TTBC2024

TTBC2024


Phát hiện & đánh dấu được 11 con cá đuối mắt nhỏ, loài cá đuối hiếm & lớn nhất hành tinh

Nam Air
31/1/2023 5:11Phản hồi: 23
Phát hiện & đánh dấu được 11 con cá đuối mắt nhỏ, loài cá đuối hiếm & lớn nhất hành tinh
Lần đầu tiên về mặt khoa học, ở vùng biển nước nông của Mozambique, các nhà nghiên cứu động vật đại dương đã đánh dấu được 11 con cá đuối gai độc mắt nhỏ, loài cá đuối có kích thước lớn nhất và hiếm có nhất trong họ cá đuối. Cá đuối gai độc mắt nhỏ có thể dài tới 3 mét, nhiều thập niên trước, các nhà khoa học tìm thấy được 70 cá thể ở ngoài tự nhiên, vì vậy chúng được cho là loài vật cực kỳ nguy cấp.

Sau nhiều tuần lặn biển ở quần đảo Bazaruto, phía đông nam, ngoài khơi Mozambique, nhà thám hiểm của NatGeo kiêm chuyên gia nghiên cứu cá đuối, tiến sĩ Andrea Marshall đã phát hiện được một bầy cá đuối gai độc mắt nhỏ ở vùng nước nông của Bazaruto.

[​IMG]

Cá đuối gai độc mắt nhỏ là loài lớn nhất trong họ cá đuối. Chúng có thể dài tới 3 mét, chiều ngang lên tới 2.5 mét và nặng gần 360kg. Hơn 15 năm liên tục tìm kiếm loài cá này, tiến sĩ Andrea Marshall chỉ mới phát hiện được 70 con ở vùng biển Mozambique.

Bởi vì cá đuối gai độc có cái đuôi dài bằng cánh tay người lớn, có thể gây chết người, tiến sĩ Andrea phải tiếp cận nó từ xa. Cô sử dụng 1 cái sào dài khoảng 1m8 để lấy mẫu vật từ da của nó. Rất may là con vật khổng lồ vẫn giữ bình tĩnh, không có ý định đe dọa nhà khoa học của chúng ta.



Sau khi phát hiện con cá đuối này, tiến sĩ Andrea Marshall và các cộng sự đã dành nhiều tháng ở lại quần đảo Bazaruto để tìm thêm những con khác. Họ thường đi lặn vào sáng sớm, khoản thời gian có xác suất nhìn thấy cá đuối gai độc mắt nhỏ cao nhất, quanh các rạn san hô từng được ghi nhận có sự xuất hiện của loài cá khổng lồ này.

Trải qua nhiều ngày tìm kiếm, tổng cộng họ đã phát hiện được 11 con cá đuối gai độc mắt nhỏ. Loài cá này có cặp mắt rất nhỏ, chỉ bằng 1 trái nho khô, vì vậy các nhà khoa học đặt tên cho nó là cá đuối mắt nhỏ - Smalleyes Stingray.

Theo quan sát, tiến sĩ Andrea nhận thấy cá đuối mắt nhỏ có thể cong cái đuôi của nó lại và quạt xung quanh để tấn công kẻ thù, hệt như động tác của 1 con bọ cạp. Đây là phản xạ tự nhiên của chúng để tự vệ khi không nhìn thấy kẻ thù, cũng vì kích thước cặp mắt của chúng rất nhỏ, hạn chế tầm nhìn xung quanh.
tinhte-ca-duoi-mat-nho-3.jpg

Mặc dù được phát hiện ở vùng nước nông, tuy nhiên những con cá đuối gai độc mắt nhỏ có thể lặn sâu lên tới 200 mét và mỗi ngày chúng có thể di chuyển quãng đường lên tới hàng trăm km.

Trong 11 con cá đuối mắt nhỏ được tìm thấy, tất cả đều được gắn thẻ âm thanh (acoustic tags), trong đó có 4 con được gắn thêm định vị vệ tinh. Giúp các nhà khoa học có thể theo dấu của nó, ghi nhận tập tính của loài vật quý hiếm này, cũng như quan sát chuyển động thân, vây, phục vụ cho mục đích nghiên cứu khoa học. Như anh em đã biết thì máy bay ném bom B-2 Spirit có thiết kế dựa theo hình dáng của cá đuối.
tinhte-ca-duoi-mat-nho-4.jpg

Các nhà khoa học sẽ cần nhiều năm để quan sát chúng, từ đó giúp họ hiểu hơn về tập tính của cá đuối mắt nhỏ, 1 trong 60 loài trong họ cá đuối đuôi gai. Mục tiêu trước mắt là tìm hiểu tại sao chúng lại dành nhiều thời gian và sức lực để bơi hàng trăm km như vậy.

Quảng cáo


Trong 11 con cá đuối mắt nhỏ được quan sát, có 1 con dành hơn 2/3 thời gian (khi các nhà khoa học quan sát nó) duy trì ở độ sâu gần 100 mét. Chi tiết này có thể giúp một phần nào đó giải thích lý do vì sao loài vật này có cặp mắt nhỏ và thị lực kém. Có lẽ vì ở càng ở sâu dưới đại dương, thị lực là điều dư thừa vì ánh sáng Mặt trời không thể vươn tới.

