Máy bay tàng hình có thực sự vô hình ?

mig29f
20/3/2023 11:15Phản hồi: 176
Máy bay tàng hình có thực sự vô hình ?
Khái niệm "tàng hình" thường được đề cập như một công nghệ tiên tiến giúp các máy bay chiến đấu có thể thâm nhập sâu vào không phận đối phương, thực hiện thành công phi vụ, và trở về căn cứ an toàn, hoặc sẽ chịu tổn thất ít hơn so với các máy bay chiến đấu thông thường nếu không may bị phát hiện. Đây là công nghệ hiện đang được sở hữu bởi Mỹ với các máy bay tiêu biểu như F22, F35, B2 spirit, X47B,... ; Nga với Su-57, Su-75 Checkmate; và Trung Quốc với J-20, hay mẫu máy bay ném bom Xian H-20 đồn đoán.
Screenshot_20230320-175536~3.png
Ảnh mô phỏng máy bay ném bom tàng hình Xian H-20 của Trung Quốc

Nếu không tìm hiểu nhiều về khoa học quân sự, anh chị em có thể sẽ nhầm lẫn khái niệm tàng hình nghĩa là vô hình trong mắt đối phương. Thực ra thì máy bay tàng hình là một khái niệm khá rộng, nó bao gồm nhiều yếu tố công nghệ giúp máy bay hạn chế bị phát hiện hơn bằng radar, không bị theo dõi bởi các thiết bị quang trắc, tầm nhiệt, khả năng tránh né các loại vũ khí của kẻ thù, khả năng làm nhiễu tín hiệu của các khí tài quân sự của đối phương, và nhiều yếu tố khác. Để đạt được tất cả những điều này, máy bay cần phải được trang bị một loạt các giải pháp mà mình sẽ phân tích dưới đây dựa trên những gì mình đã tìm hiểu được:
(Lưu ý là mình chỉ phân tích cơ bản, anh chị em nào quan tâm có thể tìm hiểu thông tin sâu hơn nhé)
1) Hình dáng đặc biệt
1679308158064.jpg
Cách hoạt động của radar quân sự về cơ bản là phóng một chùm sóng vô tuyến đi, khi gặp vật cản, các sóng này sẽ phản hồi lại radar. Bằng việc phân tích thời gian phản hồi, bước sóng, mức độ tín hiệu,... người ta sẽ có thể biết được máy bay hay tên lửa đang đến, cũng như hướng bay, tốc độ của chúng. Theo nguyên lý đó, để tránh được sự dò tìm, các máy bay tàng hình được thiết kế với hình dạng sao cho khi sóng radar khi gặp các bề mặt của máy bay, sẽ bị lệch hướng đi nơi khác hay bị hấp thụ chứ không phản hồi ngược lại nơi nó xuất phát.

delta-wings-62833.jpg
Đơn cử như B2 spririt có thiết kế cánh bay (cánh liền thân), toàn bộ máy bay có hình dạng như chữ V, các góc cạnh của nó cũng được bo cong, và cánh đuôi cũng được loại bỏ. Thiết kế này giúp máy bay có thể giảm tối đa sóng phản hồi của radar.
Screenshot_20230317-160154~2.png
Cửa hút khí của các máy bay này cũng nằm phía trên, ống hút khí sẽ có hình như chữ Y, nhằm hạn chế radar quét được cánh quạt kim loại của động cơ.
Vũ khí mà máy bay mang theo được giữ bên trong khoang chứa nằm sâu trong thân. Các khoang này sẽ luôn đóng kín và chỉ mở trong thời gian ngắn để phóng tên lửa hay thả bom tại các thời điểm thích hợp.
Nhược điểm của các khoang này là lượng vũ khí mang theo sẽ không nhiều và đa dạng như giải pháp treo vũ khí bên ngoài cánh.
1679309296065.jpg
2) Lớp sơn và vật liệu
Lớp sơn của các máy bay tàng hình là loại đặc biệt được xử lý ở cấp độ phân tử. Chúng có tác dụng hấp thụ và làm tán xạ sóng radar của đối phương. Vật liệu composite cũng được áp dụng rộng rãi tại những vị trí thích hợp bên trong buồng lái để thay thế cho vật liệu kim loại. Ngoài việc hạn chế bộc lộ tín hiệu radar, vật liệu composite còn được gia cố ở các vị trí thích hợp, giúp máy bay hạn chế bộc lộ các tín hiệu quang hồng ngoại. Nó giống như việc anh chị em dùng smartphone vỏ nhựa sẽ cảm thấy ít nóng hơn smartphone vỏ kim loại.
3) Giảm bộc lộ tín hiệu hồng ngoại
main-qimg-39ba8921085f660f85749ec0c9c614aa-lq.jpeg
Ống xả trên máy bay F-22 Raptor

