Benin - huyền thoại về thành phố bị lãng quên

Benin - huyền thoại về thành phố bị lãng quên
Đế chế Benin của Châu Phi đã từng khiến người da trắng kinh ngạc với sự rực rỡ của nó. Thế nhưng thật không may khi thành phố vĩ đại xưa kia đã biến mất hoàn toàn, mọi thứ của quá khứ chỉ còn trong sử sách, những ký ức huy hoàng một thời chỉ còn là tưởng tượng và trường tồn trong những câu chuyện của người xưa.

tinhte_deeptalk_benin_1.jpg

“Great Benin, where the king resides, is larger than Lisbon; all the streets run straight and as far as the eye can see” - tạm dịch: Benin rộng lớn, nơi mà nhà vua trị vì, lớn hơn cả thành phố Lisbon, dõi từ xa là các con phố chạy đều thẳng tắp, vượt qua cả tầm mắt người nhìn - đây là dòng nhật ký của thuyền trưởng người Bồ Đào Nha, ông Lourenço Pinto đã viết về Benin khi đến đây lần đầu vào năm 1691.

Những ngôi nhà to lớn, đặc biệt là nơi ở của nhà vua, chúng vô cùng lộng lẫy với những hàng cột cao trang trí tuyệt đẹp. Thành phố giàu có và người dân thì cần cù, nó được quản lý tốt đến mức không có trộm cắp và an ninh đảm bảo đến độ người ta không cần phải lắp cửa ra vào trong mỗi căn nhà. Benin khi đó còn được cho vào danh sách một trong những thành phố với mô hình quy hoạch tốt nhất trên thế giới lúc bấy giờ.

tinhte_deeptalk_benin_2.jpg
Vương quốc Benin là một trong những vương quốc lâu đời nhất vẫn còn tồn tại trên thế giới. Benin nằm sâu trong rừng rậm nhưng được kết nối với các vương quốc Châu Phi khác và Đại Tây Dương thông qua sông Niger. Ở thời kỳ đỉnh cao, thành phố Benin là kinh đô của một đế chế trải dài từ Lagos ở phía tây đến bên kia Niger ở phía đông - khu vực tương đương với khoảng một phần năm của Nigeria ngày nay.

Benin đã “tiếp xúc” với người châu Âu đầu tiên vào những năm 1480, khi mà các thương nhân Bồ Đào Nha tình cờ tìm ra nó, trong khi mục tiêu ban đầu là cố gắng tìm đường đi vòng qua các tuyến đường thương mại truyền thống của vùng Sahara. 100 năm sau, các thương nhân Hà Lan đã đến đây và trong 200 năm tiếp theo, đã xuất hiện thêm nhiều thương nhân đến từ Anh, Pháp, Đức, Tây Ban Nha...Tất cả những “du khách bất ngờ” này đều trở về nhà với những câu chuyện tuyệt vời về một thành phố đáng ngưỡng mộ.

tinhte_deeptalk_benin_3.jpg
Trong số nhiều tác phẩm nghệ thuật còn sót lại của Đế chế Benin, có 2 tác phẩm mang tính biểu tượng là đầu tượng bằng đồng của Nữ hoàng Idia và mặt nạ ngà voi Benin. Đầu tượng bằng đồng là tác phẩm tôn vinh Nữ hoàng Idia, mẹ của Oba Esigie - vị vua trị vì vào đầu thế kỷ 16. Nữ hoàng Idia là vị Iyoba đầu tiên, hay còn gọi là Thái hậu, và bà đóng một vai trò cực kỳ quan trọng trong vương quyền của ông lúc bấy giờ với tư cách là Iyoba. Là một thủ lĩnh, Nữ hoàng quản lý quận Iyekuselu, có thể tùy ý tăng các khoản thuế cần thiết để tài trợ cho quân đội do bà toàn quyền giám sát. Mặc dù vào thời kỳ này, phụ nữ thường bị cấm làm một số nghề nhất định bao gồm cả quân đội nhưng bà vẫn ra trận và ghi được nhiều chiến công hiển hách. Nữ hoàng Idia được mô tả là người sở hữu sự nhạy bén trong quân sự một cách thần kỳ, nhờ đó bà đã giúp con trai mình là Esigie đánh bại người anh trai là Arhuanran, kẻ tranh giành quyền thừa kế ngai vàng.

