Ở mức giá hơn 75 triệu Đồng (3.000 EUR), chiếc Speedtimer số lượng hạn chế 600 chiếc trên toàn thế giới này chắc chỉ có những fan cuồng của thương hiệu Seiko lựa chọn. Dù vậy, cũng xứng đáng giới thiệu chiếc đồng hồ bấm giờ vừa được người Nhật Bản công bố ít ngày trước, vì đằng sau nó là cả một lịch sử huy hoàng.
Hãy nói về món đồ chơi mới trước. SRQ045J1 mang dáng dấp hiện đại, với thương hiệu Speedtimer, với chiếc đồng hồ bấm giờ máy tự động đầu tiên trên thế giới, danh hiệu mà Seiko luôn khẳng định họ đã giành được khi bán ra thị trường chiếc Speedtimer caliber 6139 vào năm 1969. Riêng câu chuyện đồng hồ bấm giờ lên cót tự động đầu tiên, cũng xứng đáng để dành một bài riêng để Tết anh em có thứ để đọc nhâm nhi.
SRQ045J1 lấy cảm hứng trực tiếp từ chiếc đồng hồ bấm giờ lớp vỏ đen tuyền 89ST. Chúng là những cỗ máy thời gian dùng để đo đếm thành tích cho những vận động viên tham dự Thế vận hội mùa đông năm 1972. Chiếc này cũng không hợp với phần đông anh em Việt Nam: Case thép 42.5mm, dày 15.1mm, phủ sơn đen bóng, mặt số cát đen tuyền với cọc số điểm xuyết tông trắng ở số và cam ở vạch.

Hãy nói về món đồ chơi mới trước. SRQ045J1 mang dáng dấp hiện đại, với thương hiệu Speedtimer, với chiếc đồng hồ bấm giờ máy tự động đầu tiên trên thế giới, danh hiệu mà Seiko luôn khẳng định họ đã giành được khi bán ra thị trường chiếc Speedtimer caliber 6139 vào năm 1969. Riêng câu chuyện đồng hồ bấm giờ lên cót tự động đầu tiên, cũng xứng đáng để dành một bài riêng để Tết anh em có thứ để đọc nhâm nhi.

SRQ045J1 lấy cảm hứng trực tiếp từ chiếc đồng hồ bấm giờ lớp vỏ đen tuyền 89ST. Chúng là những cỗ máy thời gian dùng để đo đếm thành tích cho những vận động viên tham dự Thế vận hội mùa đông năm 1972. Chiếc này cũng không hợp với phần đông anh em Việt Nam: Case thép 42.5mm, dày 15.1mm, phủ sơn đen bóng, mặt số cát đen tuyền với cọc số điểm xuyết tông trắng ở số và cam ở vạch.

Kích thước chiếc đồng hồ phải như vậy mới đủ nhét bộ máy bấm giờ lên cót tự động 8R46 vào được. Bộ máy này sở hữu hai ô số phụ ở góc 3 và 6h, góc 3h đếm giây, góc 6h đếm phút, và cả ô lịch ngày ở góc 6h nữa. Và thay vì in vạch số đo vận tốc nhờ tính năng bấm giờ (tachymeter) bên ngoài viền bezel, những vạch số này được đặt vào bên trong mặt số, phía dưới tấm kính sapphire cong cả hai mặt.

Bộ máy 8R46 đủ khả năng trữ cót 45 giờ đồng hồ liên tục, đáy lộ, và toàn bộ chiếc đồng hồ có khả năng lặn sâu 100 mét, dù hai nút bấm giờ không được thiết kế dạng ốc vít để kháng nước lọt vào bên trong một cách tối đa. Chiếc này bán kèm dây da bê, tông màu đen bóng với khoá bấm.
Giờ là vài phút dành cho lịch sử. Tháng 5 năm 1959, chủ tịch Seiko khi ấy là ngài Shoji Hattori nhận được tin rằng Tokyo được chọn đăng cai Thế vận hội mùa hè năm 1964. Ông nhanh chóng liên hệ với những người thân quen, để đảm bảo Seiko trở thành đơn vị đo đạc thời gian chính thức của kỳ Olympic tổ chức tại quê nhà. Tuy nhiên khi ấy, Omega đang nắm giữ cương vị này, khi họ cung cấp thiết bị đo thời gian cho các trọng tài theo dõi từng bộ môn. Và bản thân Seiko khi ấy cũng không sẵn những sản phẩm để đo đạc thời gian cho sự kiện vừa lớn vừa quan trọng như Olympic mùa hè.
Mọi thứ phải được phát triển từ con số 0, và thời gian dĩ nhiên không có nhiều. Ba năm sau, tháng 9/1962, Uỷ ban Kỹ thuật Olympic họp tại Belgrade để chọn đơn vị cung cấp thiết bị đo đếm thời gian chính thức cho Thế vận hội Tokyo 1964.

Giám đốc mảng nghiên cứu của Seiko khi ấy, Masatoshi Tohyama cũng có mặt ở cuộc họp tổ chức tại Belgrade. Ông mang theo 6 bản thử nghiệm của chiếc đồng hồ bấm giờ 89ST, với khả năng đo chính xác tới 1/5 và 1/10 giây. Sau khi uỷ ban tự tay thử nghiệm, tuyên bố của họ có lẽ đã chứng minh 100% khả năng của Seiko:
Quảng cáo
“Chúng tôi không trao quyền cung cấp thiết bị đo thời gian chính thức cho một hãng đến từ Nhật Bản vì lý do Olympic được tổ chức tại quê nhà của họ, mà bởi vì đây là những chiếc đồng hồ bấm giờ vận hành tốt, có nền tảng cơ khí vững chắc.”

Đến đây hẳn sẽ có người thắc mắc. 89ST ở Olympic Tokyo 1964 màu trắng, và liên quan gì đến Thế vận hội mùa đông năm 1972 ở Sapporo? Ở thế vận hội mùa đông diễn ra 8 năm sau, 89ST vẫn hiện diện, nhưng mang lớp vỏ đen tuyền, cọc số trắng cam rất ngầu, và đó chính là cảm hứng để SRQ045J1 ngày hôm nay tồn tại.

Và nếu như năm 1972, cả thế giới bàng hoàng với vụ thảm sát 11 vận động viên của đoàn thể thao Israel ở thế vận hội mùa hè tổ chức ở Munich, thì khá ít người nhớ đến Sapporo '72, thế vận hội mùa đông đầu tiên được tổ chức ngoài châu Âu và Mỹ.
Theo Fratello Watches
Quảng cáo