Như đã nói ở trên, các tín hiệu hồng ngoại của máy bay sẽ bị theo dõi nhằm hướng dẫn cho các tên lửa tầm nhiệt của đối phương. Các tên lửa này sẽ bám theo ống xả động cơ máy bay, nơi phát ra nhiệt độ cao. Vì vậy mà ống xả của máy bay thường có hình dáng và chất liệu đặc biệt nhằm hấp thụ hoặc làm giảm tối đa lượng nhiệt thoát ra.
Một hệ thống dẫn không khí lạnh hút từ phía trước cũng được liên kết vào hệ thống ống xả này nhằm giảm nhiệt độ ở đuôi, đồng thời cũng giúp máy bay tạo ra ít các vệt mây phía sau hơn.
Việc này có ý nghĩa đặc biệt trong trường hợp máy bay tàng hình đã thực hiện xong phi vụ và bay hành trình trở về căn cứ. Các vệt mây để lại trên bầu trời sẽ làm lộ hướng bay của chúng.

Quảng cáo


4) Radar tầm xa
Screenshot_20230317-171554~2.png

Trong thực chiến, phi công lái máy bay tàng hình sẽ được hỗ trợ bởi radar có tầm quét xa và rộng hơn các máy bay chiến đấu thông thường. Khả năng này giúp chiến đấu cơ tàng hình có thể phát hiện, khoá mục tiêu, và phóng tên lửa tiêu diệt kẻ thù ngay trước khi bị phát hiện. Nếu trong tính huống đối phương có radar quét xa hơn, thì các giải pháp đã phân tích phía trên cũng giúp những con chim sắt tàng hình có nhiều cơ hội lẩn tránh và ẩn thân hơn một máy bay thông thường. Việc này giống như một tay xạ thủ được trang bị các thiết bị theo dõi tầm xa và khẩu súng ngắm để đối đầu với một tay súng ngắn trên chiến trường.
Máy bay tàng hình F22 raptor được cho là có khả năng trinh sát, vẽ địa hình chiến trường, và hoạt động như một máy bay cảnh báo sớm trong tình huống cần thiết. Khi đó, nó sẽ như tai mắt đi trước, để theo dõi và chỉ điểm cho các máy bay mang nhiều vũ khí hơn phía sau khai hoả tấn công các mục tiêu.
5) Tấn công điện tử
F-22_Raptor_edit1_(cropped).jpg
Trên chiến trường, máy bay đồng minh thường sẽ dùng các đường truyền tín hiệu không dây giao tiếp với nhau để hợp tác chiến đấu theo đội hình. Các hệ thống pháo phòng không, tên lửa cũng dùng các kết nối và tín hiệu điện từ để bắt bám, theo dõi, tìm diệt mục tiêu.
Máy bay tàng hình, trong tình huống này sẽ thể hiện khả năng ẩn thân bằng cách phát ra các sóng gây nhiễu loạn các tín hiệu nêu bên trên, khiến đối phương không thể ngắm bắn chuẩn xác, hoặc sẽ rối loạn đội hình, giảm sức chiến đấu tổng thể.
Ngoài mang bom thông thường, các máy bay tàng hình hiện đại của Mỹ được cho là còn mang thêm các bom xung điện từ. Tận dụng khả năng tàng hình, chúng sẽ thâm nhập sâu vào trận địa đối phương, thực hiện nhiệm vụ quét địa hình, tấn công điện từ các thiết bị theo dõi, tiêu diệt các mục tiêu có giá trị, sau đó quay trở về căn cứ an toàn. Ở giai đoạn 2, các máy bay không tàng hình, mang nhiều bom và tên lửa hơn, sẽ đến để tiêu diệt triệt để những gì còn lại.
6) Trần bay
blackbird-01_zguj.jpg