benin.png

main-image.jpg

tinhte_deeptalk_benin_4.jpg

Nữ hoàng Idia cũng đã cách mạng hóa vị trí độc tôn của mình, cho phép các Iyoba trong tương lai có thể nắm giữ quyền lực chính trị thực tế. Bà Idia được cho là có khả năng chữa bệnh kỳ diệu, điều này được miêu tả trong nhiều tác phẩm điêu khắc và nghệ thuật được tạo nên để vinh danh bà, chẳng hạn như mặt nạ ngà voi của Benin. Đây là một tác phẩm điêu khắc bằng ngà voi quy mô nhỏ được làm để vinh danh Idia, chiếc mặt nạ được Esigie đeo như một mặt dây chuyền trang sức thể hiện uy quyền.

Ngày nay, chiếc mặt nạ ngà voi là một lời nhắc nhở rõ ràng về hoàn cảnh không may mà các tác phẩm nghệ thuật khi bị đem ra khỏi Châu Phi. Chiếc mặt nạ được chọn làm biểu tượng của Lễ hội Văn hóa và Nghệ thuật của Người da đen và Châu Phi, một lễ hội diễn ra ở Nigeria và thu hút mọi người từ nhiều nơi của Châu Phi đến để tôn vinh văn hóa của người da đen. Chính phủ Nigeria đã cố gắng mượn lại chiếc mặt nạ từ Bảo tàng Anh, nhưng họ đã từ chối vì cho rằng nó quá dễ vỡ nếu phải vận chuyển. Mãi sau này, bảo tàng Anh đã tổ chức các cuộc đàm phán để thảo luận về việc trả lại các cổ vật Benin.

Các nhà thám hiểm Bồ Đào Nha đã bắt đầu thiết lập liên lạc với Benin vào thế kỷ 15 và họ sớm bắt đầu giao thương. Mối quan hệ giữa Bồ Đào Nha và Benin tốt đến mức Oba Esigie được cho là đã cử đại sứ đến Bồ Đào Nha, và sự trao đổi này đã có tác động đến nghệ thuật và văn hóa ở Benin. Esigie được biết đến là người thông thạo tiếng Bồ Đào Nha, điều này tạo điều kiện thuận lợi cho việc giao tiếp của ông với các doanh nhân Bồ Đào Nha. Trong khi đó, những nỗ lực truyền giáo ban đầu của người Bồ Đào Nha đã mang lại một số kết quả tốt đẹp khi các nhà thờ bắt đầu xuất hiện ở Benin. Thương mại giữa Bồ Đào Nha và Benin vẫn tiếp tục, bao gồm buôn bán ngà voi, hạt tiêu và nguồn cung cấp nô lệ.

tinhte_deeptalk_benin.jpg
Trong thời kỳ này, việc buôn bán nô lệ chưa hẳn là phát triển quá mạnh, chủ yếu là buôn bán phụ nữ phục vụ cho việc làm nông. Nô lệ là những người bị bắt giữ trong chiến tranh hoặc bị buộc phải lao động khổ sai để trả nợ, với mục đích bảo vệ uy tín của hoàng gia nhiều hơn là vì lợi ích tài chính thực tế. Do đó, việc buôn bán nô lệ diễn ra không quá nhiều. Hơn nữa, Benin đang được hưởng lợi thế kinh tế và quân sự, không cần lợi ích từ việc buôn bán nô lệ qua Đại Tây Dương. Mối quan hệ của Benin với người châu Âu không chỉ giới hạn trong thương mại hàng hóa mà còn bao gồm các dịch vụ phục vụ chiến tranh và lính đánh thuê.
6321384_tinhte_deeptalk_benin_slave.jpg
Tuy nhiên đến thế kỷ 17, vương quốc bắt đầu suy tàn do thiếu người lãnh đạo, nội bộ rạn nứt và sự vô kỷ luật giữa các thành viên thuộc giai cấp thống trị. Khi việc buôn bán nô lệ bị bãi bỏ và giá ngà voi giảm mạnh, thành phố Benin chịu ảnh hưởng nặng nề về kinh tế. Vào giữa thế kỷ 18, đế chế phát triển mạnh mẽ trong thời Oba Eresonyen, nhưng không may là nó không tồn tại lâu dài...

