Nằm ở độ cao 408 km so với Trái Đất là trạm không gian quốc tế ISS - nơi 5 cơ quan hàng không vũ trụ là NASA (Hoa Kỳ), Roscosmos (Nga), JAXA (Nhật), ESA (châu Âu) và CSA (Canada) hợp tác với nhau để duy trì hoạt động của trạm đồng thời hợp tác thực hiện nhiều chương trình nghiêm cứu khoa học và không gian. Thế nhưng phi hành gia Trung Quốc không bao giờ được đặt chân lên ISS mà họ phải dùng trạm riêng là Thiên Cung đang được nước này xây dựng. Tại sao Hoa Kỳ và Trung Quốc không hợp tác với nhau trong lĩnh vực không gian?
Nếu Hoa Kỳ hợp tác với Trung Quốc trong lĩnh vực không gian thì đây là hành vi vi phạm pháp luật!
Cụ thể là vào năm 2011, trong dự luật chi tiêu của Hoa Kỳ có một điều khoản (section 1340) với 2 ý trong đó nghiêm cấm Cơ quan hàng không vũ trụ quốc gia (NASA) hay Văn phòng chính sách khoa học và công nghệ (OSTP) sử dụng quỹ liên bang để "phát triển, thiết kế, lập kế hoạch, ban hành, triển khai hay thực hiện một chính sách, yêu cầu hoặc hợp đồng song phương dưới bất kỳ hình thức nào với Trung Quốc hoặc các công ty thuộc sở hữu của Trung Quốc trừ khi các hoạt động này được ủy quyền đặc biệt bởi một đạo luật được ban hành sau khi điều khoản này có hiệu lực." Thêm vào đó, điều khoản cũng cấm sử dụng quỹ liên bang để "tổ chức cho các khách mời chính thức của Trung Quốc đến thăm các cơ sở thuộc NASA hoặc được sử dụng bởi NASA".
Điều khoản này về sau được biết đến là tu chính án Wolf, đặt theo tên của dân biểu Frank Wolf bởi ông chính là người bổ sung điều khoản 1340 vào dự luật chi tiêu Hoa Kỳ năm tài khóa 2011. Frank Wolf là thành viên của Đảng Cộng hòa và khi đó giữ chức chủ tịch Ủy ban phân bổ ngân sách thuộc Hạ viện, giám sát một số cơ quan khoa học trong đó bao gồm NASA và OSTP.
Nếu Hoa Kỳ hợp tác với Trung Quốc trong lĩnh vực không gian thì đây là hành vi vi phạm pháp luật!

Cụ thể là vào năm 2011, trong dự luật chi tiêu của Hoa Kỳ có một điều khoản (section 1340) với 2 ý trong đó nghiêm cấm Cơ quan hàng không vũ trụ quốc gia (NASA) hay Văn phòng chính sách khoa học và công nghệ (OSTP) sử dụng quỹ liên bang để "phát triển, thiết kế, lập kế hoạch, ban hành, triển khai hay thực hiện một chính sách, yêu cầu hoặc hợp đồng song phương dưới bất kỳ hình thức nào với Trung Quốc hoặc các công ty thuộc sở hữu của Trung Quốc trừ khi các hoạt động này được ủy quyền đặc biệt bởi một đạo luật được ban hành sau khi điều khoản này có hiệu lực." Thêm vào đó, điều khoản cũng cấm sử dụng quỹ liên bang để "tổ chức cho các khách mời chính thức của Trung Quốc đến thăm các cơ sở thuộc NASA hoặc được sử dụng bởi NASA".
Điều khoản này về sau được biết đến là tu chính án Wolf, đặt theo tên của dân biểu Frank Wolf bởi ông chính là người bổ sung điều khoản 1340 vào dự luật chi tiêu Hoa Kỳ năm tài khóa 2011. Frank Wolf là thành viên của Đảng Cộng hòa và khi đó giữ chức chủ tịch Ủy ban phân bổ ngân sách thuộc Hạ viện, giám sát một số cơ quan khoa học trong đó bao gồm NASA và OSTP.
Trước đó …
Charles Bolden Jr. - giám đốc NASA giai đoạn 2009 đến 2017 đã có chuyến thăm Trung Quốc nhằm thảo luận về cơ hội hợp tác về lĩnh vực không gian vào năm 2010. Ông sau này kể lại rằng: "Trước khi tôi đến Trung Quốc, tôi đã gặp nghị sĩ Wolf bởi lúc đó ông ấy là chủ tịch Ủy ban phân bổ ngân sách chịu trách nhiệm gây quỹ hoạt động cho NASA và ông ấy đã đề nghị tôi đừng đi."

