Nhà Trắng được cho là đang phải đối mặt với áp lực ngày càng tăng từ Quốc hội trong việc cấm người dân Mỹ cài ứng dụng TikTok, sau khi Thượng nghị sĩ Josh Hawley và Nghị sĩ Ken Buck đưa ra 1 đạo luật hồi tuần trước nhằm ủng hộ điều này. Trong phiên họp Quốc hội gần nhất, 1 dự luật cấm TikTok ở Mỹ đã được đệ trình nhưng chưa được xem xét. Đạo luật Không TikTok trên thiết bị của Mỹ sẽ chặn quyền truy cập vào ứng dụng trên tất cả các thiết bị, nhưng không dễ để điều này xảy ra bởi các luồng ý kiến khác nhau trong Quốc hội.
TikTok được phát hành lần đầu tiên vào năm 2016 bởi công ty Trung Quốc ByteDance. Công ty này "không được lòng" các quan chức của chính phủ Mỹ, bởi họ cho rằng TikTok là cửa ngõ giúp Trung Quốc truy cập vào dữ liệu của người Mỹ, khiến nó trở thành rủi ro lớn về mặt bảo mật. TikTok đã bị chặn trên các thiết bị do nhà nước cấp ở 28 tiểu bang, và giờ thì người ta chuẩn bị cấm nó đối với toàn bộ nhân viên nhà nước liên bang, ngăn không cho họ tải và sử dụng TikTok trên các thiết bị sở hữu bởi chính phủ.
Tổng thống Joe Biden đã ký một dự luật chi tiêu tổng hợp trị giá 1,7 nghìn tỷ USD vào tháng trước, trong đó bao gồm một biện pháp cấm ứng dụng này trên tất cả các thiết bị của cơ quan hành pháp, nhưng không áp dụng đối với Quốc hội và các nhân viên của cơ quan này. Giám đốc FBI - Christopher Wray đã cảnh báo chính phủ liên bang Mỹ về việc Trung Quốc có thể đang sử dụng TikTok để kiểm soát hoặc tác động đến thiết bị của người dùng.
Cụ thể, Trung Quốc có thể kiểm soát thuật toán đề xuất trên TikTok để thao túng hoặc gây ảnh hưởng đến người dùng, có thể thu thập dữ liệu người dùng “cho các hoạt động gián điệp truyền thống” và có thể tham gia vào “hoạt động mạng độc hại” thông qua ứng dụng. Ít nhất 20 trường đại học công lập cũng đã thực hiện các bước để cấm TikTok trong những tháng gần đây, hạn chế quyền truy cập trên máy tính của trường, điện thoại di động và khi được kết nối với WiFi của trường.
TikTok được phát hành lần đầu tiên vào năm 2016 bởi công ty Trung Quốc ByteDance. Công ty này "không được lòng" các quan chức của chính phủ Mỹ, bởi họ cho rằng TikTok là cửa ngõ giúp Trung Quốc truy cập vào dữ liệu của người Mỹ, khiến nó trở thành rủi ro lớn về mặt bảo mật. TikTok đã bị chặn trên các thiết bị do nhà nước cấp ở 28 tiểu bang, và giờ thì người ta chuẩn bị cấm nó đối với toàn bộ nhân viên nhà nước liên bang, ngăn không cho họ tải và sử dụng TikTok trên các thiết bị sở hữu bởi chính phủ.

Tổng thống Joe Biden đã ký một dự luật chi tiêu tổng hợp trị giá 1,7 nghìn tỷ USD vào tháng trước, trong đó bao gồm một biện pháp cấm ứng dụng này trên tất cả các thiết bị của cơ quan hành pháp, nhưng không áp dụng đối với Quốc hội và các nhân viên của cơ quan này. Giám đốc FBI - Christopher Wray đã cảnh báo chính phủ liên bang Mỹ về việc Trung Quốc có thể đang sử dụng TikTok để kiểm soát hoặc tác động đến thiết bị của người dùng.
Cụ thể, Trung Quốc có thể kiểm soát thuật toán đề xuất trên TikTok để thao túng hoặc gây ảnh hưởng đến người dùng, có thể thu thập dữ liệu người dùng “cho các hoạt động gián điệp truyền thống” và có thể tham gia vào “hoạt động mạng độc hại” thông qua ứng dụng. Ít nhất 20 trường đại học công lập cũng đã thực hiện các bước để cấm TikTok trong những tháng gần đây, hạn chế quyền truy cập trên máy tính của trường, điện thoại di động và khi được kết nối với WiFi của trường.
"TikTok là cửa sau của Trung Quốc để đi vào cuộc sống của người Mỹ. Nó đe dọa quyền riêng tư cũng như sức khỏe tinh thần của con cái chúng ta. Tháng trước, Quốc hội đã cấm nó trên tất cả các thiết bị của chính phủ. Bây giờ tôi sẽ đưa ra luật để cấm nó trên toàn quốc", theo tuyên bố của Thượng nghị sĩ Hawley. TikTok đã đàm phán với Ủy ban Đầu tư nước ngoài của Mỹ trong 2 năm qua để giải quyết các mối lo ngại về an ninh quốc gia, bao gồm “quản trị công ty, đề xuất và kiểm duyệt nội dung, bảo mật dữ liệu và quyền truy cập hệ thống… có thể được sử dụng để thao túng nền tảng".
Lệnh cấm sẽ khó mà thông qua?