Quảng cáo



Trần bay, hay khả năng bay ở độ cao bao nhiêu cũng là một tính năng góp phần vào khả năng ẩn mình của các máy bay tàng hình. Với khả năng bay ở độ cao lớn, chúng sẽ tránh được sự theo dõi và tấn công của các máy bay, tên lửa tầm thấp, cũng như qua mặt được tầm quét của các radar lạc hậu.
Với lý do đó, F22 raptor được thiết kế để bay ở độ cao đến 18.000 mét, trong khi ở máy bay F/A-18C Hornet chỉ là 15.200 mét. Hay như máy bay trinh sát SR-71 blackbird dù không phải máy bay tàng hình, nhưng nó có khả năng bay ở độ cao 25.900 mét. Nó được cho là bất tử trước tất cả các loại tên lửa và máy bay cùng thời bởi chúng không thể bay tới trần bay đó.
Với nhiều công nghệ hiện đại tích hợp, máy bay tàng hình thường được đem ra so sánh để thể hiện vị thế quân sự trên chiến trường. Chúng có những khả năng mà quân đội nhiều quốc gia thèm muốn. Tuy nhiên, lắm tài thì nhiều tật, các đặc điểm như chi phí cao, nhiều yêu cầu hậu cần khắc khe, lớp sơn tàng hình dễ bong tróc, vũ khí mang theo không nhiều, tốc độ và khả năng cận chiến thấp... cùng nhiều hạn chế khác đã khiến máy bay tàng hình khó phổ biến trên thế giới. Mình sẽ có một bài phân tích riêng về vấn đề này.
Xin cám ơn anh chị em đã quan tâm và ủng hộ mình cùng bài viết.
176 bình luận
Chia sẻ

Xu hướng

Moá, mấy ngày nay ko thấy tăm hơi đâu, ai zè ở nhà viết bài 😪
@lehuuthe1202
Cười vô mặt
@lamtien338 mig quen thân với cuhiep lắm
@lamtien338 với lại trong tháng 3 này mig viết review nhiều lắm luôn
@C2H6O Ở nhà tìm hiểu về máy bay thì ok. Chứ đừng tập lái bg và pắn máy bay nha bro.
Mót đã tàng hình khá lâu , thì ra là trải nghiệm sự tàng hình để viết bài về mái bai tàng hình
@lightingbolt Em bận anh ơi, nhưng vẫn kịp tàng hình để lái thử máy bay tàng hình xong viết bài về máy bay tàng hình anh ơi 😄
@mig29f k bận gì sao ra khỏi nhà đc hay vậy người anh em
Cười vô mặt
@Đại Việt 5000 mig lái máy bay tàng hình trốn khỏi nhà đó 🤣
@mig29f Lại tàng hình vào cô hàng xóm
Khôn như mày :D
Trước giờ cứ tưởng cho máy bay ăn nhiều bơ thì nó sẽ tự tàng hình.
@XemXongXoá™ ???
@Linh_istnu Đùa ấy mà bạn ơi 😄
@XemXongXoá™ Ăn nhiều bơ quá sẽ tàn hình như L. dễ thương 😍
Máy bay tàng hình này không giống máy bay tàng hình kia quá mót 😂
Tên nó là tàng hình chớ có phải vô hình đâu mà 😂
@austin_1st Suỵt, phải giật tít để câu view anh ơi 😝
@mig29f Anh thích giật tits chớ k thích giật tít
@austin_1st Hay
Anh theo em
mig tìm hiểu về máy bay nhiều quá
Nhìn đã thấy phê rồi
Mod nay đổi chủ đề lạ quá 😄
@zombie01 Bạn Zombie quả là am hiểu về chiến trường vốn hồi hộp và gây cấn mà 🙂😄
@mig29f Sẵn đây cho hỏi máy bay bà già thì súng cỡ nào thì bắn được 😏
@zombie01 Máy bay cổ thì không dùng súng lớn được đâu người anh em ơi 😝
@mig29f Toàn chủ đề hot thôi 😉
Rõ ràng là có tàng hình mà
@tin_truc22 Này là trong phim bạn ơi 🤣
@mig29f ấy xem phim cách đây 100 năm coi có những món gì ta chưa có 😁
@tin_truc22 coi phim này chưa tàng hình ghê đâu , coi cái Agents of Shield s4 s5 có con máy bay tàng hình siêu cấp
Tàng hình trên radar thôi
@chodedaulon toàn lùa gà hút máu bác nhỉ,hic
Chưa bằng công nghệ núp lùm trong mây 😌
@zombie01 Chưa bằng khả năng núp lùm của Zombie 😄
@zombie01 Núp trong đám lục bình mới đáng sợ =))
@zombie01 Vậy là cậu chưa được thấm nhuần tư tưởng rồi. Máy bay Mig 21 hoàn toàn có thể tắt máy, núp trong mây chờ kẻ thù đi ngang là nhảy ra chụp mồi tha về hang nhá.
@fear factor Cậu thiếu khúc phi công đá chống đứng hút thuốc chờ máy bay địch rồi
M.Thái
ĐẠI BÀNG
một năm
@zombie01 😞
image.jpg
trả lại mig29f tàng hình khi rình phụ nữ dùm cái tinhte
@supperchym mig giác ngộ rồi người anh em ạ
Cười vui vẻ
Tóm lại là do dịch thuật & thêm thắt 1 chút của tiếng Việt.
Nguyên gốc tiếng Anh là "stealth aircraft", dịch đúng nghĩa thì chả có tàng hay hình gì cả.