Tuy nhiên, Bolden vẫn đến Trung Quốc vào tháng 10 năm 2010 và ông đã thăm các cơ sở không gian của Cơ quan hàng không vũ trụ Trung Quốc (CNSA) như cơ sở phóng vệ tinh ở Tửu Tuyền, tỉnh Cam Túc, tây bắc Trung Quốc. Chuyến đi được thực hiện theo lời mời của CNSA và vào thời điểm đó, Trung Quốc có kế hoạch đổ bộ Mặt Trăng bằng tàu thăm dò không người lái vào năm 2012 và có người lái vào năm 2017. Chuyến đi được xem là thành công trong việc thúc đẩy sự hiểu biết giữa 2 nước về các chương trình không gian và "tầm quan trọng của tính minh bạch, có đi có lại và đôi bên cùng có lợi như những nguyên tắc cơ bản của bất kỳ sự hợp tác nào trong tương lai giữa 2 quốc gia trong lĩnh vực đưa con người vào vũ trụ," dẫn lời của Bolden sau chuyến đi. Tuy nhiên, không có đề xuất nào được đem ra thảo luận trong quá trình Bolden đến thăm Trung Quốc.

Frank Wolf là một chính trị gia có thái độ rất cứng rắn với Trung Quốc và ông đặc biệt lo ngại về khả năng các tài sản trí tuệ và công nghệ nhạy cảm của Hoa Kỳ bị Trung Quốc đánh cắp qua các hoạt động nghiên cứu chung giữa 2 nước. Vì vậy trong dự luật chi tiêu liên bang cho năm tài khóa 2011, ông đã bổ sung điều khoản 1340 không chỉ cấm NASA và OSTP làm việc với Trung Quốc mà còn cấm cả khách mời Trung Quốc đến thăm các cơ sở của NASA.
Wolf từng nói: “Chúng tôi không muốn cho họ cơ hội khai tác công nghệ của chúng ta và chúng ta không được lợi gì khi hợp tác với họ. Trung Quốc đang do thám chống lại chúng ta và mọi cơ quan chính phủ Hoa Kỳ đều bị tấn công mạng. Họ đang đánh cắp công nghệ từ mọi công ty lớn của Hoa Kỳ. Họ đã lấy công nghệ từ NASA, tấn công máy tính của NSF (Hiệp hội khoa học quốc gia) ...”
Vào giai đoạn trước 2010, Hoa Kỳ đã chứng kiến nhiều cuộc tấn công mạng nhằm vào các cơ quan chính phủ. Điển hình như năm 2006, văn phòng của Frank Wolf bị đặt vào tầm nhắm của tin tặc Trung Quốc khi 4 máy tính thuộc về các nhân viên chính sách đối ngoại, nhân quyền, chánh văn phòng, giám đốc lập pháp và nhân viên tư pháp tại Ủy ban phân bổ ngân sách của Wolf bị xâm nhập trái phép. Ngoài ra, từ 2004 đến 2008, Hoa Kỳ cũng đã phát hiện một loạt các cuộc tấn công của tin tặc Trung Quốc nhằm vào các hệ thống quân sự mật của Hoa Kỳ, Bộ ngoại giao Hoa Kỳ, hệ thống mạng nội bộ NIPRNET của Lầu Năm Góc, hạ tầng máy tính của đại học chiến tranh Hải quân Hoa Kỳ, hệ thống email của Văn phòng bộ trưởng Bộ quốc phòng, các máy tính tại phòng thí nghiệm quốc gia Oak Ridge hay trung tâm vũ trụ Kennedy và Goddard. Nhiều dữ liệu nhạy cảm, bao gồm cả cơ sở dữ liệu tại phòng thí nghiệm vũ khí hạt nhân có từ năm 1990 đã bị tin tặc đánh cắp.
Hơn một thập niên sau

Tu chính án Wolf đến nay đã 12 năm và Trung Quốc đang trở thành cường quốc về không gian bất chấp sự cản trở của Hoa Kỳ. Hoa Kỳ từ lâu đã sử dụng không gian như một dạng quyền lực mềm và mối quan hệ hợp tác giữa Mỹ và Nga (trước là Liên Xô) là một ví dụ điển hình cho cái gọi là quyền lực mềm này. Theo chia sẻ của Victoria Samson - giám đốc tổ chức thúc đẩy hợp tác toàn cầu về không gian Secure World Foundation: "Trong giai đoạn Chiến tranh lạnh, Mỹ và Liên Xô đã cùng nhau xây dựng ISS và ISS là một công cụ hiệu quả để tiếp cận ngoại giao. Nhưng Mỹ đã không dang tay tiếp cận với các quốc gia khác vì lòng tốt mà thay vào đó là lợi ích, lợi ích mà Hoa Kỳ có thể đạt được qua chương trình không gian với các đối tác. Nga có kinh nghiệm trong lĩnh vực không gian, thời Liên Xô họ đã có trạm không gian của riêng mình (trạm MIR) và họ có thể cung cấp chuyên môn của mình (cho chương trình ISS)."
Quảng cáo

