô, còn xe máy thì khá ít thông tin hoặc được gộp chung vào.

chay-xe-deo-tai-nghe-tinhte-3.jpeg

  • Tại Mỹ: tính đến tháng 7 năm 2021, phần lớn các bang đều cho phép tài xế vừa lái xe vừa đeo tai nghe. Có 17 tiểu bang đưa ra lệnh cấm hoặc hạn chế với tai nghe, bao gồm Alaska, Arizona, California, Colorado, Florida, Georgia, Illinois, Louisiana, Maryland, Massachusetts, Minnesota, New York, Ohio, Pennsylvania, Rhode Island, Virginia và Washington. Ví dụ, ở Illinois, mặc dù cấm đeo tai nghe khi chạy xe, nhưng tài xế vẫn được phép sử dụng tai nghe Bluetooth hoặc các thiết bị giao tiếp rảnh tay khác, miễn là chúng chỉ bịt 1 bên tai.
  • Tại Anh: không có quy định nào cấm người lái xe không được phép đeo tai nghe. Nhưng nếu cảnh sát tin rằng người lái xe đã bị phân tâm hoặc không kiểm soát hoàn toàn phương tiện của họ, thì người lái xe đó có thể bị thổi phạt theo quy định của bộ luật quốc gia này.
  • Tại Thái Lan: bắt đầu từ ngày 7/10/2022, Thái Lan đã đưa ra quy định cấm người điều khiển xe trên khắp phạm vi đất nước dùng điện thoại nếu không có các biện pháp rảnh tay, chẳng hạn như tai nghe. Điều đó nghĩa là tại Thái Lan, việc đeo tai nghe khi chạy xe là được phép.

Tại sao Việt Nam và một số nơi không cho đeo tai nghe khi lái xe?


chay-xe-deo-tai-nghe-tinhte-2.jpeg

Sau khi tham khảo từ nhiều nguồn khác nhau, mình tìm thấy 1 nghiên cứu của Hiệp hội phòng chống tai nạn Hoàng gia Anh là cung cấp đầy đủ ý nhất về lý do tại sao người ta khuyến khích không nên sử dụng tai nghe khi lái xe, kể cả lái xe hơi. Chung quy lại, có những nguyên nhân như sau:

- Sử dụng tai nghe, đặc biệt là để nghe nhạc có thể làm tốn thời gian để chuyển sự tập trung sang âm thanh phát ra từ tai nghe sang âm thanh của môi trường ngoài, tạo nên rủi ro trong các trường hợp khẩn cấp cần xử lý nhanh. Đa phần tai nghe ngày nay đều có chống ồn, càng khiến cho nguy cơ này tăng hơn nữa.
- Theo nhiều chuyên gia thì lái xe không đơn thuần chỉ là bằng mắt, mà còn phải dùng tai để nghe tín hiệu âm thanh, ví dụ như tiếng còi của xe cấp cứu.
- Dùng tai nghe có thể khiến cho người lái cảm nhận sai tốc độ thực tế của xe, nghĩa là có xu hướng chạy nhanh hơn và trong các điều kiện đường xá không an toàn thì điều này gây nguy hiểm.
- Một nghiên cứu thực hiện vào năm 1990 cho thấy khi đeo tai nghe, thao tác chuyển số của người lái sẽ nhiều hơn khoảng 1/3 giây, đồng thời, họ cũng phản ứng với các mối nguy hiểm chậm hơn 1/5 giây
- Khi di chuyển ở vận tốc 75 km/h, chênh lệch về thời gian phản ứng là 0,3 giây nghĩa là khoảng cách di chuyển sẽ chênh lệch 6 mét, điều này có thể rất quan trọng trong tình huống khẩn cấp.

chay-xe-deo-tai-nghe-tinhte-6.jpg
Đội mũ ¾ cũng là cách để nhiều anh em “lách luật”.

Với những lý do nêu trên thì mình nghĩ rằng không phải không có lý khi tại 1 số nơi, bao gồm Việt Nam, luật quy định không được sử dụng thiết bị âm thanh khi chạy xe, cụ thể ở Việt Nam thì là xe máy.

Quảng cáo



Chia sẻ quan điểm cá nhân về việc này, bởi vì luật quy định là không sử dụng bất kỳ thiết bị âm thanh nào, thế nên mình hơi tiếc cho những thiết bị như Cardo hay Sena. Đây là các thiết bị sinh ra để anh em đi xe mô tô theo đoàn giao tiếp được với nhau, và nó giúp việc di chuyển được an toàn hơn. Chắc chắn là hệ thống này cũng đi kèm với khả năng nghe nhạc, nhưng nó không kín như tai nghe nhét tai với chức năng chống ồn.

