Mình vừa có một chuyến đi Thái vào dịp Tết Nguyên đán vừa qua và có một số điểm nho nhỏ mà mình nhận ra. Nếu có nhớ ra gì thêm thì mình sẽ bổ sung vào bài. Lưu ý là những điều trên đây là cảm nhận của cá nhân mình thôi. Mỗi người thì sẽ có cảm nhận và những góc nhìn khác nhau, nên đọc vui vẻ không căng thẳng nha.
Mình để ý thấy Line rất phổ biến bên Thái. Trong lúc đi chơi, khi muốn giữ liên lạc với tài xế hay một bạn người Thái nào đó, họ đều sẽ gợi ý kết bạn bên Line chứ không phải Facebook. Vì thế nếu đi tự túc và dự tính trước đến chuyện sẽ giao tiếp, kết bạn, anh em nên tải và tạo tài khoản từ bên Việt Nam luôn. Qua đó, OTP sẽ là một vấn đề khi tạo tài khoản. Bên cạnh Line, người Thái cũng sử dụng Facebook và Instagram nhiều, nhưng chỉ cho bạn bè và người thân thôi.
Ngoài app nhắn tin, người Thái còn tạo ra một app giao thức ăn trực tuyến là Line Man rất dễ bắt gặp trên đường phố nữa, độ phủ sóng không thua kém gì Grab, thậm chí còn hơn. Trong khi đó, bên Singapore thì mình thấy Food Panda và Grab là 2 dịch vụ nhiều nhất.

App Line
Mình để ý thấy Line rất phổ biến bên Thái. Trong lúc đi chơi, khi muốn giữ liên lạc với tài xế hay một bạn người Thái nào đó, họ đều sẽ gợi ý kết bạn bên Line chứ không phải Facebook. Vì thế nếu đi tự túc và dự tính trước đến chuyện sẽ giao tiếp, kết bạn, anh em nên tải và tạo tài khoản từ bên Việt Nam luôn. Qua đó, OTP sẽ là một vấn đề khi tạo tài khoản. Bên cạnh Line, người Thái cũng sử dụng Facebook và Instagram nhiều, nhưng chỉ cho bạn bè và người thân thôi.
Ngoài app nhắn tin, người Thái còn tạo ra một app giao thức ăn trực tuyến là Line Man rất dễ bắt gặp trên đường phố nữa, độ phủ sóng không thua kém gì Grab, thậm chí còn hơn. Trong khi đó, bên Singapore thì mình thấy Food Panda và Grab là 2 dịch vụ nhiều nhất.
Nón bảo hiểm

Xe máy là loại hình phương tiện cũng rất phổ biến ở Thái Lan, nhưng mình thấy có rất nhiều người không đội nón bảo hiểm khi chạy xe. Lúc đầu mình nghĩ chắc 1 vài người như thế thôi, nhưng sau gần 1 tuần ở đó thì mình phát hiện không chỉ ở những vùng ít cư dân, mà ngay cả trên các đường phố chính của Bangkok vẫn có rất nhiều người như vậy. Nếu bạn tự điều khiển xe và không đội nón bảo hiểm, thì đó là lựa chọn và khi bị cảnh sát bắt, trách nhiệm nó nằm ở bạn. Nhưng kỳ lạ là các dịch vụ gọi xe như Grab bike khi chở khách cũng không không yêu cầu việc đó, hoặc có và cả 2 bên đều đã thoả thuận vụ phạt.

Điều này làm mình hơi tò mò và tìm hiểu thử về luật yêu cầu đội nón bảo hiểm ở Thái. Theo đó vào năm 2011, Bộ Lao động Thái Lan đã yêu cầu tất cả những người điều khiển xe máy phải sử dụng nón bảo hiểm và đưa ra khoản tiền phạt và hình thức kỷ luật nếu không tuân thủ. Mặc dù vậy hơn 1 thập kỷ sau đó, hầu như vẫn không ai đội nón bảo hiểm ở Thái Lan, tình trạng này sẽ dễ thấy hơn ở những tỉnh khác như Koh Phangan. Do đó, Thái Lan hay phát động các chiến dịch hướng đến 100% người dân đội mũ bảo hiểm. Và có lẽ những chiến dịch này vẫn chưa thực sự đạt hiệu quả cho lắm.
Số 8
Thông thường theo thói quen, mình sẽ dựa vào số phòng trên thẻ khách sạn sẽ thể hiện luôn tầng của căn phòng đó. Ví dụ là số phòng là 714 thì mình sẽ hiểu tầng mình ở sẽ là tầng 7 và tìm số phòng 714 trên đó là được. Tuy nhiên ở Thái, những khách sạn mình đi đều sẽ bắt đầu bằng số 8, ví dụ là 826 thì phòng mình không phải là ở tầng 8 mà là tầng 2, số 8 trong dãy số này hoàn toàn không mang ý nghĩa là số tầng như bình thường mình vẫn hiểu. Có thể số 8 ở đây chỉ mang ý nghĩa may mắn, giống như trong nhiều văn hoá, số 8 phát âm sẽ tương tư với chữ “bát” có nghĩa là thịnh vượng hoặc giàu có.
Sáng tạo
Mình thấy ở Thái các trung tâm thương mại rất chịu sáng tạo, ngoài là một nơi để mua sắm vui chơi, những nơi này có giống một điểm phải checkin và khám phá hơn. Đi cùng với sự sáng tạo trong thiết kế mall là nhà vệ sinh ở Thái cũng rất được chú ý đến.