Vào giữa thế kỷ 19, Benin bắt đầu kinh doanh dầu cọ, khi sản phẩm trở nên quan trọng hơn đối với người Anh, họ đã tìm cách biến Benin thành một nước dưới quyền cai quản của mình.

Năm 1892, phó lãnh sự Henry Gallwey đã thúc giục vua Oba Ovonramwen tự nguyện giao đế chế hiện đã suy yếu của mình cho người Anh với tư cách là một quốc gia bảo hộ. Có một số nghi ngờ về việc liệu Oba có thực sự ký hiệp ước hay không, vì rõ ràng ông cũng không chắc liệu người Anh có ý định tốt hay không. Bằng cách biến Benin thành một nước bị đô hộ, hiệp ước sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho thương mại, ngừng buôn bán nô lệ và chấm dứt hiến tế con người.

Benin cuối cùng đã thất thủ trong cuộc viễn chinh vào năm 1897. Vua Oba cảm thấy rằng người Anh có ý định phế truất ông, vì vậy các thủ lĩnh của ông đã ra lệnh tấn công phủ đầu vào một đoàn lữ hành chở các sĩ quan Anh không trang bị vũ trang. Hai trong số các quan chức đã trốn thoát được, nhưng sự cố đó đã đóng dấu cho số phận của Oba Ovonramwen. Đáng buồn là, thay vì thực hiện các biện pháp cứu vãn để tránh xâm lược, Oba lại tăng tỷ lệ hiến tế thêm mạng người để xoa dịu tổ tiên...

Tin tức về hủ tục khát máu ngày một tăng của Oba, cùng với cái chết của các quan chức người Anh, những điều này đã trở thành lý do “hợp lý hóa” cuộc xâm lược năm 1897 của thực dân Anh. Oba cùng các thủ lĩnh của mình đã bỏ chạy, sau đó họ quay lại và cuối cùng là đầu hàng. Oba rõ ràng đã từng tiếp cận với người Anh với vẻ hào hoa và lộng lẫy khi còn tại vị, nhưng kết quả cuối cùng là sự sỉ nhục và phế truất. Cuối cùng, ông bị đưa đi lưu vong ở Calabar ở vùng đông nam Nigeria, đây cùng là nơi mà ông qua đời vào năm 1914.

tinhte_deeptalk_benin_2.jpg
Để phá hủy những gì còn sót lại, người Anh đã chuyển các kho báu hoàng gia đến một nơi an toàn rồi phóng hỏa Benin. Một số món đồ tạo tác được để lại Lagos và một số khác bị đưa đến châu Âu, nơi mà chúng lọt vào các bộ sưu tập tư nhân, viện bảo tàng…

Năm 1914, ngai vàng được phục hồi cho Eweka II, con trai của Ovonramwen và bị giám sát bởi người Anh. Những gì còn lại của Benin chỉ là cái bóng mờ nhạt của vinh quang quá khứ, không còn những bức tường hay bất kỳ dấu vết hùng vĩ nào của xưa kia…

tinhte_deeptalk_benin_bcb_1.jpg
6321384_tinhte_deeptalk_benin_1-7.jpg

1.png
Oba hiếm khi xuất hiện trước công chúng, nhưng khi ông xuất hiện thì sẽ luôn đi kèm rất nhiều người hầu để phục vụ cho việc di chuyển, che nắng…

2.png
Oba đội một chiếc mũ cùng áo choàng được kết bằng rất nhiều hạt san hô đỏ. Chỉ có nhà vua và những người thân cận nhất của vua mới được phép đeo chuỗi hạt vì chúng rất hiếm và có giá trị cao, hạt san hô đỏ được mang tới từ những nơi xa xôi như Địa Trung Hải.