Trong bối cảnh Quốc hội Mỹ chuẩn bị bỏ phiếu về lệnh cấm TikTok trên toàn quốc vào tháng 2 tới, nhiều người cho rằng để lệnh cấm thông qua là điều rất khó. Rào cản lớn nhất có thể sẽ không nằm ở số phiếu biểu quyết, mà là làm sao để soạn thảo một lệnh cấm không mâu thuẫn với các biện pháp được thông qua vào những năm 1980 để bảo vệ luồng tư tưởng từ các quốc gia thù địch nước ngoài trong Chiến tranh Lạnh, theo Arstechnica.
Chính sách được áp dụng từ hàng chục năm qua với tên gọi "Sửa đổi Berman" trước đó đã từng được những nhà sáng tạo nội dung trên TikTok viện dẫn để kiện nhằm ngăn chặn lệnh cấm TikTok được ủng hộ thời ông Donald Trump vào năm 2020. Giờ đây, người phát ngôn của Hạ nghị sĩ Michael McCaul, Chủ tịch sắp tới của Hạ viện Ủy ban Đối ngoại, cho rằng những biện pháp này được cho là trở ngại lớn nhất đối với các nhà lập pháp muốn chặn ứng dụng hoạt động ở Mỹ.
Tờ Wall Street Journal cho biết tình thế tiến thoái lưỡng nan của các nhà lập pháp trong việc ban hành lệnh cấm sẽ là tìm cách chặn TikTok mà không “đóng cửa các hoạt động trao đổi nội dung trên toàn cầu, hoặc gây ra sự trả đũa đối với các nền tảng và phương tiện truyền thông của Mỹ”. Một số nhà lập pháp cho rằng điều đó có thể đạt được bằng cách thu hẹp phạm vi hoạt động của TikTok thông qua luật mới. Tuy nhiên, McCaul cho rằng để đảm bảo lợi ích an ninh quốc gia, Mỹ cần 1 biện pháp lâu dài và bền vững hơn như vậy.
Sửa đổi Berman là gì?
Năm 1977, Quốc hội Mỹ thông qua Đạo luật Quyền lực Kinh tế Khẩn cấp Quốc tế (IEEPA) để trao quyền cho tổng thống áp đặt các biện pháp trừng phạt và giám sát thương mại với các quốc gia thù địch. Kế hoạch là ngăn chặn các công dân Mỹ hỗ trợ "kẻ thù" của Mỹ, nhưng luật này gây khó khăn cho các nhà xuất bản khi kinh doanh với các tác giả sách và nhà sản xuất phim có trụ sở tại các quốc gia thù địch.
Quảng cáo
Những lo ngại đó đã khiến Nghị sĩ Howard Berman đề xuất một sửa đổi vào năm 1988, sửa đổi này đã được thông qua, tạo ra sự miễn trừ đối với các "thông tin và tài liệu mang tính thông tin" và ngăn các tổng thống điều chỉnh các tài liệu này. Khi công nghệ phát triển, vào năm 1994, một sửa đổi khác của IEEPA đã bổ sung miễn trừ này đối với các phương tiện truyền thông điện tử. Mặc dù chưa rõ Quốc hội Mỹ sẽ làm thế nào để vượt qua các rào cản mà chính họ đã thông qua, nhưng chắc chắn cái gọi là "Sửa đổi Berman" sẽ khiến cho lệnh cấm TikTok đối với toàn bộ dân Mỹ trở nên khó khăn.

Dự kiến vào ngày 23/3 tới đây, Giám đốc điều hành TikTok - Shou Zi Chew sẽ điều trần trước Quốc hội Mỹ lần đầu tiên, xuất hiện trước Ủy ban Thương mại và Năng lượng Mỹ. Các nhà lập pháp Mỹ hy vọng họ sẽ có những câu trả lời thoả đáng về tác động của TikTok đối với những người dùng trẻ tuổi, bao gồm cả những cáo buộc bóc lột tình dục trẻ vị thành niên trên nền tảng này.
"TikTok thuộc sở hữu của ByteDance đã cố ý cho phép Đảng Cộng sản Trung Quốc có quyền truy cập vào dữ liệu người dùng Mỹ. Người Mỹ xứng đáng được biết những hành động này ảnh hưởng như thế nào đến quyền riêng tư và bảo mật dữ liệu của họ, cũng như những hành động mà TikTok đang thực hiện để giữ an toàn cho trẻ em của chúng ta khỏi những tác hại trực tuyến và ngoại tuyến". TikTok chưa đưa ra bất kỳ bình luận nào.
Điều mà những nhà lập pháp như McCaul mong muốn đó là thúc đẩy mở rộng phạm vi của luật pháp, vượt ra ngoài các miễn trừ liên quan đến Sửa đổi Berman. Các nhà lập pháp này dường như không hài lòng với bất kỳ thỏa thuận nào do chính quyền Biden đưa ra để cho phép TikTok hoạt động ở Mỹ. Một số điều khoản của thỏa thuận này đã bị rò rỉ bởi những người trong cuộc, nhưng Quốc hội dường như đang thúc đẩy lệnh cấm một phần do sự thiếu minh bạch từ chính quyền Biden.
Tháng trước, McCaul đã tham gia cùng các nhà lập pháp chỉ trích những nỗ lực của Biden nhằm đạt được thỏa thuận với TikTok. Trong một bức thư, các nhà lập pháp này yêu cầu Ủy ban Đầu tư nước ngoài tại Mỹ (CFIUS) chia sẻ chi tiết về những cuộc thảo luận riêng tư của họ với TikTok.
Quảng cáo