Cũng giống như điện thoại. Quảng cáo là chống nước, nhưng khi vào nước thì khỏi bảo hành. Trong khi nguyên gốc là water-resist (kháng nước, chỉ chịu được trong 1 số điều kiện nhất định) chứ không phải water-proof (chống nước hoàn toàn, chấp hết).
Cái gì khó để đó anh lo
M.Thái
ĐẠI BÀNG
một năm
@LRA thế bạn dịch "stealth aircraft" ra tiếng việt là từ gì
@M.Thái Nếu bạn nghĩ "tàng hình" trong tiếng Việt chỉ có nghĩa là tàng hình thì có lẽ bạn sống bên bển quá lâu rồi.

Việc dịch thuật giữa 2 ngôn ngữ không bao giờ có thể sát nghĩa 100% được. Tùy theo tính thông dụng, mức độ sát nghĩa mà một phiên bản của từ được dịch sẽ được dùng nhiều nhất.

Nếu thích bạn có thể dịch stealth aircraft là máy bay ẩn mình, máy bay lén lút ... abc j đó nhưng từ máy bay tàng hình đã được sử dụng 1 cách thông dụng.
@M.Thái Máy bay do thám. Nhiệm vụ chính của nó vốn là thế mà. 1 số dòng sau này mới có thêm tính năng chiến đấu.
Ngay cả trong giải thích tiếng Anh của stealth aircraft cũng nói rất rõ là khó nhận diện bằng radar & không hoàn toàn tàng hình.
@cloud5trike Việc dịch thuật, quan trọng là dịch nghĩa. Tuy nhiên VN lại thường là dịch chữ & khái niệm chung. Rồi từ khi có GG dịch, nhiều lần đọc cười đau cả bụng.
Chưa kể còn 1 cái nữa là dùng sai. Ví dụ như xe máy có xe số & xe tay ga (xe nào mà chả có số với tay ga). Rồi đến ô tô, số sàn & số tự động (có số nào trên trần đâu). Trong khi bản chất vốn là cơ chế chuyển số thủ công (MT) hoặc tự động (AT).
Rồi đến dùng từ phổ thông hoặc vùng miền: cút, cu dê, tê (mấy món bên ống nước), thắng đùm (phanh tang trống), heo dầu (cụm má kẹp phanh đĩa), con lươn (dải phân cách), bùng binh (vòng xuyến)...
Cái này làm mình nhớ đến 1 câu nói nổi tiếng của Joseph Goebbels: "1 lời nói dối nếu lặp đi lặp lại nhiều lần sẽ trở thành sự thật". Thực tế cũng đã chứng minh như mấy trường hợp trên, sai nhưng dùng mãi cũng mặc nhiên thành đúng.
Tuy nhiên, dù chỉ mang tính tương đối nhưng đúng sai vẫn phải nên rõ ràng.
Cái này đơn giản lắm em
H20 của anh Tàu nhìn giống B2 của Mỹ vậy nhỉ. 😂
@日本人 đó là con F117 cũ rồi
Có cái hay cho dù bạn thấy máy bay tàng hình nhưng cũng chẳng hạ được bằng tên lửa vì làm sao khoá nó ?!! Chỉ còn cách hạ kính xuống ...thò tay rút khẩu K-54 bắn
@anhcom67 Đây là học thuyết quân sự của nước nào thế này 🤣🤣🤣🤣🤣🤣
@mig29f giờ ..bí quá phải lên giây cót cho ai lái Mig-29f chứ