6321398_3.png
Ngoài việc là người có thẩm quyền chính trị cao nhất, Oba còn là những nhà lãnh đạo tinh thần cao nhất đối với người dân của họ. Các giáo phái tôn giáo sẽ phát triển xung quanh các Oba và nhiều vị Oba thậm chí còn tuyên bố mình có sức mạnh siêu nhiên.

4.png
Một trong những dấu ấn mang tính biểu tượng nhất của Đế chế Benin chính là chiếc mặt nạ ngà voi được chạm khắc tinh xảo mô tả Nữ hoàng Idia, được làm ra cho con trai bà là Oba Esigie, được đeo ở thắt lưng hoặc cổ.

5.png
Hầu hết các Oba chỉ mang theo vũ khí mang tính hình thức vì họ sẽ luôn được bảo vệ bởi các vệ binh hoàng gia, những người được huấn luyện chuyên nghiệp, trang bị kiếm, giáo và có thể là súng.

6.png
Con báo là biểu tượng quyền lực hoàng gia ở Benin, ngoài việc mặc đồ da báo, nhà vua còn thường nuôi một số con mèo lớn hay báo làm thú cưng, chúng sẽ được xuất hiện và diễu hành trong những dịp quan trọng như là linh vật chủ chốt.

tinhte_deeptalk_benin_cat.jpg

7.png
Với khả năng cai trị nhiều thành phố, thị trấn lẫn làng mạc, các nguồn tin tại Hà Lan cho rằng Oba có thể huy động tới 20,000 binh sĩ trong một ngày và đội quân có thể nhanh chóng lên tới con số khổng lồ 80,000 - 180,000 binh sĩ.

tinhte_deeptalk_benin_bcb.jpg
tinhte_deeptalk_benin_1-8.jpg

11.png
Thành phố Benin nằm sâu trong rừng rậm, nhưng nó không bị chia cắt với những nơi khác, dòng sông Niger là đường dẫn đến Timbuktu, cùng với thủ đô của Đế chế Mali giàu có và các vương quốc Châu Phi khác ở phía bắc. Con sông cũng chảy về phía nam đến Đại Tây Dương, đó cũng là cách mà người Châu Âu di chuyển theo đường thủy đến thành phố.

12.png
Benin là một trong những thành phố đầu tiên có lắp đặt đèn đường vào ban đêm, những chiếc đèn kim loại khổng lồ được đốt bằng dầu cọ - đây là một trong những mặt hàng xuất khẩu lớn nhất của đế chế Benin. Những đèn này được đặt khắp các con đường trong thành phố, đặc biệt nhiều hơn ở gần nơi ở của hoàng gia để phục vụ giao thông, chiếu sáng vào ban đêm.

13.png
Những bức thành lũy khổng lồ bằng đất bảo vệ thành phố Benin dài 6,200 dặm, một số chỗ cao tới hơn 9 mét. Hơn những thế, các bức tường còn được bao quanh bởi một con hào.

14.png
Trong khi du khách thế kỷ 16 thường mô tả bố cục của Thành phố Benin là quái lạ và vô tổ chức, thì nhà toán học người Mỹ, ông Ron Eglash cho rằng kiến trúc của thành phố từ cách sắp xếp các khu vực, quận cho đến thiết kế nhà ở và thậm chí cả các phòng riêng lẻ trong những ngôi nhà đó, đều theo một quy tắc rất thông mình, sự lặp lại cẩn thận với các chi tiết đối xứng lẫn hoa văn trên các bức tường là cầu kì và thông minh.

15.png
Bên ngoài thành phố, có rất nhiều người sống trong các ngôi làng ẩn trong rừng, họ trồng khoai mỡ, ớt và các loại rau cũng như bông cotton. Nhà thám hiểm người Pháp, ông Reynaud des Marchais đã miêu tả về cách mà những cánh đồng được canh tác cẩn thận như thế nào vào những năm 1720, có thể tạo ra 3 - 4 vụ thu hoạch vào mỗi năm. Để bắt chước hệ thống phòng thủ của thành phố Benin, nhiều ngôi làng trong số này cũng được bao quanh bởi những con hào bảo vệ.