Dữ liệu từ các thẻ theo dõi cũng cho thấy cá đuối mắt nhỏ thích bơi quanh rạn san hô vào ban đêm, đặc biệt là lúc giữa đêm đến 6h sáng. Đây lại là lúc các loài cá dọn dẹp (các loài cá chuyên vệ sinh cơ thể cho những loài cá lớn) không làm việc. Chi tiết này cho thấy cá đuối mắt nhỏ đi kiếm ăn lúc hoàng hôn và bình minh, còn ban đêm, chúng ngủ ở quanh các rạn san hô, tương tự những loài cá đuối khác.

Tiến sĩ Joni Pini-Fitzsimmons, nhà sinh vật học đại dương của trường Đại học Macquarie (Úc) rất ấn tượng với công việc của tiến sĩ Andrea Marshall. Việc phát hiện và gắn thẻ cho 11 con cá đuối gai độc mắt nhỏ thật sự phi thường vì trước giờ con người vẫn còn biết rất ít về loài vật nguy cấp này.

Joni Pini-Fitzsimmons cho biết, trước giờ chưa từng có ai thấy cá đuối mắt nhỏ nghỉ ngơi. Trước đây, các nhà khoa học cho rằng để có thể bơi hàng trăm km mỗi ngày, chúng có thể không bao giờ ngừng bơi. Tuy nhiên theo quan sát của tiến sĩ Andrea, có 1 con cá đuối mắt nhỏ sau khi được cô gắn thẻ, đã vùi mình xuống cát để nằm nghỉ. Andrea cho rằng nó vừa mới ăn no và cần dành thời gian để tiêu hóa.

tinhte-ca-duoi-mat-nho-2.jpg

Những chi tiết này gây kinh ngạc cho tiến sĩ Joni Pini-Fitzsimmons, cô không nghĩ rằng cá đuối mắt nhỏ lại dành nhiều thời gian để nghỉ ngơi như vậy. Trong khi đó nghiên cứu của tiến sĩ Andrea Marshall cho kết quả ngược lại. Cộng với số hình ảnh chụp được cho thấy trên lưng của chúng còn dính nhiều cát, chứng tỏ cá đuối mắt nhỏ thích vùi mình trong cát lúc nghỉ.

Quảng cáo


Tiến sĩ Andrea cho biết công trình nghiên cứu của cô sẽ giúp giải thích tập tính của cá đuối mắt nhỏ: vì sao kích thước của chúng khổng lồ như vậy, tại sao chúng thích vờn quanh các rạn san hô, mùa sinh sản của chúng là khi nào? vv và vv

Mục tiêu của nhóm Andrea Marshall là thu thập đủ dữ liệu để giúp Sách Đỏ IUCN đánh giá chính xác mức độ nguy cấp của cá đuối gai độc mắt nhỏ, từ đó có các biện pháp bảo tồn tốt hơn. Hiện nay nhóm của tiến sĩ Andrea phải chạy đua với thời gian để có cái nhìn sâu sắc hơn về chúng.

Theo NatGeo
23 bình luận
Chia sẻ

Xu hướng

Chỉ nói tới cá đuối gai độc. Không thấy cá đuối điện 😅
Trước giờ mình cứ tưởng máy bay B2 spirit dựa trên hình dáng chim cắt chứ- thiệt thiếu hiểu biết 😔
@ptp49 Hình con cá đuối cụt đuôi rõ vậy mà ko nhìn ra haizz
@cuong_pham 208 Nhìn từ đây chứ mình không nghĩ là từ con cá đuối
image.jpg
@ptp49 Chỉ là cái góc máy chụp thôi. Khi nhìn các hướng thì con chim đó chả giống gì
Manta ray họ khác sao
Biển cả là nhà của những sinh vật khổng lồ mà theo như kinh điển thì có loài to lớn đến 500 do tuần (1 do tuần = 1,6km)
@dấu-tên-nhưng-sinh-năm-1981 mình nghĩ là dài chứ ko phải to
@dấu-tên-nhưng-sinh-năm-1981 “ 500 do tuần (1 do tuần = 1,6km)” là gì vậy bạn?
@dấu-tên-nhưng-sinh-năm-1981 thế thì còn không bằng 1/10 chim Kim súy điểu vương, từ đầu đến đuôi dài 8000 do tuần =))))
@nkahminh Nó có trú xứ ở quả đất này đâu ba, cơ mà đọc kinh thấy bảo mấy con Voi chúa vs Sư tử chúa cũng to lắm
Hiếm vì hai thằng phong vân bắt làm vật cưỡi chả hiếm
nhìn nó như phi thuyền của người ngoài hành tinh nhỉ.
hình ảnh_2023-02-03_094410296.png
Qúa ấn tượng
Chắc cũng sụn như những loài cá đuối khác. Có nghĩa vẫn hấp hành cuốn bánh tráng là ngon.
@vietthuongtinhte đúng rồi nha, mình cũng tin như vậy :v
Càng hiếm lại càng ...đắt
Đại dương bao la còn rất nhiều bí ẩn.
khô đuối + mắm me làm từ loài cá đuối nào nhỉ?
ducuong233
ĐẠI BÀNG
2 năm
Bọn này ở dưới sông ở cửa biển cũng to vãi nhái.
Con này ăn ngon ko nhỉ?

Xu hướng

Bài mới










  • Chịu trách nhiệm nội dung: Trần Mạnh Hiệp
  • © 2024 Công ty Cổ phần MXH Tinh Tế
  • Địa chỉ: Số 70 Bà Huyện Thanh Quan, P. Võ Thị Sáu, Quận 3, TPHCM
  • Số điện thoại: 02822460095
  • MST: 0313255119
  • Giấy phép thiết lập MXH số 11/GP-BTTTT, Ký ngày: 08/01/2019