[​IMG]
Theo như quy định hiện hành thì những thiết bị âm thanh như Cardo kiểu này về cơ bản cũng không hợp lệ để lưu thông.

Dù gì thì cũng thật khó để kiểm soát xem ai đó dùng thiết bị âm thanh để nghe nhạc hay để giao tiếp rảnh tay, và phương án sau cùng được chọn ở Việt Nam là cấm luôn.

Mình thấy có 1 số anh em hiện vẫn đeo tai nghe khi chạy xe máy, nhưng đội mũ ¾ nên khả năng bị phạt khá thấp. Việc đeo tai nghe để nghe Google Maps dẫn đường hay để gọi điện thoại khi cần là nhu cầu rất chính đáng, nhưng nếu anh em có dùng nghe nhạc thì mình nghĩ nên mở xuyên âm và đừng bao giờ mở chống ồn.

Anh em nào đang có thói quen đeo tai nghe khi chạy xe thì chia sẻ bên dưới nhé.

Quảng cáo


Cùng chung diễn biến, đây là TOP 5 ứng dụng tra cứu luật giao thông ngay tại chỗ cùng các mức phạt. Và không phải đèn đỏ nào xe máy cũng được rẽ phải.
274 bình luận
Chia sẻ

Xu hướng

à, ra vại
nhiều thành viên và mấy mod giới thiệu tai nghe thường chia sẻ cảm giác đeo tai nghe khi đi xe máy mới hài 😆
@mylong_518 Thì sẽ ko phải nghe tiếng mình ỉa hoặc buồng bên cạnh ỉa. Đến đoạn hài chưa?
@linkking chính xác, chứ quảng cáo tai nghe chống ồn, đi ra đường thì công an cấm, thì chỉ có đi ỉa, nhất là ỉa chảy xem mình có nghe được k, hoặc nghe thằng bên cạnh nó ỉa chảy mình có nghe được k
Dragon7x
ĐẠI BÀNG
một năm
@kedote Biết là vi phạm luật nhưng đeo tai nghe chống ồn + nghe nhạc làm mình đi chậm lại, thư giãn hơn nhiều so với ko có, vì tiếng ồn xung quanh làm mình khó chịu lắm. Vẫn đeo thôi... ko may bị bắt ráng chịu vậy. Được cái vẫn nghe được tiếng còi xe.
@Dragon7x Bạn đội nón 3/4 xịn xịn xíu nó cũng giảm tiếng ồn xung quanh tốt lắm, không nhất thiết phải đeo tai nghe 😁
Ui rùi . Luật Viết Lam có cho zui . Đèn đỏ còn vượt ầm ầm thì mấy cái khác chỉ ... Muỗi .
@Kiệt Lữ Vậy bạn phải ra khu Bình Chánh, Q12 mới thấy kiểu đó. Những ngã tư mà ít có người qua lại có đèn giao thông
@Emchilashipper Ngay quán chuối bình chánh. Đèn đỏ t đậu lại, ông phía sau phi thẳng không giảm tốc va nhẹ vào mình xong còn đậu lại chửi như hát... Mà thấy to xác quá nên im hông dám cự lại chờ đèn xanh phắn cho lành☹️
@Khù_Khờ Ra đường nhịn 1 tiếng khỏe bạn ạ. Mình nhận sai hết, mấy người đó gặp người cứng người ta trị
@Emchilashipper hic, sợ thật bác nhỉ.
Đeo tai nghe lúc các anh hỏi bảo em bị điếc đeo máy trợ thính, hihi
gjn.t1m
ĐẠI BÀNG
một năm
@tuchangioi CSGT nó đâu có bị ngu mà ko phần biệt dc ... ngc lại là đàng khác
@tuchangioi Nó vờ lấy ra kiểm tra rồi nhí nhí, lỗi này giam bằng 24 tháng… Bật lại là thua nha cưng.
@gaubattu Cho mình xin model bạn ui. Tks.
khi nào bị bắt thì mới tính là phạm luật
@hadryan Thấy đeo thổi lại là bị bắt
Cười vô mặt
iommvo
TÍCH CỰC
một năm
@hadryan Dùng băng keo Dán dây tay nghe vào mũ 3/4. Công an kêu mở mũ ra kiểm tra thì cái tai nghe nó cũng rớt ra theo
nlht
TÍCH CỰC
một năm
Đèn đỏ thì vượt ầm ầm
Đậu xe chờ đèn ngược chiều
Những cái lỗi gây tai nạn cho người khác thì ko phạt, đi móc mấy cái vớ vẩn ra phạt. Vừa hèn vừa nhục
@nlht luật này thấy đúng mà, tự nhiên đi hành vi vi phạm pháp luật với luật
nlht
TÍCH CỰC
một năm
@gauto988 Sát xuất ông gặp mấy em gái đó với ông gặp mấy con khỉ vượt đèn, đậu ngược chiều đèn đỏ cái nào nhiều hơn. Bản thân tui từng thấy CSGT nó nhìn cái đám khỉ đó ngay trước mặt thì như đui mù nhưng e gái quẹo ko xi nhan thì lao ra như con chó đói
@nlht Luật là luật! Lại còn lôi xác xuất thống kê?
nlht
TÍCH CỰC
một năm
@gauto988 Thì ai nói gì đâu. Đang nói bọn khỉ đi cũng phạm luật thì ko bắt. Khen nó hèn nhục thôi
Mình gặp 1 trường hợp đi vào làn ô tô, mà xe bấn còi ầm ĩ cũng k né
ở đây đang bàn về vụ tai nghe khi đi xe máy, nên tiện thể bàn chơi luôn về khái niệm của nó.
theo mình nhớ luật xử phạt khi "sử dụng" tai nghe, chứ không có quy định là "đeo" tai nghe.
vì thế để có cơ sở xử phạt, thì phải chứng minh được là người vi phạm đang "sử dụng" tai nghe khi tham gia giao thông nha.
khái niệm "sử dụng" và khái niệm "đeo" là khác nhau hoàn toàn
Dungbro
ĐẠI BÀNG
một năm
@bestofstrongman đứng cãi nhau với họ thì hết ngày, đời nó là vậy.
@Methylamine Mấu chốt của luật là phải đảm bảo tính nhất quán, không gây hiểu lầm, hiểu sai khi xử lý.
Còn khi luật có sơ hở thì bất kì ai cũng có "quyền" lách. Vì bản chất họ không làm sai luật, mà do luật không cover được !
@bestofstrongman Đã từng yêu cầu
- Thay đổi chữ "sử dụng" trong biên bản thành "deo tai nghe".
Tuy nhiên vấn đề là phía thằng CA đó nó không dám làm vậy. Và bao biện là "sử dụng" và "đeo" chỉ là "từ địa phương".