16.png
Khuôn viên của cung điện hoàng gia chiếm một phần lớn của toàn thành phố, đối với nhà văn người Hà Lan - ông Olfert Dapper cho rằng nó có kích thước bằng thị trấn Haarlem của Hà Lan.

tinhte_deeptalk_benin_pic.jpg
Cung điện bao gồm dinh thự hoàng gia của Oba, nhiều sân cho khu vực tiếp tân, khu dành cho các cận thần của vua và hậu cung của hoàng gia. Cung điện chính hình vuông với mái lợp bằng gỗ, bên trong được trang trí bằng nhiều mảng bằng đồng.

17.png
Theo Dapper, điều đầu tiên bạn nhìn thấy khi bước vào Benin là một con đường dài 3,7 dặm, đây là một con đường rộng tuyệt vời, không được trải nhựa và dường như rộng gấp 7 hoặc 8 lần so với Warmoesstraat ở Amsterdam. Đường phố thẳng tắp và không bị uốn cong ở bất kỳ điểm nào, mỗi cổng trong số 9 cổng của thành phố đều nối tiếp đến những con đường rộng lớn tương tự, những con đường to lớn xuyên suốt cả thành phố.

18.png
Nhiều cư dân của thành phố là thợ thủ công và họ cùng tập hợp lại để buôn bán. Hội thợ đúc đồng là quan trọng nhất và chỉ làm việc cho Oba, ngoài ra thì người châu Âu có thể mua hàng hóa thoải mái từ các thợ chạm khắc gỗ, thợ chạm khắc ngà voi, thợ thuộc da, thợ rèn và thợ dệt…

Theo How It Works số 169

Deeptalk là dạng bài phân tích sâu, nội dung chất lượng với đồ họa đẹp, coi sướng con mắt. Hình ảnh trong bài Deeptalk được mở rộng ra tối đa để bạn có thể chiêm ngưỡng và đón nhận thông tin theo cách hoàn toàn mới. Hãy pha một ly cà phê thật ngon, vừa nhâm nhi vừa đọc bài Deeptalk nhé, sẽ phê lắm đó!

42 bình luận
Chia sẻ

Xu hướng

Rốt cuộc bàn tay của người châu Âu đã đánh dấu chấm hết cho nó. Ít người biết, người giàu nhất thế giới mọi thời đại là người châu Phi.
Cái DeepTalk này đọc trên máy tính đúng là thảm họa.
@vicktorbui Size to nhỏ lằng nhằng cả lên.
@Hữu Ysac Bài DeepTalk nào mình cũng đọc hết vì công tổng hợp kiến thức rất đáng quý. Nhưng bài nào mình đọc hết là cũng phải nói câu đó =))
Thực dân Anh "truyền bá văn minh" châu Âu hiệu quả. hahahaha