@anhcom67 không khóa bằng Radar được thì ta khóa bằng Laser bạn nhé, hoặc điều khiển qua radio 😁
Tàng hình như F22 F35 bay cường độ cao vượt bức tường âm thanh có khi ở dưới đất nhặt được lớp phủ tàng hình bay màu nhỉ
@bệnh ngoài da Có 1 tỷ usd cũng ko mua dc bạn ạ. Vì động cơ vẫn thử nghiệm, mọi thông số chúng ta biết về nó bjo chỉ toàn trên lý thuyết, ước lượng, và mong muốn của người nga.
@iáT Tài Động cơ 3D nó cũng vào giai đoạn cuối thử nghiệm rồi, VN mua thì tầm 4_5 năm nữa. Vì mình cũng đang tự bảo dưỡng các dòng Su , Mig rồi, Nga nó chuyển giao quy trình sẽ ít tốn kém hơn là đưa sang Nga bảo dưỡng. Su 57 nó hơn các dòng máy bay khác là có radar 2 bên cánh sau nên phát hiện mục tiêu phía sau tốt hơn. Còn mua Fxx của Mẽo thì quá chát chưa kể chuyển giao công nghệ
@bệnh ngoài da Đối với VN hiện tại, chi phí đắt nhất để mua máy bay bjo là cơ sở hạ tầng phục vụ, chuyển loại sang máy bay mỹ. Chứ thực ra, giá máy bay chiến đấu mỹ ko phải quá đắt, nó có thể bù đắp lại dc bằng việc chi phí bảo trì hoạt động thấp, chưa kể bền hơn máy bay nga rất nhiều.
Vd: máy bay nga thường 2000h là phải đại tu, còn mỹ 8000h.
Vấn đề duy nhất đối việc mua đồ mỹ từ trc đến nay, luôn luôn bị khống chế về mặt ctri, giá cả.
Như con f35A >80trUSD nếu so sang su57 (nhiều chỗ đưa tin giá 180 triệu usd) mà công nghệ trên con f35 kia thì quá là vượt trội!
@bệnh ngoài da Nói thêm nữa là, động cơ của nga bị bế tắc ở lực đẩy chưa đạt, chứ cái 3d có từ lâu trên mấy cái động cơ 117S.
Phần ống xả động cơ mỹ còn hệ thống làm mát luồng khí phụt ra hạn chế bộc lộ hồng ngoại!
vậy nên ,1.6mach là 'giới hạn ' mà máy bay nên đc vận hành : )
@kixx Thực ra phi công cũng hiếm khi dùng tốc độ đó lắm người anh em 😁
@mig29f Sai rồi bạn. Phi công mỹ, và chuyên gia mỹ đã kết luận là từ m1.6 đến 1.8 thường xuyên dc xử dụng trong thực tế. Tốc độ tối ưu mà phi công hay dùng.
lo_gi
ĐẠI BÀNG
một năm
review kềm đi a.. chủ đề này..xa quá =))
@lo_gi Ok người anh em luôn nè. Review những gì trong tầm tay hé 😄

Xu hướng

Bài mới









  • Chịu trách nhiệm nội dung: Trần Mạnh Hiệp
  • © 2024 Công ty Cổ phần MXH Tinh Tế
  • Địa chỉ: Số 70 Bà Huyện Thanh Quan, P. Võ Thị Sáu, Quận 3, TPHCM
  • Số điện thoại: 02822460095
  • MST: 0313255119
  • Giấy phép thiết lập MXH số 11/GP-BTTTT, Ký ngày: 08/01/2019