Thấy cách nc ngu quá nên chán. Thôi kệ. Lập đi. Xem như thí cô hồn vài trăm !
@Kelvin1992 Như cái điện thoại bạn để trong túi quần, ko chạm ko nghe, ko tương tác với đt, nhưng cũng là đang sử dụng đấy. Nếu ko sử dụng, bạn vứt cái đt ở nhà hoặc tắt nguồn chứ đút túi quần làm gì. Đt bạn đang kết nối với sóng vệ tinh để chờ nhận cuộc gọi ko phải là đang sử dụng hay sao... Nhưng trong quy định giao thông, "sử dụng" đt nó ko tới mức độ như vậy, nhưng tai nghe thì có đấy.

1. Khi làm luật bạn phải define rõ cái định nghĩa. Không thể mặc nhiên "hiểu như thế nào là đúng".
Nếu nói vậy, cái monitor mình để trên bàn nhưng không bật cũng là "đang sử dụng" ????
Bạn tạo ra khác biệt "sử dụng điện thoại" và "sử dụng tai nghe". Nhưng quy định, văn bản nào dùng để "xác định" "định nghĩa" rõ ràng cho vấn đề này ? Đừng nói là tự hiểu, vì luật là không tự hiểu. !

Nên nhớ, pháp luật đặt ra quy định này cốt để tạo thói quen an toàn khi tham gia giao thông. Riêng việc bạn đeo tai nghe cũng gây hạn chế khả năng nghe tín hiệu giao thông xung quanh rồi, chứ ko phải cứ phải mở âm thanh mới gây giảm thính lực nhé.

2. Đúng ! Nhưng đang nói vấn đề xử lý phải làm đúng nguyên tắc, luật pháp. Ta không nói về vấn đề nhận thức. 2 cái khác nhau.

Thứ 2, bạn có thể nói rằng tôi đeo để khi nào có cuộc gọi tới thì mới nghe, chứ ko phải nghe nhạc/podcast thường trực. Nói vậy tức là bạn thừa nhận rằng bạn sẵn sàng "sử dụng" tai nghe khi có cuộc gọi tới khi tham gia giao thông. Và đây rõ ràng là vi phạm rồi.