Để phá hủy những gì còn sót lại, người Anh đã chuyển các kho báu hoàng gia đến một nơi an toàn rồi phóng hỏa Benin. Một số món đồ tạo tác được để lại Lagos và một số khác bị đưa đến châu Âu, nơi mà chúng lọt vào các bộ sưu tập tư nhân, viện bảo tàng.
Black Panther phiên bản đời thực và đã bị thực dân xoá sổ
Cách tốt nhất để không bị đô hộ cai trị là trang bị vũ trang tối tân nhất. Cũng như tham chiến liên tục để lấy kinh nghiệm, bài học thực tế.
Còn tham nhũng và vơ vét thì trước sau gì cũng lụi tàn hoặc bị đô hộ, lệ thuộc “mỏng” như Ukraine lúc trước. 😌
@SoGetSu Đúng vậy. Nhất là mấy đứa mở miệng “em yêu hoà bình” thường là cho con cháu đi Mỹ, còn chuyện VN nó có quan tâm đâu. Trong khi đất nước muốn vững mạnh thì phải phát triển kinh tế lẫn quân sự. Nếu không có quân sự hùng mạnh thì địch nó qua tận nhà nó cướp cũng chỉ biết ngậm bồ hòn thôi.
@Nguyen N°5 nc nhỏ, phải dùng ngoại giao khôn khéo, ngu ngu húng cờ hó như hằng ukraine tưởng "can đảm" mà tan nát cửa nhà. Mấy thằng chê VN hèn chắc chưa bao giờ thử cảm giác đang ngủ phải chui hầm trú bom. Vật giá leo thang do kinh tế ảnh hưởng chiến tranh đến nỗi đc ăn no đã là hạnh phúc 😆
Cười vô mặt
@Nguyen N°5 Xưa mấy ông gốc Cộng hoà thì tìm cách đi Mỹ, Úc, châu Âu. Giờ đi toàn con cháu cb, bữa ngồi nói chuyện với 1 ông, ông ta phân tích rất hay. Chỉ cần có vốn, đi theo dạng đầu tư, đúng theo yêu cầu của các nước, trước là 500k USD tương đương 5%. Thông qua hoặc lập 1 cty góp vốn xây dựng 20 lô nhà phố tương ứng 500k USD. Qua là có nhà ở ngon lành, có thẻ xanh, chịu khó vài năm học hành thi cử là đc quốc tịch Mẽo. 🤔
AE cho hỏi bài Deep Talk này do mod nào viết vậy nhỉ? 😂
@maidng Dịch ra ấy chứ
Hòn ngọc viễn đông hơn đút bọ này
OGKush
ĐẠI BÀNG
một năm
@Sói Ca! gửi bạn.
Screenshot_11.png
@OGKush Ý thằng đó là phải đúng của Pháp thôi nó mới chịu, chứ có BDN hay Ý vô là không được đâu
OGKush
ĐẠI BÀNG
một năm
@Nhất Bố @Nhất Bố Thằng đó chắc ranh con chuyên đi cà khịa người khác, to mồm nhưng đến lúc ko cãi được lại sủi mất =))))
Dai_NB
ĐẠI BÀNG
một năm
@OGKush Công nhận mấy thánh tu sĩ này cũng phải hạng cao thủ về ngôn ngữ mới tạo ra được chữ viết Tiếng Việt ngày nay.
Bọn châu âu đi khai khoán núp bóng khai sáng văn minh .... xác người vn làm phân cho cây cao su ở các đồn điền thời pháp thuộc là quá rõ
Hayoja
TÍCH CỰC
một năm
@Người Đưa Tin! Chưa phần 1 phần của kinh tế mới
@Hayoja có số liệu ko hay lại chém gió, nghề của mấy em bê vàng
Cười vô mặt
tichla
ĐẠI BÀNG
một năm
Vợ vua nhìn khiếp quá
Mình đọc nhầm thành Berlin 😁
Mới đọc tưởng là ở Đức ko à
lịch sử có đế chế nào sống mãi, muôn năm ko ta!
" dòng sông Niger là đường dẫn với Timbuktu," >> dẫn tới ...
Biến mất hoàn toàn dc mới ghê
Có vẻ như đây là cảm hứng cho Wakanda ấy
Đề nghị sau dev tinhte set cho class bdImage_attachImage{ max with = 80%; margin: auto} với màn desktop 1200px trở lên nhé -.-
Thương mại giữa Bồ Đào Nha và Benin vẫn tiếp tục, bao gồm ngà voi, hạt tiêu và nguồn cung cấp nô lệ.
Châu Âu lớn mạnh, tích lũy được nhiều tư bản nhờ các lượt xâm lăng và buôn bán nô lệ trong TK 17, 18 này.

  • Chịu trách nhiệm nội dung: Trần Mạnh Hiệp
  • © 2024 Công ty Cổ phần MXH Tinh Tế
  • Địa chỉ: Số 70 Bà Huyện Thanh Quan, P. Võ Thị Sáu, Quận 3, TPHCM
  • Số điện thoại: 02822460095
  • MST: 0313255119
  • Giấy phép thiết lập MXH số 11/GP-BTTTT, Ký ngày: 08/01/2019