Trung Quốc ngay từ đầu không phải là một bên tham gia chương trình ISS bởi nước này khi đó vẫn còn thiếu kiến thức kỹ thuật. Vào năm 2011 khi chương trình không gian của Trung Quốc đã được cải thiện thì Trung Quốc vẫn thua xa Mỹ và Nga về số lượng các lần phóng vệ tinh lên quỹ đạo. Nhưng đến nay sau 1 thập niên, mọi thứ đã thay đổi khi Trung Quốc đang phóng nhiều vệ tinh hơn và đạt được nhiều thành tựu đáng chú ý như:

- Năm 2013, Trung Quốc hạ cánh thành công tàu đổ bộ Hằng Nga 3 và tàu thăm dò Thỏ Ngọc lên Mặt Trăng - trở thành quốc gia thứ 3 sau Mỹ và Liên Xô đổ bộ thành công lên vệ tinh của Trái Đất.
- Năm 2016, Trung Quốc tiếp tục phóng thành công mô-đun Thiên Cung 2 và tàu Thần Châu 11 có phi hành gia lên quỹ đạo thấp của Trái Đất qua đó chứng minh rằng Trung Quốc đã sẵn sàng cho một trạm vũ trụ do chính họ tự xây dựng và duy trì.
- Năm 2018, Trung Quốc có số lần phóng vệ tinh lên quỹ đạo nhiều nhất thế giới.
- Năm 2020, Trung Quốc cũng đã tham gia vào cuộc đua thám hiểm Sao Hỏa sau khi phóng Thiên Văn 1 gồm vệ tinh, tàu đổ bộ và tàu tự hành bằng tên lửa Trường Chinh 5 vào năm 2020. Vệ tinh Thiên Văn 1 đã vào quỹ đạo Sao Hỏa vào tháng 2 năm 2021, tàu đổ bộ và phương tiện tự hành Chu Dung cũng đã hạ cánh thành công lên bề mặt Hành Tinh Đỏ vào tháng 4 cùng năm. Qua sự kiện này thì Trung Quốc cũng đã trở thành quốc gia thứ 3 hạ cánh thành công và thiết lập liên lạc từ bề mặt Sao Hỏa sau Liên Xô và Hoa Kỳ.

Vì vậy đến thời điểm này, tu chính án Wolf đối mặt với câu hỏi liệu nó có còn phù hợp với tình hình hiện tại và nó có giúp Hoa Kỳ đạt được mục tiêu là cô lập Trung Quốc và trì hoãn các chương trình không gian của Trung Quốc hay không? Theo cựu chủ nhiệm NASA - Charle Bolden Jr. thì ông cho rằng: "Thật không may, những gì mà tu chính án Wolf đã làm là khiến Hoa Kỳ trở thành kẻ đứng bên ngoài nhìn vào khi Trung Quốc thúc đẩy chương trình không gian 50 năm của họ và thực hiện những thứ mà một số người nói là họ đang tiến bộ với tốc độ đáng kinh ngạc."
Liệu Hoa Kỳ sẽ thay đổi?

Trong thập niên 20 của thế kỷ này, cả Trung Quốc và Hoa Kỳ đều đang nhắm đến Mặt Trăng. NASA đang có kế hoạch cho một sứ mạng có con người vào năm 2025 nhằm thiết lập sự hiện diện lâu dài của Hoa Kỳ tại đây. Đồng thời, NASA cũng chuẩn bị cho kế hoạch xây dựng trạm không gian đa quốc gia Lunar Gateway quay quanh Mặt Trăng nhằm thay thế cho ISS khi trạm này nghỉ hưu vào năm 2024. Trong khi đó, Trung Quốc cho biết nước này cũng có kế hoạch xây dựng một căn cứ trên Mặt Trăng vào năm 2028. Liệu căn cứ của Hoa Kỳ và căn cứ của Trung Quốc sẽ cùng tồn tại và sẽ hợp tác với nhau? Để điều này xảy ra, Quốc hội Mỹ phải thông qua luật mới nhưng không đơn giản. Theo Victoria Samson: “Tôi nghĩ tu chính án Wolf vẫn sẽ còn đó, một phần là vì không ai muốn đánh đổi sự nghiệp chính trị để thay đổi nó, một phần nữa là cách nhìn nhận của Hoa Kỳ về Trung Quốc hiện tại, sẽ xem Trung Quốc là đối thủ hay là mối đe dọa.”
Quảng cáo
Và gần như tu chính án Wolf vẫn sẽ đóng vai trò quan trọng trong mọi sứ mạng của NASA khi Bill Nelson - cựu thượng nghị sĩ bang Floridia, hiện là giám đốc NASA một lần nữa nhấn mạnh: "Họ (Trung Quốc) có thể đến cực nam của Mặt Trăng, nơi có nhiều tài nguyên và họ có thể đổ bộ và tuyên bố 'Đây là lãnh thổ của riêng chúng tôi. Hoa Kỳ không được đụng vào.' Và chúng ta sẽ không để điều này xảy ra." Ông Nelson cũng đã phát đi lời cảnh báo "Hoa Kỳ nên coi chừng Trung Quốc" trong một cuộc phỏng vấn với Politico.
*Bức ảnh đầu bài là một cảnh trong bộ phim The Martian.
Forbes; WSJ;