3. Chính vế này lại phản tác dụng vế #1. Sẵn sàng sử dụng nghĩa là CHƯA SỬ DỤNG. !!! Vậy xin hỏi vi phạm gì ?

Thứ 3, bạn nói là nếu có lập luận cứng... đòi người ta chứng minh, rồi khởi kiện này nọ... có đáng ko bạn.

4. Đáng tiếc ! Luật ở VN chỉ là trò hề.
- Văn hoá đem ra court để nói chuyện không có
- Quan bênh quan ... Nên luật chẳng còn ý nghĩa.

Đúng ra dù chỉ sai 1 điểm nhỏ, cũng phải làm cho ra lẽ ! Đúng là đúng ! Sai là sai. ! Không mập mờ !
Mình nghĩ đeo tai nghe để GG map dẫn đường thì nên, còn nghe nhạc lúc điều khiển xe máy thì không nên
@NghiepTranVINA Nghe qua thì có vẻ hợp lí nhưng thực chất nó vẫn là "đeo tai nghe khi điều khiển phương tiện", cũng đều mang tính chất làm mất tập trung hoặc mất nhận thức môi trường xung quanh. Nên có chăng, đeo tai nghe phải sử dụng chế độ xuyên âm (nghe được âm thanh môi trường xung quanh và nhạc) - ví như mấy người đeo máy trợ thính - mục đích nghe được âm thanh xung quanh, không được sử dụng chế độ chống ồn. Nhưng cũng khó vì ai mà biết được nó đang nghe xuyên âm hay chống ồn. 😃
@andytran1986 Cái này thuộc về nhận thức mỗi người rồi quá
@NghiepTranVINA Nhưng luật là luật. Cứ biết ông đeo tai nghe là phạt rồi nên biết làm sao được.
@d_chien90 Haizz 😔😔
@d_chien90 Luật trong hầm mà ra, nước ngoài cứ vô tư nghe gọi bằng tai nghe Bluetooth, chỉ cấp cầm điện thoại khi lái xe mà thôi.
necpi
ĐẠI BÀNG
một năm
Để mua cái 3/4
@necpi Best lách :v
@necpi Tôi toàn xài mũ 3/4 để nghe nhạc ko ai biết
@GhostRiley Tôi mua hẳn mũ full head, đeo nghe cho tập trung 😆
@necpi Thực ra đội hay ko thì tỉ lệ bắt rất thấp, nhưng ko nên đeo vì an toàn của bản thân thôi. Hiện nhìu tai nghe ko cần bật chống ồn thì mút cao su cũng khá kín, chạy xe ko nghe xung quanh hoặc phản ứng chậm với âm thanh xung quanh thì mình thiệt chứ ai đâu. Đi đường dài (vắng) du lịch thì có thể cân nhắc xài để chill xíu, chứ chạy đô thị thì nên dẹp
Vậy nếu dùng tai nghe truyền âm qua xương thì có sao không ta? Vì không đeo vào tai mà máng vào thái dương.
@bibinguyen nó cũng dùng thiết bị âm thanh kìa, và xe đó cũng phải xe ưu tiên
@xuanhong_272 xe tuyên truyền có phải xe ưu tiên ko?
@xuanhong_272 luật nào cũng ngoại lệ thì ai cũng lươn lẹo nói mình ngoại lệ dc. thế dân làm sai thì phạt còn bọn cầm quyền thì ngoại lệ đứng trên pháp luật chà đạp dân thì ok?
@hadryan Thì sao bác ?
Cái chuyện vi phạm và cái chuyện phạt là hoàn toàn khác nhau. Chuyển làn không xi nhan, kẹt xe leo lề, làm như là bị thó hết vậy.
Chưa kể không phải xe ưu tiên nhưng không có nghĩa là không được nha bác, rất nhiều tình huống xe được cấp phép làm thế này thế nọ.
gaubattu
ĐẠI BÀNG
một năm
Đi xe máy thì đeo một bên thôi.
@dktran01 mình đâu rảnh mà đi làm mấy chuyện bao đồng đó, trả lương cho mình đi rồi mình ra đường ghi hình lại bắt lỗi cho =))
@JerryKist thì tôi nói trên kia rồi đó, không đủ nhân lực. Bạn muốn bắt hết tất tần tật thì hoàn toàn ko thể. Ít ra là như trung tâm sg gắn camera là giảm đáng kể xe 4 bánh chạy ẩu