Quảng cáo
Chẳng hạn như ở Icon Siam, có cả một khu food court ở dưới tầng hầm tái hiện văn hoá chợ nổi ở Thái, có cả những ngôi nhà truyền thống nữa. Nhà vệ sinh của mall này thì quá nhiều người biết rồi, mỗi nơi là một nét riêng và đều rất sạch sẽ nha.

Ở Pattaya thì mình có đi mall Terminal 21, nghe tên thôi là đoán ra mall này sẽ theo kiểu sân bay, mỗi tầng sẽ là ga đến và đi của từng quốc gia. Ở tầng London, nhà vệ sinh sẽ thiết kế là nhà ga ¾ trong chuyện Harry Potter, có cả cú Hedwig nữa.

Ngoài ra, phải công nhận là người Thái rất sáng tạo trong việc cải tiến các món truyền thống, cho ra những phiên bản khác lạ. Giống như món tráng miệng xôi xoài mà nhiều người rất thích đi. Ở Thái Lan, xôi xoài còn là hương vị trong các món nước đá xay, bingsu hay có lần mình ăn cơm cháy có vị xôi xoài cũng lạ lắm mà lần này đi kiếm không ra nữa.
Tết Nguyên đán ở Thái Lan

Quảng cáo
Người Thái vẫn ăn mừng Tết Nguyên Đán, nhưng hầu hết hàng quán đều không nghỉ và mọi thứ vẫn hoạt động bình thường, thậm chí mình còn thấy học sinh đi học nữa. Tết Nguyên Đán là một dịp lễ, một thời điểm quan trọng với ngành du lịch Thái Lan, nhưng thực sự không khí ăn mừng chỉ tập trung ở khu China Town mà thôi. Do vậy mà những ngày trong mùng, hình ảnh người dân và du khách mặc sườn xám rất là nhiều luôn. Cả một con đường cấm xe lưu thông và chỉ dành cho du khách đi bộ thôi.
Còn đối với người Thái, ngày lễ mừng năm mới của họ là lễ Songkran diễn ra vào ngày 13/4 hàng năm. Vào dịp này, người dân được nghỉ phép và về quê thăm gia đình. Đây cũng là thời điểm mà nhiều lễ hội, diễu hành diễn ra. Đặc biệt hơn là truyền thống té nước bằng xô tượng trưng cho sự may mắn, người được té càng nhiều nước thì sẽ càng may mắn trong năm mới. Bởi vậy mà Songkran còn được gọi là Lễ Té nước. Không chỉ ở Thái Lan, nhiều quốc gia, khu vực cũng ăn mừng Songkran. Chẳng hạn như Lào, Myanmar, Sri Lanka và Tây Song Bản Nạp (Trung Quốc), Việt Nam cũng có nhiều vùng ăn mừng lễ hội này. Khác với Tết Nguyên Đán cổ truyền của người Việt Nam thường hướng đến gia đình, Songkran mang hơi hướng cộng đồng nhiều hơn.
Phương tiện giao thông rất đa dạng

Thật sự có rất nhiều cách để bạn lựa chọn di chuyển ở Thái Lan, từ xe máy, xe hơi, BTS Skytrain, MRT, tuktuk, bus thuyền,… cho đến những dịch vụ quen thuộc như Grab, taxi, bus,… Giá của những dịch vụ này cũng rất phải chăng. Chẳng hạn như có lần mình đi xe bus sông giá vé cỡ 11 bath (này mình đi 2 năm trước, có thể bên giờ đã tăng).

Hay là lần này mình có đi phà ra đảo Koh Larn, giá vé thì chỉ có 30bath, tính ra là rất rẻ luôn nhưng đổi lại thì khá lâu mất đến 45 phút. Khi về thì tụi mình đi tàu cao tốc, giá cao hơn khoảng 5 lần nhưng thời gian di chuyển thì rất nhanh tầm 10 phút mà thôi.