Được đặt tên theo tên của cậu bé không bao giờ lớn, thuật ngữ "hội chứng Peter Pan" lần đầu tiên xuất hiện trong cuốn sách The Peter Pan Syndrome: Men Who Have Never Grown Up vào năm 1983 của nhà phân tâm học Dan Kiley. Thuật ngữ này mô tả hiện tượng những người trưởng thành già đi về thể chất nhưng không có suy nghĩ trưởng thành.
Người lớn mắc hội chứng Peter Pan, đôi khi còn được gọi là hội chứng thất bại trong việc khởi động, họ trốn tránh các trách nhiệm cá nhân và công việc của tuổi trưởng thành. Họ là những cá nhân thực sự không muốn lớn lên và họ thấy trách nhiệm của người lớn thực sự rất khó khăn.
Trưởng thành đặc biệt khó khăn đối với những người mắc hội chứng Peter Pan hay còn gọi là hoàng tử bé, rất khó để họ có thể phá vỡ vòng luẩn quẩn tâm lý “trẻ thơ”.
Những người mắc hội chứng Peter Pan có ngoại hình và tuổi tác phát triển theo thời gian, tuy nhiên cách hành xử và thái độ với mọi người lại khá giống trẻ con, họ không muốn chịu trách nhiệm, họ gặp khó khăn trong nhận thức và họ từ chối việc “trưởng thành”. Hội chứng có thể xuất hiện ở cả 2 giới nhưng người ta ghi nhận ở nam nhiều hơn, họ được gọi với những cái tên như Puer (đối với nam giới) và Puella (đối với nữ giới).
Những người mắc hội chứng này thể hiện một loạt các hành vi xã hội, ý thức hệ và đặc điểm được coi là chưa trưởng thành. Trong hầu hết các trường hợp, họ gặp các vấn đề như dễ nổi nóng hay phẫn nộ, dễ có cảm xúc cực đoan, dễ trầm cảm, gặp khó khăn trong việc bày tỏ cảm xúc, dễ tự ái hay tổn thương, khó thông cảm cho người khác, hay đổ lỗi…Họ thường không giữ lời hứa, thích tìm tới thế giới tưởng tượng nơi mà mọi thứ luôn hoàn hảo và không phải chịu trách nhiệm, họ cũng khá thiếu tự tin nữa…
Nỗi sợ bị bó buộc khiến họ có nhiều ảo mộng và không có kế hoạch rõ ràng nào cho cuộc đời.
Theo clevelandclinic
Người lớn mắc hội chứng Peter Pan, đôi khi còn được gọi là hội chứng thất bại trong việc khởi động, họ trốn tránh các trách nhiệm cá nhân và công việc của tuổi trưởng thành. Họ là những cá nhân thực sự không muốn lớn lên và họ thấy trách nhiệm của người lớn thực sự rất khó khăn.
Trưởng thành đặc biệt khó khăn đối với những người mắc hội chứng Peter Pan hay còn gọi là hoàng tử bé, rất khó để họ có thể phá vỡ vòng luẩn quẩn tâm lý “trẻ thơ”.
Những người mắc hội chứng Peter Pan có ngoại hình và tuổi tác phát triển theo thời gian, tuy nhiên cách hành xử và thái độ với mọi người lại khá giống trẻ con, họ không muốn chịu trách nhiệm, họ gặp khó khăn trong nhận thức và họ từ chối việc “trưởng thành”. Hội chứng có thể xuất hiện ở cả 2 giới nhưng người ta ghi nhận ở nam nhiều hơn, họ được gọi với những cái tên như Puer (đối với nam giới) và Puella (đối với nữ giới).
Những người mắc hội chứng này thể hiện một loạt các hành vi xã hội, ý thức hệ và đặc điểm được coi là chưa trưởng thành. Trong hầu hết các trường hợp, họ gặp các vấn đề như dễ nổi nóng hay phẫn nộ, dễ có cảm xúc cực đoan, dễ trầm cảm, gặp khó khăn trong việc bày tỏ cảm xúc, dễ tự ái hay tổn thương, khó thông cảm cho người khác, hay đổ lỗi…Họ thường không giữ lời hứa, thích tìm tới thế giới tưởng tượng nơi mà mọi thứ luôn hoàn hảo và không phải chịu trách nhiệm, họ cũng khá thiếu tự tin nữa…
Nỗi sợ bị bó buộc khiến họ có nhiều ảo mộng và không có kế hoạch rõ ràng nào cho cuộc đời.
Theo clevelandclinic