@dktran01 Đi làm mọi và đấu tố nhau à.
Đúng là đeo tai nghe khi nghe nhạc nó phiêu lắm nên lái xe nhiều lúc không tự chủ được. Mình thì chỉ đeo tai nghe để xài maps dẫn đường. Mình cũng đang sử dụng mũ bảo hiểm 3/4 đầu nên cũng đỡ được phần nào bị phạt. Mình nghĩ nên mạnh hơn cả với trường hợp của ôtô.
tuanzz
ĐẠI BÀNG
một năm
@d_chien90 Phiêu ko làm chủ -> nó có lỗi vi phạm tốc độ rồi cụ. Mắc mớ j gán tội cho tai nghe.,
Còn đường VN nghe còi là phụ thôi: má nó tắc đường, mà mấy cụ cứ bấm inh ỏi để làm cái shit j vậy
kukarb
ĐẠI BÀNG
một năm
@tuanzz @tuanzz vãi bác, luật đề ra để ngăn chặn nguy cơ gây họa mà bác lập luận thế bó tay. Ví như Uống rượu dẫn tới không làm chủ được tốc độ -> nó có lỗi vi phạm tốc độ rồi, mắc mớ gì gán tội cho uống rượu mà cấm uống rượu !?
tuanzz
ĐẠI BÀNG
một năm
@xuanhong_272 =))). Thay vì lựa chọn cái gây họa ít nhất để vẽ thêm luật, thì nghĩ những cái khác nó hiện hữu hơn, chứ bác ví rượu thì nó là tỉ lệ gây họa cao thì ko lập luận dc thế rồi
Vẫn đang dùng tai nghe bluetooth, 1 bên tai, để nghe google maps, biết là phạm luật nhưng đi xa mà không đeo là lạc luôn.
mình thường chỉ đeo tai nghe một bên để nghe Google Maps khi di chuyển bằng xe máy, thấy nhiều anh em đeo 2 tai nghe chạy ngoài đường thấy cũng nguy hiểm.
Mình đội nón 3/4 thấy đeo tai nghe khó quá, với lại nhiều khi sơ sây cái rớt nữa.
Hơn nữa đi tập gym thấy nhiều bạn đeo tai nghe, mình thắc mắc tập đổ mồ hôi rồi dơ tay nghe, không biết có bạn nào về dùng cồn hay mấy UV box để khử trùng không nhỉ?
@toilachi9 haha mình đã nói rồi
mình còn yếu cái zụ lấy air lắm ,nên brake oil là mình đưa cho ae làm : )))
1 năm mới thay 1 lần nên ko lăn tăn gì ,sẵn ra đó chém gió lun
.
vệ sinh piston thì mình kéo nó ra 1 chut thôi ,ko tháo ra hẳn ,rồi xịt brake cleaner
@kixx bác hay mua loại má phanh/bố thắng của hãng nào mà cho chất lượng tốt thắng ăn với độ bền lâu dài vậy bác
@toilachi9 galfer
mà ăn hay ko còn tùy cach chạy ,heo ,đĩa ntn
tât cả pad mình đang nói là sinter
loại mềm thì ăn hơn 1 chut ,bù lại nhanh mòn .2 cái mềm sẽ măc hơn 1 cái cứng ,nên chi phí 1 năm cũng nhỉnh hơn .nếu tự thay ở nhà thì phần chênh lệch cũng đỡ 1 chut
.
mỗi tour thử 1 loại ,cái nào phù hợp thì chơi lâu dài
có thể mua nhìu để dự trữ ,vì ko biêt khi nào hãng thương lái hêt nhập hàng ,discontinue : )))
.
nhiệt độ cũng ảnh hưởng tới biting-factor
nếu ko đua bơi 299 thì ko đc sài loại race
luật cũ thì cấm đeo tai nghe có dây và cho phép sử dụng tai nghe không dây
còn luật mới thì cấm hết
@vvt03hp Vì luật cũ thời đó chưa có phát triển đại trà tai nghe wireless như bây giờ nên họ sửa lại cũng hợp lý.

Xu hướng

Bài mới









  • Chịu trách nhiệm nội dung: Trần Mạnh Hiệp
  • © 2024 Công ty Cổ phần MXH Tinh Tế
  • Địa chỉ: Số 70 Bà Huyện Thanh Quan, P. Võ Thị Sáu, Quận 3, TPHCM
  • Số điện thoại: 02822460095
  • MST: 0313255119
  • Giấy phép thiết lập MXH số 11/GP-BTTTT, Ký ngày: 08/01/2019