Có thể nói đây là ca mổ không tưởng trong sự nghiệp của các bác sĩ Ukraine bởi chỉ một sai suất nhỏ, quả đạn có thể phát nổ. Thông tin được chia sẻ bởi thứ trưởng Bộ quốc phòng Ukraine - Hanna Maliar hôm 9 tháng 1 khi bà đăng tải trên trang Facebook các nhân ảnh chụp X quang lồng ngực của một binh lính Ukraine với một quả lựu đạn VOG chưa phát nổ.
Bà Maliar cho biết Andrii Verba - một trong những bác sĩ phẫu thuật giàu kinh nghiệm nhất thuộc lực lượng vũ trang Ukraine đã tiến hành ca mổ thành công. Verba đã được 2 kỹ sư quân sự hỗ trợ nhằm bảo vệ cho đội ngũ y bác sĩ cũng như đảm bảo ca mổ được thực hiện an toàn. Bức ảnh trên là bác sĩ Verba đang cầm trên tay quả đạn VOG (khả năng là VOG-25) đã được lấy ra từ ngực của người lính Ukraine. Quả đạn dài khoảng 40 mm và có thể được bắn từ súng phóng lựu từ khoảng cách 400 m đến mục tiêu.
Bà Maliar cũng cho biết một thông tin quan trọng về ca phẫu thuật đó các bác sĩ đã không sử dụng dao mổ điện (máy cắt đốt điện - electrocoagulation) - thiết bị được dùng phổ biến nhằm ngưng chảy máu trong quá trình phẫu thuật vì lo ngại dòng điện sẽ kích nổ quả đạn. Cố vấn bộ trưởng Bộ nội vụ Ukraine - Anton Gerashchenko cho biết thêm trên Telegram rằng phần chưa nổ của quả đạn được tìm thấy ngay phía dưới tim. Bệnh nhân vào khoảng 28 tuổi và đang trong quá trình phục hồi hậu phẫu. Ông cũng nhấn mạnh rằng "Chưa từng có ca mổ nào như vậy trong thực tế hoạt động của các bác sĩ quân y Ukraine".
Ca phẫu thuật nói trên có thể là trường hợp đầu tiên trong cuộc chiến giữa Ukraine và Nga nhưng trước đó đã có nhiều ca mổ tương tự. Một nghiên cứu năm 1999 đăng tải trên tạp chí Military Medicine đã rà soát dữ liệu của quân đội Hoa Kỳ và tìm thấy 36 ca mổ loại bỏ vật liệu chưa nổ trong cơ thể bệnh nhân từ Thế chiến thứ II đến thời điểm nghiên cứu được công bố. 32 ca phẫu thuật thành công, 4 ca bệnh nhân chết vì vết thương trước khi được phẫu thuật.
Gần đây hơn vào năm 2006, một đội bác sĩ quân y Hoa Kỳ tại Afghanistan đã loại bỏ thành công một quả đạn chưa nổ ra khỏi ổ bụng của một quân nhân tên Channing Moss. Năm 2014, các bác sĩ cũng đã mổ lấy một viên đạn có nguy cơ phát nổ trong đầu của một thai phụ 23 tuổi người Afghanistan. Mặc dù vật thể sau cùng được xác định là một đầu đạn kim loại không phát nổ nhưng các bác sĩ cũng đã áp dụng biện pháp tương tự như trường hợp của người lính Ukraine nói trên đó là không dùng thiết bị đốt điện. Thậm chí Bộ quốc phòng Hoa Kỳ còn có những chỉ dẫn đặc biệt để xử lý những ca mổ như vậy.
Live Science

Bà Maliar cho biết Andrii Verba - một trong những bác sĩ phẫu thuật giàu kinh nghiệm nhất thuộc lực lượng vũ trang Ukraine đã tiến hành ca mổ thành công. Verba đã được 2 kỹ sư quân sự hỗ trợ nhằm bảo vệ cho đội ngũ y bác sĩ cũng như đảm bảo ca mổ được thực hiện an toàn. Bức ảnh trên là bác sĩ Verba đang cầm trên tay quả đạn VOG (khả năng là VOG-25) đã được lấy ra từ ngực của người lính Ukraine. Quả đạn dài khoảng 40 mm và có thể được bắn từ súng phóng lựu từ khoảng cách 400 m đến mục tiêu.

Bà Maliar cũng cho biết một thông tin quan trọng về ca phẫu thuật đó các bác sĩ đã không sử dụng dao mổ điện (máy cắt đốt điện - electrocoagulation) - thiết bị được dùng phổ biến nhằm ngưng chảy máu trong quá trình phẫu thuật vì lo ngại dòng điện sẽ kích nổ quả đạn. Cố vấn bộ trưởng Bộ nội vụ Ukraine - Anton Gerashchenko cho biết thêm trên Telegram rằng phần chưa nổ của quả đạn được tìm thấy ngay phía dưới tim. Bệnh nhân vào khoảng 28 tuổi và đang trong quá trình phục hồi hậu phẫu. Ông cũng nhấn mạnh rằng "Chưa từng có ca mổ nào như vậy trong thực tế hoạt động của các bác sĩ quân y Ukraine".
Ca phẫu thuật nói trên có thể là trường hợp đầu tiên trong cuộc chiến giữa Ukraine và Nga nhưng trước đó đã có nhiều ca mổ tương tự. Một nghiên cứu năm 1999 đăng tải trên tạp chí Military Medicine đã rà soát dữ liệu của quân đội Hoa Kỳ và tìm thấy 36 ca mổ loại bỏ vật liệu chưa nổ trong cơ thể bệnh nhân từ Thế chiến thứ II đến thời điểm nghiên cứu được công bố. 32 ca phẫu thuật thành công, 4 ca bệnh nhân chết vì vết thương trước khi được phẫu thuật.
Gần đây hơn vào năm 2006, một đội bác sĩ quân y Hoa Kỳ tại Afghanistan đã loại bỏ thành công một quả đạn chưa nổ ra khỏi ổ bụng của một quân nhân tên Channing Moss. Năm 2014, các bác sĩ cũng đã mổ lấy một viên đạn có nguy cơ phát nổ trong đầu của một thai phụ 23 tuổi người Afghanistan. Mặc dù vật thể sau cùng được xác định là một đầu đạn kim loại không phát nổ nhưng các bác sĩ cũng đã áp dụng biện pháp tương tự như trường hợp của người lính Ukraine nói trên đó là không dùng thiết bị đốt điện. Thậm chí Bộ quốc phòng Hoa Kỳ còn có những chỉ dẫn đặc biệt để xử lý những ca mổ như vậy.
Live Science